2.1. Những mặt đạt được trong việc thực hiện nguyên tắc bình đẳng
2.1.1. Bình đẳng giới trong ứng cử
Cho đến nay Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về tăng cường bình đẳng nam nữ và phát triển vị thế của phụ nữ. So với các quốc gia có cùng mức độ phát triển và thu nhập, Việt Nam có các chỉ số về bình đẳng giới khá cao. Theo Báo cáo phát triển con người năm 2007 - 2008 của Liên hiệp quốc, Việt Nam đứng thứ năm mươi hai trong số chửi mươi ba nước xếp hạng. Việt Nam được xem là quốc gia có tốc độ thu hẹp khoảng cách về giới nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á.34
Trong hoạt động bầu cử gồm có quyền bầu cử và quyền ứng cử. Tuy nhiên trong phần bài viết cuả mình, tác giả chỉ tập trung nêu lên những thành tựu đạt được trong việc thực hiện quyền ứng cử. Bởi vì số lượng và tỷ lệ công dân tham gia thực hiện quyền bầu cử qua các kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội không được thống kê cụ thể ở
Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử
nam và nữ, do đó không thể so sánh làm nổi bật được những thành tựu đạt được trong việc thực hiện nguyên tắc bình đẳng, nhất là ở gốc độ bình đẳng giới. Ngược lại, trong quyền ứng cử với tỷ lệ cụ thể được thống kê sẽ làm nổi bật được vấn đề muốn truyền
đạt của tác giả.
Trong hoạt động bầu cử, những năm gần đây quyền bầu cử và ứng cử của phụ nữ có những bước tiến đáng kể so với khu vực và thế giới. Kết quả bầu cử Quốc hội năm 1997, phụ nữ tham gia bầu cử đạt tỷ lệ tương đồng với nam là 99,90%. Tỷ lệ nữ đại biểu liên tiếp tăng trong ba khóa liền Quốc hội khóa IX: 18,84%; Quốc hội khóa X: 26,2%; Quốc hội khóa XI: 27,31%, đứng thứ nhất khu vực Châu Á và thứ chửi trong một trăm ba mươi lăm nước trong liên minh Quốc hội thế giới.35 Măc dù, tỷ lệ đại biểu nữ trong Quốc hội khóa XII có giảm chỉ đạt 25,76% nhưng so với Quốc hội khóa XI, Quốc hội khoá XII vẫn giữ được số lượng 27 tỉnh thành đạt tỷ lệ nữ đại biểu 30% trở lên. Dẩn đàu cả nước là tỉnh Trà Vinh đạt 50%, tiếp đến là thành phố Hà Nội đạt 42,86%, tinh An Giang, Tây Ninh đạt 40% và tinh Bình Định đạt 37,5%. Đáng chú ý là có 20 tỉnh, thành phố có tỷ lệ đại biểu nữ tăng cao hơn so với khoá XI, đó là Hà Nội tăng 23,81%, Hải Dương tăng 22,2%, Bắc Cạn, Bạc Liêu, Lạng Sơn, Yên Bái, Hà Giang, Khánh Hòa tăng từ 16% trở lên, Quảng Ninh tăng 14,28%... Riêng tỉnh Ninh Bình, Đoàn đại biểu Quốc hội khoá XI không có nữ, nay tỷ lệ nữ đã đạt 33,33%. Ngoài ra, 19 tinh khác vẫn giữ tỷ lệ nữ đại biểu như khoá XI.36
Trong cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 1999 - 2004, tỷ lệ nữ đại biểu đã tăng hơn. Cụ thể là ở cấp tỉnh đạt 21,06%, tăng 0,66% so với nhiệm kỳ trước; cấp huyện đạt 20,69%, tăng 2,52%; cấp xã đạt 16,42%, tăng 2,02%.Trong đó một số địa phương đạt tỷ lệ rất cao như: Đối với cấp tỉnh: Tuyên Quang (33,33%), Gia Lai (30,4%), Lào Cai (30%), Yên Bái (29,62%), An Giang (28,16%); đối với cấp huyện: Hà Nội (35,8%), Tuyên Quang (30,1%), thành phố Hồ Chí Minh (29,97%); đối với cấp xã: Hà Nội (28,26%), Đà Nằng (22,6%).37
Tỷ lệ nữ đại biểu 21,06% 20,69% 16,42%
Tăng 0,66% 2,52% 2,02%
35http://www.ubphunu-ncfaw.gov. vn/print.asp?newsid=997&catid=151&lang=V
36http://www.ubphunu-ncfaw.gov.vn/?lang=V&func=newsdt&CatID=117&newsid=1651&MN=65
37http://www.ubphunu-ncfaw.gov. vn/pttint.asp?newsid=997&catid=151&lang=V
38http://www.tapchicongsan.org. vn/details.asp?Object=4&news_ID=1263990739 39
http://www.vatgia.com/hoidap/4348/16688/o- viet-nam-co-tat-ca-bao-rửiieu-dan-toc -cac-ban-nhi.html
Tỷ lệ đại biểu nữ trong Hội đồng nhân dân các cấp
Nhiệm kỳ Tỉnh Huyện Xã
1999 - 2004 22,33% 20,12% 16,56% 2004 - 2009 23,83% 22,94% 20,10% 16,56% lên 20 ,10%.38
Quốc hội Khóa II Khóa III Khóa V Khóa IX Khóa XI Khóa XII
Tống số đai biểu 453 453 424 395 498 493 Đại biểu dân tộc thiểu số 70 (15,4%) 75 (16,6%) 71 (16,7%) 66 (16,79%) 86 (17,27%) 87 (17,65%)
Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử Bên cạnh đó, cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004 - 2009 vào ngày 25/4/2004 diễn ra trong thời điểm sự nghiệp đổi mới của toàn Đảng, toàn dân đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vục chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại. Ví dụ như: Tỷ lệ cán bộ nữ nhiệm kỳ hiện tại trong các cấp ủy tăng so với trước: trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX có 8,6%; khóa X: 8,12% (chính thức), 14,28% (dự khuyết); ban chấp hành tỉnh/thành ủy nhiệm kỳ 2001- 2005: 11,32%; nhiệm kỳ 2005 - 2010: 11,75%; ban chấp hành quận/huyện nhiệm kỳ 2001 - 2005: 12,89%; nhiệm kỳ 2005 - 2010: 14,74%; ban chấp hành xã/phường: nhiệm kỳ 2001 - 2005: 11,88%; nhiệm kỳ 2005 - 2010: 15,08%. ở cấp trung ương, cả 3 khóa đều có cán bộ nữ tham gia lãnh đạo cấp cao của Đảng, khóa VIII có nữ ủy viên Bộ Chính trị, khóa VII, IX, X có nữ tham gia Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Cán bộ nữ giữ cương vị chủ nhiệm, phó chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội chiếm tỷ lệ 25%. Thành tựu này đã đưa Việt Nam lên vị trí thứ nhất châu á và thứ hai khu vực châu Á - Thái Bình Dương về tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội. Tỷ lệ phụ nữ là đại biểu hội đồng nhân dân các cấp cũng tăng dàn. So sánh giữa nhiệm kỳ 1999 - 2004 và nhiệm kỳ 2004 - 2009: cấp tỉnh/thành tăng từ 22,33% lên 23,83%; cấp quận/huyện tăng từ 20,12% lên 22,94%, và cấp xã/phường từ
Những tỷ lệ đã chứng minh được vị trí của người phụ nữ trong xã hội ngày càng quan trọng, khẳng định sự thành công trong việc thực hiện chính sách bình đẳng giới nói chung và việc thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong hoạt động bầu cử nói riêng.
2.1.2. Bình đẳng giữa các dân tộc
Theo số liệu thống kê năm 2000, Việt Nam có 54 dân tộc. Trong đó, dân tộc Kinh (Việt), chiếm 87% dân số, dân tộc thiểu số đông dân nhất là Tày chỉ với 1.190.000 người.39 Vì thế vấn đề bình đẳng giữa các dân tộc rất được Đảng và nhà nước chú ý quan tâm và đảm bảo với những chính sách nhất quán và xuyên suốt, đó là
So sánh tỷ lệ nữ đại biêu HĐND nhiệm kỳ 1999- 2004 và 2004- 2009 25.00% <«. 20.00% H 15.00% 10.00% 5.00% 0.00% 01999- 2004 ■ 2001- 2009 Tỉnh Huyện Xã cấp
Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử thực hiện đoàn kết, bình đẳng tương trợ và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc. Vì thế, quyền bình đẳng giữa các dân tộc luôn được đặt ra và nó được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau, chẳng hạn như về kinh tế, về văn hóa, về xã hội, về chính trị... Ở đây tiêu biểu là quyền bình dẳng về chính trị, quyền bình đẳng về chính trị được thể hiện rõ nhất ở việc thông qua vấn đề thực thi dân chủ đại diện va dân chủ trực tiếp. Cũng từ đó mà thực tế về sau số lượng đại biểu dân tộc thiểu số tham gia vào các nhiệm kỳ Quốc hội và Hội đồng nhân dân thông qua hoạt động bầu cử ngày càng tăng, cụ thể như sau:
- Tại Quốc hội khóa II (1960-1964) có 453 đại biểu; dân tộc thiểu số có 70 đại biểu chiếm 15,4%
- Tại Quốc hội khóa III (1964-1971) có 453 đại biểu; dân tộc thiểu số CÓ75
đại biểu chiếm 16,6%
- Tại Quốc hội khóa V (1975-1976) có 424 đại biểu; dân tộc thiểu số có 71 đại biểu chiếm 16,7%
- Tại Quốc hội khóa IX (1992-1997) có 395 đại biểu; dân tộc thiểu số có 66 đại biểu chiếm 16,79%
- Tại Quốc hội khóa XI (2002-2007) có 498 đại biểu; dân tộc thiểu số có 86 đại biểu chiếm 17.27%
- Tại Quốc hội khóa XII (2007-2012) có 493 đại biểu; dân tộc thiểu số có 87 đại biểu chiếm 17.65%40
Nhìn chung, tỷ lệ đại biểu dân tộc thiểu số qua các nhiệm kỳ Quốc hội cơ bản ngày càng tăng, cao nhất là nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII với 87 đại biểu chiếm 17,65%, tăng 0,38% so với Quốc hội khóa XI. Điều này một lần nữa đã khẳng định, nguyên tắc bình đẳng trong hoạt động bầu cử ngày càng được thực hiện rộng rãi, toàn diện và có hiệu quả.