3.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý:
Thành phố Cần Thơ nằm giữa đồng bằng sông Cửu Long về phía Tây Sông Hậu, trên trục giao thông thuỷ - bộ quan trọng nối Cần Thơ với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và các vùng của cả nước. Ngày 26/11/2003, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh; trong đó có chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang. Như vậy, hiện nay thành phố Cần Thơ gồm 9 đơn vị hành chính là 5 quận: Ninh Kiều, Bình Thuỷ, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt và 4 huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, V nh Thạnh, Thới Lai; có 67 đơn vị hành chính phường, xã, thị trấn: 30 phường, 33 xã và 4 thị trấn với diện tích 1.409,0 Km2. (Quỹ đầu tư phát triển thành phố Cần Thơ, 2014)
Nguồn: http://cantho.gov.vn/
15
- Đặc điểm địa hình:
Cần Thơ có nhiều hệ thống sông ngòi kênh rạch như sông Hậu, sông Cần Thơ, kênh Thốt Nốt, rạch Ô Môn. Địa hình thành phố Cần Thơ tương đối bằng phẳng và cao dần từ Bắc xuống Nam. Vùng phía Bắc là vùng trũng nên thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ tháng 9 hàng năm.
- Khí hậu:
Khí hậu Cần Thơ điều hoà dễ chịu, ít bão. Quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Khí hậu nhiệt đới gió mùa của Cần Thơ tương đối ôn hoà. Nhiệt độ trung bình khoảng 26 - 270C và không chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm, cao nhất không vượt quá 280C, thấp nhất không dưới 170
C, mỗi năm có khoảng 2.500 giờ nắng với số giờ nắng bình quân 7h/ngày, độ ẩm trung bình 82% và dao động theo mùa. (Cổng Thông tin điện tử thành phố Cần Thơ, 2014).
- Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên đất: Được bồi đắp thường xuyên của sông Hậu và các sông khác nên đất đai Cần Thơ tương đối màu mỡ. Diện tích đất phù sa có trên 14,6 vạn ha, chiếm 49,6% diện tích tự nhiên, hình thành một vùng rộng lớn, trải dài từ Thốt Nốt qua Ô Môn đến thành phố Cần Thơ. Ngoài ra Cần Thơ còn một số loại đất khác, trong đó có đất nhiễm mặn ít, đất nhiễm phèn nhưng không nhiễm mặn. Nhìn chung, khí hậu và thổ nhưỡng Cần Thơ rất thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp đa ngành với nhiều loại cây trồng và vật nuôi.
Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn Cần Thơ bước đầu cũng đã tìm thấy một số loại khoáng sản cho phép khai thác quy mô công nghiệp. Than bùn có ở các quận, huyện Ô Môn và Thốt Nốt. Riêng than bùn ở Ô Môn đã có trữ lượng 150 nghìn tấn. Sét gạch ngói đã phát hiện được 3 điểm lớn, chất lượng tốt với tầng đất dày 1 – 2 m và tổng trữ lượng khoảng 16,8 triệu m3. Cát xây dựng có ở nhiều nơi, tập trung nhất ở cù lao Linh, cù lao Khế. Nước khoáng cũng đã tìm thấy ở một số điểm có độ nóng 420C với lưu áp 16 lít/s.
3.1.2 Tình hình Kinh tế – Văn hoá – Xã hội
3.1.2.1 Tình hình kinh tế
Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vốn được mệnh danh là Tây Đô – Thủ phủ của miền Tây Nam bộ từ hơn trăm năm trước, giờ đây Cần Thơ đă trở thành đô thị loại I và là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam. Lợi thế của TP. Cần Thơ không chỉ ở các l nh vực nông nghiệp, thủy sản mà còn ở vị trí địa lư cho phép phát triển các l nh vực: công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến nông - thủy - hải sản, đồ uống, dịch vụ, du lịch, và các ngành công nghiệp phụ trợ.
16
Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ Internet
Hình 3.2 Mức tăng trưởng GDP của Cần Thơ từ 2010 - 2013
Qua biểu đồ trên ta thấy mức tăng trưởng Cần Thơ không ổn định qua các năm. Năm 2010 tăng trưởng kinh tế ở Cần Thơ đạt 15,03%, cứ chìm trong vòng xoáy tăng trưởng chậm khi các thị trường xuất khẩu lớn bị ảnh hưởng, sức mua trong nước giảm, tốc độ tăng trưởng chỉ còn 11,55%. Năm 2013, nền kinh tế Cần Thơ đă có sự phục hồi đáng kể với mức tăng trưởng GDP đạt 14,5% nhưng ở Việt Nam dường như đến nay tăng trưởng kinh tế vẫn chưa thể phục hồi, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bất ổn khi lạm phát và lăi suất cho vay cao, nợ xấu trở nên nhức nhối, thu nhập tăng chậm và đời sống người dân khó khăn.
