Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ: những nước đang phát triển không chỉ nghèo mà còn là nước nhập siêu Do đo đẩy mạnh xuất khẩu là những mục tiêu quan trọng trong

Một phần của tài liệu Bài Giảng Quản trị dự án (Trang 69 - 71)

còn là nước nhập siêu. Do đo đẩy mạnh xuất khẩu là những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế tại các quốc gia này.

c. Các mục tiêu kế hoạch kinh tế quốc dân khác:

Tận dụng hay khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay mới được phát hiện. Nâng cao năng suất lao động, đào tạo lao động có tay nghề cao, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật để hồn thiện cơ cấu sản xuất của nền kinh tế.

Phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo có tác dụng gây phản ứng dây chuyền thúc đẩy phát triển các ngành nghề khác.

Phát triển kinh tế – xã hội ở các địa phương nghèo, các vùng xa xôi, dân cư thưa thớt nhưng có nhiều triển vọng về tài nguyên để phát triển kinh tế.

Sự khác nhau giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế – xã hội

a. Về quan điểm:

Xuất phát từ khái niệm lợi ích kinh tế – xã hội trình bày ở trên, ta có thể thấy rõ sự khác nhau giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế – xã hội như sau:

a. Phân tích tài chính mới chỉ xét trên tầm vi mô, còn phân tích kinh tế – xã hội xét trên tầm vĩ mô.

b. Phân tích tài chính mới xét trên góc độ của nhà đầu tư, còn phân tích kinh tế – xã hội phải xuất phát từ quyền lợi của toàn xã hội.

c. Mục tiêu chính của nhà đầu tư là tối đa lợi nhuận, thể hiện trong phân tích tài chính, còn mục tiêu của xã hội là tối đa phúc lợi được thể hiện trong phân tích kinh tế – xã hội.

Vì rằng, một dự án có thể cho ta lợi nhuận lớn nhất, nhưng không đảm bảo mang lại phúc lợi xã hội đáng kể, thậm chí có thể còn có hại nữa. Do đó mặc dù đã tiến hành phân

tích tài chính rồi, một dự án nhất thiết phải tiến hành phân tích kinh tế - xã hội, và đây là căn cứ chủ yếu để Nhà nước cấp giấy phép đầu tư và các ngân hàng tài trợ cho dự án.

Như vậy khi tiến hành phân tích kinh tế – xã hội, người soạn thảo dự án cần đặt mình vào vị trí của người thẩm định dự án để xem xét vấn đề.

b. Về tính toán:

Vì có sự khác nhau về mặt quan điểm, nên trong tính toán cũng có nhiều điểm khác nhau.

Phân tích kinh tế – xã hội không tách rời khỏi phân tích tài chính. Giữa chúng có những mối liên hệ nhất định, vì các yếu tố đầu vào và đầu ra nói chung là giống nhau.Vì vậy, phân tích tài chính phải tiến hành trước và làm cơ sở cho phân tích kinh tế – xã hội. Khi sử dụng các kết quả của phân tích tài chính để tiến hành phân tích kinh tế – xã hội, ta cần chú ý đến các điểm khác biệt sau đây:

- Thuế

Các loại thuế mà dự án có nghĩa vụ phải nộp cho nhà nước là một khoản chi phí đối với nhà đầu tư thì nó lại là khoản thu nhập đối với ngân sách quốc gia, đối với nền kinh tế quốc dân. Việc miễn giảm thuế để ưu đãi, khuyến khích nhà đầu tư lại là một hy sinh của xã hội, một khoản chi phí mà xã hội phải gánh chịu.

Mặc khác ta đều biết rằng thuế chiếm một phần trong giá. Người tiêu thụ phải trả các khoản thuế chứa đựng trong giá của hàng hóa. Chính phủ là người thu các khoản thuế này để tái đầu tư hoặc chi dùng trong các việc chung. Vì vậy, xét trên phạm vi toàn thể cộng đồng thì hai khoản này triệt tiêu nhau, nó không tạo ra hoăc mất đi một giá trị nào cả.

Tuy nhiên khi tính toán thu nhập thuần (lãi ròng), trong phân tích tài chính ra đã trừ đi các khoản thuế, như là các khoản chi thì bây giờ trong phân tích kinh tế – xã hội ta phải cộng lại các khoản này để xác định giá trị gia tăng cho xã hội do dự án mang lại.

- Lương

Lương và tiền công trả cho người lao động (lẽ ra phải thất nghiệp) là một khoản chi của nhà đầu tư nhưng mà lại là một lợi ích mà dự án mang lại cho xã hội.

Nói một cách khác trong phân tích tài chính, ta đã coi lương và tiền công là chi phí thì nay trong phân tích kinh tế – xã hội ta phải coi lương là thu nhập.

Cần nói thêm rằng trên thực tế, tiền lương, tiền công trả cho người lao động chưa phải là thước đo chính xácgiá trị sức lao động mà người lao động phải bỏ ra. Trong các

nước còn nhiều thất nghiệp, bán thất nghiệp thì tiền lương, tiền côngcũng sai biệt so với giá trị sức lao dộng.

Nói cách khác, tiền lương, tiên công tính trong phân tích tài chính là đồng tiền chi thực, nhưng trên bình diện xã hội nó không phản ảnh được gía trị lao động đóng góp cho dự án. Vì vậy, ở nhiều nước trong phân tích kinh tế - xã hội, người ta thường sử dụng khái nệm “lương mờ”. Tại một số nước tiên tiến, người ta sử dụng lý thuyết cận biên (Marginaltheory) để xác định tiền lương. Cũng có nước dùng phương pháp điều chỉnh đơn giản như sau:

- Đối với lao động có chuyên môn: để nguyên như phân tích tài chính. - Đối với lao động không có chuyên môn: chỉ tính 50%.

Ở nước ta hiện nay chưa có quy định gì về vấn đề này, tạm thời ta có thể tham khảo cách tính của các nước. Trong phân tích tài chính ta đã xem tiền lương, tiền công là một khoản chi, thì nay trong phân tích kinh tế – xã hội ta phải xem là một khoản thu.

Một phần của tài liệu Bài Giảng Quản trị dự án (Trang 69 - 71)