GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANHTRA TRONG HOẠT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện công tác thanh tra trong hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh đăk lăk đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn (Trang 78 - 80)

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TỈNH ĐẮK LẮK ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN

3.2.1. Tăng cường hoạt động tổ chức công tác thanh tra

a. Tăng cường s phi hp vi các đơn v cơ quan chc năng có liên quan trong công tác thanh tra ngân hàng

Việc kết luận một sai phạm phát hiện trong công tác thanh tra đòi hỏi những nhận định, đánh giá có độ chính xác cao theo những quy định phù hợp và có liên quan. Vì vậy, cần có sự phối hợp với các đơn vị, cơ quan chức năng có liên quan trên địa bàn, cũng như cơ quan Trung Ương trong việc trao đổi, chỉđạo trong quá trình thực hiện công tác thanh tra.

Tại Điều 51 Nguyên tắc thanh tra, giám sát ngân hàng, Luật NHNN 2010 quy định: “Thanh tra, giám sát ngân hàng phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng TTGS ngân hàng”. Xuất phát từ nguyên tắc này thì độ chính xác, đầy đủ trong nhận định, đánh giá và chỉ ra các rủi ro, vấn đề hoặc tồn tại, sai phạm trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ, ngân hàng và các quy định của pháp luật

có liên quan của TCTD được thanh tra là rất quan trọng, đòi hỏi hoạt động thanh tra không thể chủ quan trong nhận định, đánh giá mà cần có sự chủ động phối hợp với các đơn vị, cơ quan chức năng trên địa bàn, cũng như các cơ quan Trung Ương trong việc trao đổi, cung cấp thông tin có liên quan trong quá trình TTNH. Việc cập nhập đầy đủ, kịp thời các thông tin về hoạt động của các TCTD trên địa bàn giúp TTNH đánh giá chính xác và đưa ra cảnh báo sớm cho các TCTD giúp hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn và có hiệu quả, tránh những rủi ro xảy ra. Việc tăng cường sự phối hợp với các đơn vị, cơ quan chức năng có liên quan trong công tác TTNH thực hiện theo hướng sau:

- Phối hợp với Trung tâm Thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam (viết tắt CIC) trong việc khai thác thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra của chi nhánh NHNN tỉnh như các thông tin về: Tình hình dư nợ của khách hàng vay; tài sản đảm bảo tiền vay; lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng; xếp hạng tín dụng doanh nghiệp...

- Phối hợp giữa các đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán các TCTD với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Cần có quy định cho phép TTNH có quyền yêu cầu đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán các TCTD phối hợp cung cấp các thông tin về TCTD đó.

- Phối hợp với Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở ban ngành trên địa bàn để hoạt động thanh tra không chồng chéo. Trong quá trình thanh kiểm tra nếu phát hiện sai phạm thuộc thẩm quyền xử lý hoặc những sai phạm có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì TTNH có trách nhiệm thông báo, chuyển hồ sơ cho các cơ quan có chức năng, thẩm quyền xử lý.

b. Tăng cường ch đạo và phi hp vi b phn kim tra, kim soát ni b ti các Ngân hàng Thương mi

Phần lớn chất lượng cán bộ của các bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại các NHTM chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, thanh tra NHNN cần tăng cường chỉ đạo và phối hợp nhằm giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các NHTM.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện công tác thanh tra trong hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh đăk lăk đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn (Trang 78 - 80)