3.1.2.2 Văn hoá – Xã hội
Tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố Cần Thơ trong 4 năm qua luôn tăng đều qua các năm từ 1950 USD năm 2010 lên đến 3310 USD năm 2013. Điều này cho thấy thu nhập người dân ngày càng tăng lên thì sẽ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn trong việc mua sắm các thứ cần thiết cho bản thân. Và điều đó chính là một cơ hội giúp Suntory PepsiCo Cần Thơ đưa ra những chiến lược chiêu thị, marketing và phát triển sản phẩm của mình để đến tay người tiêu dùng và đem lại lợi nhuận cho Công ty.
17
Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ Internet
Hình 3.3 Biểu đồ thu nhập bình quân đầu người tính bằng USD qua các năm tại thành phố Cần Thơ (USD/người)
Bên cạnh đó, một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động Marketing của công ty đó là thói quen, sở thích của người tiêu dùng miền Tây. Họ ưa chuộng các sản phẩm từ thiên nhiên như sâm, rễ tranh, nha đam,.. Đây là những nguyên vật liệu dễ tìm để nấu các loại nước mát với giá thành thấp và tốt cho sức khỏe, hoàn toàn tự nhiên không chưa chất bảo quản nên rất được ưa chuộng. Bên cạnh đó những nghi án về các loại nước đóng chai chưa hóa chất độc hại ngày càng nhiều tạo nên sự ngần ngại cho người tiêu dùng. Các sản phẩm đóng chai chỉ được sử dụng khi họ ra ngoài, còn khi ở nhà đa phần đều sử dụng các sản phẩm khác. Việc kích cầu được lượng khách hàng sử dụng sản phẩm đóng chai tốt cho sức khỏe tại nhà nhiều hơn sẽ đẩy mạnh được một thị trường rộng lớn.
Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn đã nêu, người dân miền Tây có tâm lý thích sử dụng những sản phẩm mới, tâm lý này ảnh hưởng từ sự cởi mở, thân thiện. Họ không ngại khi tiếp xúc cái mới, thường thích sự phong phú, đa dạng trong cuộc sống nên họ sẽ sẵn sang thử những sản phẩm mới khi được biết và chúng phổ biến ở nhiều nơi.
3.1.2.3 Dân cư và lao động
Theo Tổng Cục thống kê Việt Nam năm 2014. Tính đến năm 2013, dân số toàn Thành phố Cần Thơ đạt gần 1.222.400 người, mật độ dân số đạt 868 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 813.900 người, dân số sống tại nông thôn đạt 408.500 người. Dân số nam đạt 607.200 người, trong khi đó nữ đạt 615.200 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 9,1 ‰.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có 698.600 người, giảm 0,01% so với năm 2012, trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 15,2%.
18
3.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SUNTORY PEPSICO VÀ CHI NHÁNH CÔNG TY SUNTORY PEPSICO CẦN THƠ NHÁNH CÔNG TY SUNTORY PEPSICO CẦN THƠ
3.2.1 Giới thiệu về Pepsico, Suntory và Suntory Pepsico Việt Nam
3.2.1.1 Về Pepsico toàn cầu
Chủ tịch: Indra Nooyi
Trụ sở chính: 700 Anderson Hill Road Purchase, NY 10577, US
PepsiCo là nhà sản xuất nước giải khát và thực phẩm hàng đầu thế giới được thành lập năm 1898, có doanh thu thuần hơn 65 tỷ USD và một dãy các sản phẩm bao gồm 22 nhãn hàng, trong đó mỗi nhãn hàng mang về doanh thu hằng năm hơn 1 tỷ USD. Những mảng kinh doanh chính của công ty - Quaker, Tropicana, Gatorade, Frito-Lay và Pepsi-Cola - cung cấp hàng trăm sản phẩm nước giải khát và thực phẩm mang tới sự vui thích cho người tiêu dùng trên khắp thế giới.
Sư mệnh: PepsiCo cam kết mang đến một dãy các sản phẩm nước giải khát và thực phẩm đa dạng từ những sản phẩm mang lại sự vui thích tới những sản phẩm tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng, tạo ra những sáng kiến giảm thiểu các ảnh hưởng đến môi trường bằng cách tiết kiệm năng lượng điện và nước tiêu thụ, giảm thiểu lượng bao bì đóng gói, mang đến cho các cộng sự của chúng tôi một môi trường làm việc tôn trọng, hỗ trợ và thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nơi công ty có mặt.
