Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án

Một phần của tài liệu Bài Giảng Quản trị dự án (Trang 63 - 65)

4.1 An toàn về nguồn vốn huy động:

- Nguồn vốn huy động không chỉ đảm bảo về mặt tổng số vốn mà còn phải phù hợp với tiến độ đầu tư.

- Các nguồn vốn huy động được phải có cơ sở pháp lý và thực tiễn để đảm bảo. - Điều kiện cho vay vốn, hình thức thanh toán và trả nợ vốn.

Ngoài ra trong việc huy động vốn cần phải đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa vốn tự có (bao gồm cả vốn góp cổ phần và vốn liên doanh) và vốn đi vay tỷ lệ này phải đảm bảo ≥ 1.

4.2 An toàn về khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ của dự án năng trả nợ của dự án

- An tồn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn được thể hiện qua việc xem xét các chỉ tiêu: tỷ lệ giữa TSLĐ/nợ ngắn hạn. Tỷ lệ này phải ≥ 1 và được xem xét cụ thể cho từng ngành nghề kinh doanh.

- Đối với các dự án vay để đầu tư cần phải xem xét khả năng trả nợ. Việc xem xét này được thể hiện qua bảng cân đối thu chi và tỷ số khả năng trả nợ của dự án.

Tỷ số khả năng Nguồn trả nợ hàng năm của dự án trả nợ của dự án Nợ phải trả hàng năm (gốc và lãi)

Nguồn trả nợ: dựa vào khấu hao, lợi nhuận thuần sau thuế thu nhập trích để trả hàng năm.

Dự án đảm boả có khả năng trả nợ khi tỷ số này đạt được mức qui định chuẩn, mức này được xem xét theo từng ngành nghề kinh doanh.

Ví dụ: ngành sản xuất xi măng tỷ lệ này là 1:3.

4.3 Phân tích độ nhạy của dự án

* Khái niệm: phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi.

Ví dụ: các yếu tố làm NPVgiảm là: giá nguyên vật liệu tăng, doanh thu giảm…

* Ý nghĩa: phân tích độ nhạy giúp cho chủ đầu tư biết được dự án nhạy cảm với yếu tố nào. Mặt khác phân tích độ nhạy cho phép lựa chọn ra được các dự án có độ an tồn cao. Nhờ việc tìm ra các yếu tố tác động đến chỉ tiêu hiệu quả để tác động đến chúng trong quá trình quản lý.

* Phương pháp phân tích

Các đại lượng đầu vào không an toàn thường là:

- Mức lãi suất tính toán trong dự án - Sản lượng sản phẩm dịch vụ tiêu thụ - Giá cả đơn vị sản phẩm dịch vụ - Chi phí khả biến

- Thời kỳ hoạt động của dự án..

Các đại lượng đầu ra bị ảnh hưởng là:

- Giá trị hiện tại thuần (NPV) - Tỷ lệ thu hồi nội tại (IRR)

- Thời gian thu hồi vốn có xét yếu tố thời gian của tiền tệ - Điểm hoà vốn…

Phương pháp1:

Phân tích độ nhạy của từng chỉ tiêu hiệu quả tài chính với từng yếu tố có liên quan nhằm tìm ra yếu tố gây nên sự thay đổi lớn của chỉ tiêu hiệu quả xem xét.

Trình tự từng bước được tiến hành như sau:

Bước 1: đưa ra được các yếu tố có liên quan đến hiệu quả xem xét. Ví dụ: chỉ tiêu IRR có các yếu tố tác động:

+ Vốn đầu tư ban đầu + Chi phí khả biến + Giá cả sản phẩm + Tuổi thọ dự án + Doanh thu

Bước 2: tăng giảm các yếu tố theo cùng một tỷ lệ nào đó Giả sử: + Vốn đầu tư ban đầu tăng 10%

+ Chi phí khả biến tăng 10% + Giá cả sản phẩm tăng 10% + Tuổi thọ dự án giảm 10% + Doanh thu giảm 10%

Bước 3: tính lại chỉ tiêu hiệu quả với sự thay đổi của từng chỉ tiêu. Ví dụ: IRR ban đầu là 20%.

Sự thay đổi vốn đầu tư như trên thì IRR chỉ còn 19%

Bước 4: đo lường tỷ lệ % thay đổi chỉ tiêu hiệu quả tài chính do sự thay đổi các yếu tố.

Ví dụ: theo kết quả trên thì % thay đổi = 20

2019− 19−

x 100% = - 5%

Nếu kết quả luôn đạt hiệu quả khi các nhân tố thay đổi thì dự án đầu tư có độ an tồn cao.

Phương pháp 2:

Phân tích ảnh hưởng đồng thời của nhiều nhân tố trong các tình huống tốt xấu khác nhau đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét để đánh giá độ an tồn của dự án.

Nhưng chúng ta phải xem xét xác suất để xảy ra biến động đó cao hay thấp.

Phương pháp 3:

Cho các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay đổi trong giới hạn thị trường chấp nhận, người đầu tư, người quản lý chấp nhận, ứng với mỗi sự thay đổi ta có một phương án, lần lượt cho các yếu tố thay đổi ta có hàng loạt các phương án. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của thị trường, người đầu tư, người quản lý chọn ra phương án tối ưu.

Một phần của tài liệu Bài Giảng Quản trị dự án (Trang 63 - 65)