Tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP sài gòn chi nhánh đăk lăk (Trang 46 - 50)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đắk Lắk

a. Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 2008, Phòng giao dịch (PGD) Buôn Ma Thuột - Ngân hàng TMCP Sài Gòn ra đời, đặt tại trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột. Nhiệm vụ đặt ra đối với Phòng giao dịch là kế thừa và phát huy những thế mạnh sẵn có của hệ thống SCB, đồng thời, học tập kinh nghiệm, tiến bộ của các Ngân hàng đi trước trên địa bàn Đắk Lắk để tiếp cận khách hàng, cung cấp những sản phẩm

có chất lượng tốt, nhanh chóng, kịp thời đến các khách hàng. Tuy nhiên, vì là một phòng giao dịch nên hoạt động vẫn còn rất hạn chế, chỉ gói gọn trong các giao dịch tiền mặt thông thường.

Đến ngày 27/03/200 , Hội đồng quản trị NHTMCP Sài Gòn ra quyết định số 103/QĐ-SCB-HĐQT0 thành lập chi nhánh NHTMCP Sài Gòn tại Đắk Lắk trên cơ sở nâng cấp Phòng giao dịch Buôn Ma Thuột. Chi nhánh chính thức khai trương đi vào hoạt động vào ngày 20/05/200 . Trong những năm qua, hoạt động theo chỉ đạo của Hội sở SCB, SCB Đắk Lắk đã và đang từng bước khai thác các nguồn lực sẵn có trên địa bàn, đồng thời, mở rộng và nâng cao quy mô hoạt động đến khắp các huyện của tỉnh Đắk Lắk, gia tăng thị ph n. Chất lượng hoạt động của SCB Đắk Lắk ngày càng được cải thiện rõ rệt. Cùng với những nỗ lực quyết tâm và năng lực chuyên môn của đội ngũ lãnh đạo và nhân viên, SCB Đắk Lắk hứa hẹn sẽ còn phát triển hơn nữa trong các giai đoạn tiếp theo.

b. Chức năng, nhiệm vụ của SCB Đắk Lắk

Chức năng

- Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo phân cấp của SCB.

- Tổ chức, điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo sự ủy quyền của giám đốc.

- Thực hiện các nghiệp vụ khác được tổng giám đốc giao.

Nhiệm vụ

- Huy động vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng.

- Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng. - Thực hiện các dịch vụ trung gian : thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền nhanh qua ngân hàng

- Kinh doanh ngoại tệ và vàng.

- Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của SCB.

- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ, việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định của ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

- Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của nhà nước, ngành ngân hàng và SCB (Hội sở).

- Nghiên cứu, phân tích kế toán liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của SCB và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

c. Cơ cấu tổ chức của SCB Đắk Lắk

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của SCB Đắk Lắk.

- Ban Giám đốc: Đứng đ u chi nhánh là Ban Giám đốc gồm Giám đốc

chi nhánh và Phó Giám đốc chi nhánh. Ban Giám đốc trực tiếp quản lý bộ

BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN PGD NGUYỄN TẤT THÀNH HÀNH CHÍNH TỔ TỔ CHỨC BỘ PHẬN KẾ TOÁN GIAO DỊCH BỘ PHẬN KẾ TOÁN NỘI BỘ BỘ PHẬN NGÂN QUỸ

phận kinh doanh, nhân sự, ký duyệt cho vay, phán quyết uỷ quyền của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm Marketing và triển khai sản phẩm dịch vụ mới, xây dựng các chương trình kế hoạch kinh doanh của chi nhánh, ký các báo cáo liên quan tới hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

- Phòng kinh doanh: Có các nhiệm vụ chính như:

+ Xác định khách hàng mục tiêu trong từng thời kỳ, thực hiện tiếp cận khách hàng, phân tích nhu c u mới của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng để đề xuất cải tiến, hoàn thiện và phát triển sản phẩm mới;

+ Nghiên cứu, xem xét cấp tín dụng cho khách hàng dưới nhiều hình thức, tuỳ theo năng lực và khả năng trả nợ của khách hàng. Phòng kinh doanh còn chủ động tìm hiểu khách hàng mới, tổ chức hướng dẫn khách hàng về các chế độ, thể lệ tín dụng, bão lãnh để khách hàng có thể nắm chắc và thực hiện đúng quy định và thực hiện các nghiệp vụ cho vay. Hơn thế nữa, phòng kinh doanh còn kinh doanh ngoại tệ và thực hiện việc thanh toán quốc tế cho khách hàng.

- Phòng Kế toán: Có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

+ Mở sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá và các giấy tờ văn bản khác có liên quan đến nghiệp vụ tiền gửi cho khách hàng;

+ Mở (đóng) tài khoản tiền gửi thanh toán, hợp đồng phát sinh thẻ và các dịch vụ cung cấp liên quan đến tài khoản trên;

+ Xử lý các chứng từ báo có, báo nợ, sao kê, sổ phụ tài khoản khách hàng; các chứng từ giao dịch như phiếu thu phiếu chi, phiếu chuyển khoản cho khách hàng;

+ Xử lý các hợp đồng cho vay c m cố sổ tiết kiệm và các chứng từ có liên quan như xác nhận phong toả, giải toả tài sản thế chấp, vay c m cố sổ tiết kiệm do SCB phát hành theo quy định;

+ Duyệt các khoản tạm ứng chi khuyến mãi cho chương trình tiết kiệm; + Thanh toán bù trừ.

- Tổ hành chính: Bao gồm nghiệp vụ hành chính và nghiệp vụ quản lý

nhân sự.

- Phòng giao dịch (PGD Nguyễn Tất Thành): Có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

+ Xác định và triển khai công tác tiếp thị, phát triển khách hàng tiền gửi. Tiếp thị, giới thiệu khách tín dụng về chi nhánh;

+ Tư vấn cho khách hàng các sản phẩm của SCB;

+ Mở sổ tiết kiệm; Mở tài khoản thanh toán của cá nhân và tổ chức; + Cho vay c m cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP sài gòn chi nhánh đăk lăk (Trang 46 - 50)