3.2.1.2 Giới thiệu về Suntory
Tên công ty: Suntory Holdings Limited Chủ tịch: Nobutada Saji
Trụ sở chính: 2-1-40 Dojimahama, Kta-ku, thành phố Osaka, Nhật Bản Trụ sở chính Suntory toàn cầu: 2-3-3 Daba, Minato-ku, Tokyo, Nhật Bản Tập đoàn Suntory được sáng lập năm 1899 và đã trở thành một công ty nước giải khát đa quốc gia lớn với hoạt động kinh doanh rộng khắp bao gồm sản phẩm bổ dưỡng, thực phẩm, nhà hàng và hoa. Năm 2013, tổng doanh thu của Suntory là hơn 20 tỷ USD. Tập đoàn Suntory có khoảng 228 công ty, với 34.129 nhân viên ở Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu và Châu Á Thái Bình Dương. Triết lý kinh doanh của tập đoàn Suntory là Hài hòa với Con người và Thiên nhiên . Tập đoàn Suntory đẩy mạnh các hoạt động của công ty nhằm đạt được những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao nhất cho khách hàng của mình và góp phần phát triển thành công văn hóa và lối sống cũng như đóng góp vào một môi trường bền vững toàn cầu
3.2.1.3 Giới thiệu về Suntory Pepsico Việt Nam
Chủ tịch hội đồng thành viên: Katsuyasu Kato Tổng giám đốc: Chandra Shekhar A. Mundlay
Trụ sở chính: Tầng 5, Khách sạn Sheraton, 88 Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
19
Nguồn: www.suntorypepsico.vn
Hình 3.4 Logo Công ty Suntory Pepsico
Công ty Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB), 100% vốn nước ngoài, và là một liên minh giữa PepsiCo Inc và Suntory Holdings Limited, được chính thức thành lập vào tháng Tư năm 2013. Trụ sở chính nằm trên Tầng 5, Khách sạn Sheraton, 88 Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ và tầm nhìn của công ty là tiếp tục củng cố và duy trì vị trí hàng đầu trong ngành công nghiệp nước giải khát trong khi vẫn sống với các giá trị của công ty. Trong tương lai, công ty sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững, mang lại lợi ích cho nhân viên công ty và các đối tác kinh doanh, cũng như đóng góp cho cộng đồng nơi công ty hoạt động kinh doanh.
3.2.2 Lịch sử hình thành Công ty
24/12/1991 – Công ty Nước giải khát Quốc tế (IBC) được thành lập do
liên doanh giữa SP. Co và Marcondray - Singapore với tỷ lệ vốn góp 50% - 50%.
1992 – Xây dựng và khánh thành nhà máy Hóc Môn
1994 – PepsiCo chính thức gia nhập thị trường Việt Nam khi liên doanh
với công ty Nước giải khát Quốc tế IBC cùng với sự ra đời của hai sản phẩm đầu tiên là Pepsi và 7 Up từ những ngày đầu khi Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam năm 1994.
1998 - 1999 – Thời điểm này cũng là lúc cấu trúc về vốn được thay đổi
với sở hữu 100% thuộc về PepsiCo.
2003 – Công ty được đổi tên thành Công ty Nước Giải khát Quốc tế
PepsiCo Việt Nam. Nhiều sản phẩm nước giải khát không ga tiếp tục ra đời như: Sting, Twister, Lipton Ice Tea, Aquafina.
2004 – thông qua việc mua bán, sáp nhập nhà máy Điện Bàn, công ty mở
rộng sản xuất và kinh doanh tại Quảng Nam.
2005 – Chính thức trở thành một trong những công ty về nước giải khát
20
2006 – công ty mở rộng sản xuất và kinh doanh thêm về thực phẩm với
sản phẩm snack Poca được người tiêu dùng, và giới trẻ ưa chuộng.
2007 – Phát triển thêm ngành hàng sữa đậu nành.
2008-2009, sau khi khánh thành thêm nhà máy thực phẩm ở Bình
Dương, (sau này đã tách riêng thành Công ty Thực phẩm Pepsico Việt Nam), công ty mở rộng thêm vùng nguyên liệu tại Lâm Đồng. Nhiều sản phẩm thuộc mảng nước giải khát mới cũng được ra đời như: 7Up Revive, Trà xanh Lipton; Twister dứa.
