Nâng cao trình độ nguồn nhân lự c

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện công tác thanh tra trong hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh đăk lăk đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn (Trang 87 - 89)

a. Đảm bo s lượng cán b thanh tra phù hp vi s lượng T chc tín dng trên địa bàn

Công tác giám sát, tổ chức thanh tra tại chỗđối với các chi nhánh TCTD trên địa bàn muốn đạt chất lượng cao cần thực hiện thường xuyên, vì vậy đòi hỏi số lượng cán bộ thanh tra phải đủ, phù hợp với số lượng TCTD hoạt động trên địa bàn.

Để chất lượng giám sát từ xa đạt hiệu quả cao thông thường mỗi cán bộ thanh tra chỉ phụ trách giám sát 3 đến 5 TCTD. Bên cạnh đó, số lượng TCTD tăng thì số cuộc thanh tra tại chỗ được tổ chức hàng năm cũng tăng nên cần sắp xếp lực lượng cán bộ thanh tra phù hợp với sự gia tăng của các TCTD trên địa bàn.

b. Nâng cao năng lc trình độ ca cán b thanh tra

Chất lượng và hiệu quả công tác TTNH được quyết định bởi một nhân tố hết sức quan trọng đó là chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra. Công tác thanh tra đòi hỏi những cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm công tác lâu năm trong ngành ngân hàng, có phẩm chất đạo đức tốt. Để đạt được điều đó thì vấn đề đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực là hết sức cần thiết nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ thanh tra ngân hàng, thông

qua công tác cán bộ như tuyển dụng, sắp xếp cán bộ và các biện pháp khuyến khích khác, trong đó đặc biệt coi trọng đào tạo các kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ, phương pháp TTGS ngân hàng theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Do vậy kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho chi nhánh NHNN tỉnh cần được xây dựng như sau:

- Thường xuyên tổ chức và cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng, đào tạo ngắn ngày hoặc dài ngày về nghiệp vụ chuyên môn, đảm bảo bình quân hàng năm mỗi cán bộ TTNH được đào tạo tập trung ít nhất một lần để các cán bộ thanh tra nắm bắt nhanh chóng, kịp thời yêu cầu công việc đề ra.

- Tiến hành rà soát, đánh giá lại một cách cơ bản đội ngũ cán bộ đang làm công tác thanh tra và các cán bộ có kinh nghiệm chuyên môn tại chi nhánh trên cơ sở đó định hướng, sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ thanh tra cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

- Xây dựng chiến lược dài hạn đào tạo và bồi dưỡng cán bộ TTNH, phân loại cán bộ thanh tra để có kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng.

- Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm về nghiệp vụ thanh tra để các thanh tra viên có điều kiện trao đổi và học hỏi kinh nghiệm.

- Bố trí việc hợp tác đào tạo và đào tạo ở nước ngoài với mục tiêu xác đáng và rõ ràng.

Ngoài những kế hoạch tăng cường đào tạo chuyên môn cho các cán bộ thanh tra, việc trau dồi kinh nghiệm cho các cán bộ còn được thể hiện ở công việc điều phối và quyết định phân công cán bộ trong quá trình thanh tra từ Ban Lãnh đạo. Theo đó, việc sắp xếp công việc và vị trí công tác cho các cán bộ thanh tra phải đảm bảo:

+ Duy trì khối lượng công việc vừa phải

+ Xác định và lên kế hoạch những yêu cầu chuyên môn

+ Tránh sự trùng lặp trong công việc

+ Hoàn thành công tác thanh tra theo đúng tiến độ kế hoạch đề ra.

Bên cạnh đó một yêu cầu quan trọng khác trong công tác đào tạo cán bộ thanh tra là việc phải đào tạo đội ngũ kế cận thông qua việc bố trí công việc để đảm bảo những cán bộ giỏi, dày dạn kinh nghiệm có thể hỗ trợ và hướng dẫn cho các cán bộ trẻ hoặc còn ít kinh nghiệm trong công việc nhằm duy trì được chất lượng của hoạt động thanh tra, giám sát một cách ổn định và liên tục. Trong các cuộc thanh tra thực tế, việc bố trí và lên kế hoạch nhân sự được Trưởng đoàn thanh tra đưa ra trong các báo cáo tiền thanh tra. Tùy vào nội dung và thời kỳ thanh tra mà lựa chọn các cán bộ phù hợp. Sử dụng phương pháp này Trưởng đoàn Thanh tra và Lãnh đạo thanh tra sẽ thống nhất về nhân sự, về mức độ rủi ro của từng lĩnh vực và nội dung thanh tra. Như vậy, sau khi xác định phạm vi cần thiết phải thanh tra của ngân hàng, Trưởng đoàn thanh tra cần xác định mức độ chuyên môn cần thiết của các cán bộ cho từng lĩnh vực thanh tra chủ yếu. Với những lĩnh vực phức tạp, cần đòi hỏi có trình độ chuyên môn cao thì cần chọn những cán bộ có đủ kiện đáp ứng yêu cầu thanh tra. Ngược lại ở những cuộc thanh tra có nội dung đơn giản thì có thể lựa chọn những cán bộ mới, ít kinh nghiệm. Như vậy, các cán bộ trẻ, kinh nghiệm chưa có nhiều sẽ có cơ hội nâng cao trình độ và trau dồi kinh nghiệm của mình khi được lựa chọn và tham gia trong các cuộc thanh tra tại chỗ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện công tác thanh tra trong hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh đăk lăk đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn (Trang 87 - 89)