6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của SCB Đắk Lắk
a. Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại SCB Đắk Lắk
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2012 2013 2014 So sánh (%)
Số tiền Số tiền Số tiền ( 13/12) (14/13) Tổng nguồn vốn huy động 529,27 824,43 1295,8 55,8% 57,2% Theo thành phần kinh tế
Tiền gửi TCKT 121,73 206,11 336,9 69,3% 63,5% Tiền gửi dân cư 407,54 618,32 958,88 51,7% 55,1%
Theo kỳ hạn
TG có kỳ hạn 385,83 677,68 1015,89 75,6% 49,9% TG không kỳ hạn 143,43 146,75 279,89 2,3% 90,7%
Nguồn: Phòng Kế toán - SCB Đắk Lắk
Huy động vốn tại SCB Đắk Lắk tăng trưởng liên tục với mức tăng trưởng cao trong suốt 3 năm qua, cụ thể: năm 2013 HĐV đạt 824,43 tỷ đồng,
tăng 55,8% so với năm 2012; năm 2014 đạt 1295,8 tỷ đồng, tăng 57,2% so với năm 2013.
Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế
- Huy động vốn dân cư: việc xác định đối tượng dân cư là nhóm khách hàng quan trọng nhất trong cơ cấu nguồn vốn huy động, SCB Đắk Lắk ưu tiên tập trung gia tăng nhóm khách hàng này cả về số lượng và chất lượng. Chi nhánh khai thác khá tốt các mối quan hệ cá nhân của từng cán bộ nhân viên nhằm thu hút khách hàng. Vì vậy kết quả huy động vốn dân cư đạt được rất khả quan. HĐV dân cư tăng trưởng tốt qua các năm, cụ thể năm 2013 tăng 51,7% so với năm 2012, năm 2014 tăng 55,1% so với năm 2013.
- Huy động vốn tổ chức kinh tế: năm 2013 đạt 206,11 tỷ đồng, tăng 69,3% so với năm 2012, năm 2014 đạt 336,9 tỷ đồng, tăng 63,5% so với năm 2013, nhưng mức tăng thấp hơn. Nguyên nhân chính là do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến nhóm khách hàng này.
Nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế
121,73 206,11 336,9 407,54 618,32 958,88 0 200 400 600 800 1000 1200 2012 2013 2014 Tiền gì TCKT Tiền gì dân cư
Biểu đồ 2.2: Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn
- Tiền gửi có kỳ hạn: có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể là năm 2013 đạt 677,68 tỷ đồng, tăng 75,6% so với năm 2012, năm 2014 đạt 1015,89 tỷ đồng, tăng 49,9% so với năm 2013. Mặc dù cạnh tranh rất gay gắt với các NHTM trên địa bàn, nhưng nhờ vào uy tín, chất lượng của ngân hàng đối với khách hàng nên đã góp ph n làm tăng khả năng cạnh tranh và kết quả là vốn huy động bằng tiền gửi này có xu hướng tăng.
- Tiền gửi không kỳ hạn: cũng có xu hướng tăng nhẹ qua các năm, cụ thể là năm 2013 đạt 146,75 tỷ đồng, tăng 2,3% so với năm 2012, năm 2014 đạt 279,89 tỷ đồng, tăng 90,7% so với năm 2013. Tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu là tiền gửi thanh toán của các TCKT gửi tại ngân hàng và một lượng nhỏ tiền gửi của dân cư dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn. Nguyên nhân quan trọng góp ph n đáng kể trong sự tăng trưởng huy động vốn tiền gửi không kỳ hạn của SCB Đắk Lắk là do từ năm 2011 chính sách kích c u của Chính phủ, cho vay hỗ trợ lãi suất nên nhu c u về vốn của các doanh nghiệp được đáp ứng, thúc đẩy tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.
Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn
385,83 677,68 1015,89 143,43 146,75 279,89 0 200 400 600 800 1000 1200 2012 2013 2014 TG có kỳ hạn TG không kỳ hạn
b. Hoạt động cho vay và thu nợ
Bảng 2.2: Tình hình cho vay và thu nợ tại SCB Đắk Lắk
ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Số tiền Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%)
Doanh số cho vay 678,54 1.017,82 50,0 1.475,83 45,0 Doanh số thu nợ 421,54 712,35 69,0 1.120,46 57,3 Dư nợ 257,01 562,48 118,9 917,85 63,2 Nợ quá hạn 4,32 12,91 199,0 31,02 140,3 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 1,68 2,30 - 3,38 -
Nguồn: Phòng Kinh doanh - SCB Đắk Lắk
Qua bảng 2.2, ta thấy được rằng, giai đoạn 2012 – 2014 tuy nền kinh tế vẫn còn khó khăn, khủng hoảng tài chính thế giới nhưng tình hình cho vay, thu nợ của SCB Đắk Lắk vẫn có sự tăng trưởng tương đối tốt, cụ thể:
Doanh số cho vay (DSCV) năm 2012 là 678,54 tỷ đồng, năm 2013 là 1.017,82 tỷ đồng, năm 2014 là 1.475,83 tỷ đồng với tốc độ tăng bình quân là 47,50%.
