Đối với các Ngân hàng Thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện công tác thanh tra trong hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh đăk lăk đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn (Trang 92 - 97)

- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, các quy định, quy chế trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, thực hiện nghiêm túc các chỉ tiêu về an toàn trong hoạt động.

- Tăng cường áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại mà đặc biệt là hệ thống thông tin phục vụ cho công tác quản lý nội bộ của ngân hàng để thực hiện tốt việc báo cáo thông tin phục vụ cho hoạt động giám sát, thanh tra của NHNN.

- Củng cố, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm: cơ chế, chính sách, quy chế nội bộ, cơ cấu tổ chức bộ máy để đảm bảo khả năng giám sát chặt chẽ các lĩnh vực hoạt động.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận đã nêu ở chương 1 và thực trạng công tác thanh

tra trong hoạt động tín dụng tại chương 2. Chương này đã đưa ra các giải

pháp cụ thể, những kiến nghị với các cơ quan chức năng có thẩm quyền

và các đơn vị có liên quan nhằm hoàn thiện công tác thanh tra trong hoạt

KẾT LUẬN

Để góp phần giữ cho hoạt động của các NHTM ổn định, đứng vững và ngày càng lớn mạnh trong cơ chế thị trường, góp phần vào việc tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. NHNN phải thường xuyên tăng cường hoạt động quản lý, giám sát các NHTM.

TTNH là một công cụ thiết yếu của NHNN để thực hiện nhiệm vụ nói trên. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải tiếp tục hoàn thiện tổ chức và hoạt động để nâng cao hiệu lực thanh tra của NHNN.

Trên cơ sở nghiên cứu thực tế, bám sát phạm vi nghiên cứu, luận văn đã có những đóng góp sau:

Xuất phát từ lý luận chung về NHNN, luận văn đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thanh tra NHNN đối với các NHTM, nghiên cứu một cách có hệ thống tính tất yếu khách quan của hoạt động thanh tra đối với các NHTM, đồng thời nghiên cứu nội dung và các phương thức thanh tra, mối quan hệ giữa Thanh tra với một số cơ quan kiểm tra, kiểm soát khác. Bên cạnh đó, giới thiệu kinh nghiệm về hoạt động thanh tra ngân hàng của một số nước trên thế giới.

Luận văn đã phân tích, đánh giá một cách khái quát về hoạt động của các NHTM, tổ chức của TTNH nói chung và của Thanh tra chi nhánh NHNN tỉnh nói riêng, nêu lên những kết quả đạt được cũng như chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tồn tại, hạn chế về tổ chức và hoạt động thanh tra của thanh tra chi nhánh đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh.

Để đáp ứng yêu cầu phát huy hơn nữa vai trò của công cụ thanh tra ngân hàng trong việc nâng cao vai trò quản lý của NHNN trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra trong lĩnh vực tín dụng của NHNN đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Ngoài ra luận văn còn đưa ra các kiến nghị đối với

Chính phủ, NHNN Việt Nam và các NHTM đối với các vấn đề có liên quan đến chính sách, chế độ đối với cán bộ, thanh tra viên để tạo môi trường và khuyến khích cán bộ, thanh tra viên tập trung sức lực, trí lực hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Với thời gian, kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nhưng được sự giúp đỡ, sự cộng tác trao đổi của các đồng nghiệp trong ngành, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của Giảng viên hướng dẫn, trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Mong nhận được những ý kiến, nhận xét của thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện và có tính khả thi hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Đồng tác giả Lê Ngọc Lân và Bùi Thị Thanh Tình (2011), Đánh giá hoạt

động thanh tra giám sát của NHNN Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học và Đào tạo NH, số 110.

[2] Phùng Lê Thị Hạnh (2012), Hoàn thiện công tác thanh tra của NHNN đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ Tài chính – NH, Học viện Hành chính.

[3] NHNN Việt Nam (2013), Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của NHNN Việt Nam, Nghị định 156/2013/NĐ-CP, Hà Nội.

[4] NHNN Việt Nam (2014), Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của Cơ quan thanh tra, giám sát NH trực thuộc NHNN Việt Nam, Quyết định 35/2014/QĐ-TTg, Hà Nội.

[5] NHNN Việt Nam (2012), Quy định xử lý sau thanh tra, giám sát đối với các TCTD, chi nhánh NH nước ngoài, Thông tư 10/2012/TT-NHNN, Hà Nội.

[6] NHNN Việt Nam (1999), Quy chế GSTX đối với các TCTD hoạt động tại Việt Nam, Quyết định 398/QĐ – NHNN3, Hà Nội.

[7] NHNN Việt Nam (1999), Hướng dẫn thực hiện Quy chế GSTX đối với các TCTD hoạt động tại Việt Nam, Quyết định 1525/1999/CV-TTr1, Hà Nội.

[8] NHNN Việt Nam (2014), Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của NHNN chi nhánh thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ, tỉnh Nghệ An và tỉnh Đắk Lắk, Quyết định 289/QĐ-NHNN, Hà Nội.

[9] NHNN chi nhánh tỉnh Đắk Lắk (2009 – 2013), Báo cáo hoạt động NH 5 năm 2009 – 2013, Đắk Lắk.

[10] NHNN chi nhánh tỉnh Đắk Lắk (2009 – 2013), Báo cáo hoạt động thanh tra 5 năm 2009 – 2013, Đắk Lắk.

[11] Phạm Đắc Phước (2013), Hoàn thiện công tác thanh tra trong lĩnh vực tín dụng của NHNN Việt Nam chi nhánh thành phốĐà Nẵng đối với các NHTM trên địa bàn, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[12] Quốc hội (2010), Luật các TCTD, Hà Nội.

[13] Quốc hội (2010), Luật NHNN Việt Nam, Hà Nội. [14] Quốc hội (2010), Luật Thanh tra, Hà Nội.

[15] Hoàng Đình Thắng (2011), Đổi mới tổ chức TTNH theo quy định của pháp luật về thanh tra, ngành thanh tra Việt Nam.

[16] Hoàng Đình Thắng, Thanh tra trên cơ sở rủi ro và tiến trình áp dụng tại Việt Nam

Website

[17] http://www.sbv.gov.vn [18]http://www.thanhtra.gov.vn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện công tác thanh tra trong hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh đăk lăk đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)