2010 – đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với PepsiCo Việt Nam
thông qua việc PepsiCo tuyên bố tiếp tục đầu tư vào Việt Nam 250 triệu USD cho ba năm tiếp theo. 2/2010, nhà máy mới tại Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động.
2012 – trong năm này xảy ra sự kiện mua bán sáp nhập nhà máy San
Miguel tại Đồng Nai vào tháng 3 năm 2012 và nhà máy PepsiCo có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á đã được khánh thành tại Bắc Ninh vào tháng 10 năm 2012.
4/2013 – liên minh nước giải khát chiến lược Suntory PepsiCo Việt Nam
đã được thành lập giữa Suntory Holdings Limited và PepsiCo, Inc. trong đó Suntory chiếm 51% và PepsiCo chiếm 49% với sự ra mắt của các sản phẩm mới trà Olong Tea+ Plus và Moutain Dew.
7/2014 – SPVB đã giới thiệu ra thị trường sản phẩm nước giải khát
C.C.Lemon: nhiều Vitamin C, vị chanh sảng khoái với chất lượng Nhật Bản. Đây là sản phẩm thứ 2 của Suntory kể từ ngày liên doanh với PepsiCo sau sản phẩm trà Ô Long Tea Plus.
Nguồn: www.suntorypepsico.vn
21
3.2.3 Giới thiệu về Suntory Pepsico Cần Thơ
- Tên công ty: Chi nhánh công ty Suntory Pepsico Việt Nam tại Thành
phố Cần Thơ
- Địa chỉ: Lô 2.19B, 2.19D, 2.19D1, KCN Trà Nóc 2, P.Phước Thới,
Q.Ô Môn, Tp.Cần Thơ
- Điện thoại: 07103 842 227 - Fax: 07103 842 225
Sản phẩm Pepsi có mặt tại Việt Nam cách đây khoảng hai thập niên. Khi bắt đầu tiếp cận vào thị trường Việt Nam, Pepsi đã chọn miền Nam làm căn cứ cho suốt quá trình phân phối sản phẩm. Và hiện nay, có thể nói, Pepsi đã thành công trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, đặc biệt là khu vực miền Nam. Trong đó, khu vực Mekong là thành công nhất.
Hiện nay văn phòng đại diện PepsiCo của khu vực Mekong đặt tại khu công nghiệp Trà Nóc, hay còn gọi là chi nhánh Cần Thơ. Chi nhánh được thành lập vào năm 1997.
Chi nhánh bao gồm văn phòng, nhà máy và kho lưu hàng. Từ kho này, hàng sẽ được chuyển đi tất cả các tỉnh khu vực Mekong bao gồm từ Long An đến Cà Mau. Tính đến thời điểm này, số lượng nhân viên trực thuộc chi nhánh là 307 nhân viên (không bao gồm nhân viên kí hợp đồng qua công ty thứ 2 như: bảo vệ, bốc xếp, lái xe nâng,…)
Chi nhánh quản lý 9 văn phòng đại diện khắp khu vực Mekong (Ter) bao gồm các văn phòng đặt tại các nơi sau:
Ter 1 : V nh long – Trà Vinh
Ter 2 : Kiên Giang
Ter 3 : Cần Thơ
Ter 4 : Đồng Tháp
Ter 5 : Cà Mau, Bạc Liêu
Ter 6 : An Giang
Ter 7 : Tiền Giang
Ter 8 : Long An, Bến Tre
Ter 9 : Sóc Trăng, Hậu Giang
Văn phòng đại diện Cần Thơ:
- Tên văn phòng : văn phòng Sales (đại diện) Ter 3
- Địa chỉ: KDC 178, đường 3/2, P.Hưng Phú, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ - Điện thoại: 0710.3766399
Văn phòng được thành lập từ năm 1998 với trách nhiệm chính là phân phối hàng khu vực Cần Thơ. Hiện tại, văn phòng Ter 3 có trên 40 nhân viên nhưng trong đó chỉ có 10 nhân viên chính thức. Bao gồm: 2 TDM, 1 TC, 6 DR, 1 SA, 35 DCR. Các nhân viên sẽ hỗ trợ nhà phân phối trong việc bán hàng và kiểm soát thị trường hàng hóa.
22 SALES DIRECTOR TDM (10 kv) S/C AC MGR HRM I&S MGR MKT MGR KA PLANT MGR
BRANCH ORG CHART
MEM TC
DR
CR
NĂM 2013: (103)
• Sales & các phòng ban là 103