Doanh số thu nợ (DSTN) năm 2012 là 421,54 tỷ đồng, năm 2013 tăng lên đến 712,35 tỷ đồng và sang năm 2014 doanh số thu nợ là 1.120,46 tỷ đồng, với tốc độ tăng bình quân doanh số thu nợ trong 3 năm là 63,14%. Như vậy, tốc độ tăng doanh số thu nợ lớn hơn tốc độ tăng doanh số cho vay và con số chênh lệch tương đối lớn cho thấy Ngân hàng đang đẩy mạnh thu hồi nợ và nỗ lực thu hồi nợ của cán bộ tín dụng Ngân hàng có hiệu quả tương đối lớn. Biểu đồ 2.3 dưới đây thể hiện tốc độ tăng doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ giai đoạn 2012 – 2014.
Biểu đồ 2.3: Tình hình cho vay và thu nợ
Dư nợ của SCB Đắk Lắk trong 3 năm này cũng có sự tăng trưởng lớn với tốc độ tăng bình quân khoảng 1%. Trong đó, dư nợ năm 2012 là 257,01 tỷ đồng, năm 2013 là 562,48 tỷ đồng và năm 2014 là 17,86 tỷ đồng. Trong điều kiện các Ngân hàng h u như thu hẹp hoặc hạn chế cho vay thì SCB Đắk Lắk có tốc độ tăng dư nợ bình quân lớn như vậy một mặt thể hiện sự lớn mạnh về khả năng cho vay nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Về nợ quá hạn, doanh số thu nợ tăng với tốc độ lớn hơn doanh số cho vay, tuy nhiên, con số nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn lại ngày càng tăng cao và tăng với tốc độ nhanh. Nợ quá hạn năm 2012 là 4,32 tỷ đồng, năm 2013 là 15,1 tỷ đồng, năm 2014 là 31,02 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân khoảng 178%. Từ đó, ta thấy, tốc độ tăng nợ quá hạn của SCB Đắk Lắk là tương đối lớn. Tỷ lệ nợ quá hạn cũng tăng d n qua các năm. Từ 1,68% (2012) tăng lên 2,7% (2013) và lên đến 3,38% (2014). Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn tăng
Tình hình cho vay và thu nợ
678,54 1.017,82 1.475,83 421,54 712,35 1.120,46 257,01 562,48 917,85 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2012 2013 2014
Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ
mạnh qua các năm cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng đang đi xuống, c n sớm có biện pháp cải thiện.
Về nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu, trong giai đoạn này, nợ quá hạn tăng mạnh nên nợ xấu cũng có xu hướng tăng theo và tốc độ tăng nợ xấu cũng tương đối lớn. Tốc độ tăng nợ xấu bình quân 3 năm là khoảng 171,8%. Năm 2012, nợ xấu là 3,60 tỷ đồng (tỷ lệ nợ xấu 1,40%), năm 2013, nợ xấu tăng lên 12, 1 tỷ đồng với tỷ lệ nợ xấu đạt 2,3% và sang 2014, nợ xấu đạt 23,86 tỷ đồng với tỷ lệ nợ xấu là 2,60%. Như vậy, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng ngày càng tăng và tăng mạnh.
Như vậy, thông qua bảng 2.2, chúng ta đã có cái nhìn sơ lược về tình hình cho vay, thu nợ nói riêng và chất lượng tín dụng của SCB Đắk Lắk nói chung trong giai đoạn 2012 – 2014. Doanh số cho vay, thu nợ tăng trưởng tương đối tốt, tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cũng tương đối cao. Do đó, Ngân hàng c n sớm có biện pháp hợp lí để cải thiện.
c. Các dịch vụ khác
Hoạt động bảo lãnh: SCB Đắk Lắk trong những năm qua đã thực hiện dịch vụ bảo lãnh cho một số cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn.
Hoạt động dịch vụ thanh toán: SCB Đắk Lắk hiện nay phát triển mạnh mẽ các loại hình dịch vụ thanh toán như: dịch vụ thanh toán trong nước qua Ngân hàng, dịch vụ thanh toán qua thẻ, dịch vụ thanh toán hóa đơn,v.v …
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Các hoạt động kinh doanh ngoại tệ tuy còn ít về số lượng khách hàng và khối lượng giao dịch nhưng trong điều kiện kinh tế ngày một phát triển, vấn đề kinh doanh ngoại tệ được nhiều người quan tâm thì đây sẽ là mặt hoạt động mang đến nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Do đó, đây được xem là hoạt động kinh doanh tiềm năng của Ngân hàng.
d. Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB Đắk Lắk
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh tại SCB Đắk Lắk
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2012 2013 2014
Số tiền Số tiền Tốc độ tăng
(%) Số tiền Tốc độ
Tăng (%)
Thu nhập 80,52 120,27 49,4 155,72 29,5 Chi phí 75,24 112,76 49,9 146,17 29,6
Lợi nhuận 5,27 7,51 42,5 9,55 27,2
Nguồn: Phòng Kinh doanh - SCB Đắk Lắk
Bảng 2.3 thể hiện tình kết quả hoạt động kinh doanh của SCB Đắk Lắk giai đoạn 2012 – 2014. Cả thu nhập, chi phí và lợi nhuận đều có xu hướng tăng. Năm 2013, chi phí có tốc độ tăng lớn nhất, tuy nhiên, do thu nhập cũng tăng tương đối mạnh nên lợi nhuận của Ngân hàng vẫn được giữ vững. Năm 2014, thu nhập có tốc độ tăng tương đương chi phí nên lợi nhuận của Ngân hàng cũng tương đối ổn định và đạt mức 27,2%. Cùng với sự nỗ lực của tập thể nhân viên, bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước phục hồi hứa hẹn trong thời gian tới SCB Đắk Lắk sẽ gặt hái thêm nhiều thành công mới.