6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.5. Tổ chức thực hiện và kiểm tra chính sách Marketing
Việc đưa ra chính sách Marketing thể hiện các dự định c n tiến hành trong tương lai. Vì vậy, Ngân hàng c n tổ chức thực hiện các chính sách đó một cách hữu hiệu. Các nội dung c n triển khai đánh giá:
+ Huy động nguồn kinh phí c n thiết để phục vụ cho công tác Marketing.
+ Tổ chức bộ phận Marketing thích hợp.
+ Đào tạo một cách bài bản nguồn nhân lực phục vụ cho công tác Marketing.
+ Tạo không khí làm việc thoải mái, đ y đủ tiện nghi cho cán bộ nhân viên. Ngoài ra, Ngân hàng cũng c n phải thực hiện việc kiểm tra các hoạt động Marketing để đảm bảo việc thực hiện các chính sách theo đúng kế hoạch từ đó có những điều chỉnh c n thiết để đạt được mục tiêu.
1.2.6. N M
Đối với các hoạt động tài chính cho lĩnh vực Marketing thông thường mỗi công ty có một mức áp dụng khác nhau, đa số đều áp dụng dựa vào hình thức căn cứ vào doanh thu của năm trước đó và tỷ lệ Ngân hàng áp dụng thường từ 5- 6%.
Các loại chi phí c n thiết như: Chi phí cho việc nghiên cứu thị trường, chi phí cho việc thiết kế sản phẩm mới, chi phí cho việc định giá và điều chỉnh giá, chi phí cho hoạt động phân phối, chi phí cho hoạt động xúc tiến hỗn hợp, chi phí nguyên vật liệu, tiền công, trang thiết bị, điều hành. Tổng chi phí này chính là ngân quỹ cho hoạt động Marketing của năm kế hoạch.
Với nguồn tài chính có thể lấy từ nguồn vốn tự có của Ngân hàng hoặc lợi nhuận để thực hiện cho các công tác Marketing.
KẾT L N CHƯƠNG 1
Trong xu thế hội nhập quốc tế, hoạt động kinh doanh của các Ng n hàng ngày càng mở rộng, thị ph n trong mọi hoạt động Ngân hàng đều bị cạnh tranh gay gắt. Do đó, việc thực hiện tốt hoạt động trong kinh doanh dịch vụ Ngân nói chung và DV NHĐT nói riêng sẽ giúp Ngân hàng phát huy lợi thế hiện có, phát huy tiềm lực của Ngân hàng. Để làm được điều đó đòi hỏi Ngân hàng c n xây dựng chiến lược một cách bài bản, có hệ thống, phải đề ra kế hoạch và mục tiêu rõ ràng. Chương 1 nêu ra những vấn đề lý luận cơ bản về vấn đề nghiên cứu: khái niệm DV NHĐT, các giai đoạn phát triển DV NHĐT, nội dung phát triển DV NHĐT... Từ đó, góp ph n định hướng phân tích cho
các chương sau. Để đưa ra các giải pháp phát triển DV NHĐT một cách hiệu quả.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
CHI NHÁNH ĐẮK LẮK
2.1. TỔNG Q AN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - CHI NHÁNH ĐẮK LẮK
2.1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn Sài Gòn
Ngân hàng Thương Mại Cổ Ph n Sài Gòn
Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương Mại Cổ Ph n Sài Gòn Tên tiếng Anh: Saigon Commercial Bank
Tên thương hiệu: SCB
Hội sở chính: 27 Tr n Hưng Đạo - Quận 5 - TP. HCM
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Ngân hàng TMCP Sài Gòn vốn điều lệ: Kể từ ngày 01/01/2012, vốn điều lệ của Ngân hàng Thương Mại Cổ Ph n Sài Gòn (hợp nhất) là 10.584.000.000.000 đồng (Mười ngàn năm trăm tám mươi bốn tỷ đồng)
Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012.
Đây là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi về quy mô tổng tài sản lớn hơn, phát triển vượt bậc về công nghệ, mạng lưới chi nhánh phát triển rộng khắp cả nước và trình độ chuyên môn vượt bậc của tập thể CB-CNV.
Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, Ngân hàng hợp nhất đã có ngay lợi thế mạnh trong lĩnh vực ngân hàng và nằm trong nhóm 5 ngân hàng cổ ph n lớn nhất tại Việt Nam. Cụ thể: Vốn điều lệ đạt 10.584 tỷ đồng, Tổng tài sản ngân hàng đã đạt khoảng 154.000 tỷ đồng, Nguồn vốn huy động từ tổ chức tín dụng, kinh tế và dân cư của ngân hàng đạt hơn 110.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế lũy kế đạt trên 1.300 tỷ đồng. Hiện hệ thống của ngân hàng tính trên tổng số lượng trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, và điểm giao dịch ước khoảng 230 đơn vị trên cả nước sẽ giúp khách hàng giao dịch một cách thuận lợi và tiết kiệm nhất.
Từ những thế mạnh sẵn có cùng sự quyết tâm của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành và toàn thể CBNV, sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), đặc biệt là sự tin tưởng và ủng hộ của Khách hàng, Cổ đông, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chắc chắn sẽ phát huy được thế mạnh về năng lực tài chính, quy mô hoạt động và khả năng quản lý điều hành để nhanh chóng trở thành một trong những tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đ u Việt Nam và mang t m vóc quốc tế, đủ sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong và ngoài nước. Qua đó, cung cấp giải pháp tài chính linh hoạt, chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu c u của mọi đối tượng Khách hàng cũng như nâng cao giá trị và quyền lợi cho Cổ đông.
2.1.2. Tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh Đắk Lắk
a. Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 2008, Phòng giao dịch (PGD) Buôn Ma Thuột - Ngân hàng TMCP Sài Gòn ra đời, đặt tại trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột. Nhiệm vụ đặt ra đối với Phòng giao dịch là kế thừa và phát huy những thế mạnh sẵn có của hệ thống SCB, đồng thời, học tập kinh nghiệm, tiến bộ của các Ngân hàng đi trước trên địa bàn Đắk Lắk để tiếp cận khách hàng, cung cấp những sản phẩm
có chất lượng tốt, nhanh chóng, kịp thời đến các khách hàng. Tuy nhiên, vì là một phòng giao dịch nên hoạt động vẫn còn rất hạn chế, chỉ gói gọn trong các giao dịch tiền mặt thông thường.
Đến ngày 27/03/200 , Hội đồng quản trị NHTMCP Sài Gòn ra quyết định số 103/QĐ-SCB-HĐQT0 thành lập chi nhánh NHTMCP Sài Gòn tại Đắk Lắk trên cơ sở nâng cấp Phòng giao dịch Buôn Ma Thuột. Chi nhánh chính thức khai trương đi vào hoạt động vào ngày 20/05/200 . Trong những năm qua, hoạt động theo chỉ đạo của Hội sở SCB, SCB Đắk Lắk đã và đang từng bước khai thác các nguồn lực sẵn có trên địa bàn, đồng thời, mở rộng và nâng cao quy mô hoạt động đến khắp các huyện của tỉnh Đắk Lắk, gia tăng thị ph n. Chất lượng hoạt động của SCB Đắk Lắk ngày càng được cải thiện rõ rệt. Cùng với những nỗ lực quyết tâm và năng lực chuyên môn của đội ngũ lãnh đạo và nhân viên, SCB Đắk Lắk hứa hẹn sẽ còn phát triển hơn nữa trong các giai đoạn tiếp theo.
b. Chức năng, nhiệm vụ của SCB Đắk Lắk
Chức năng
- Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo phân cấp của SCB.
- Tổ chức, điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo sự ủy quyền của giám đốc.
- Thực hiện các nghiệp vụ khác được tổng giám đốc giao.
Nhiệm vụ
- Huy động vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng.
- Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng. - Thực hiện các dịch vụ trung gian : thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền nhanh qua ngân hàng
- Kinh doanh ngoại tệ và vàng.
- Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của SCB.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ, việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định của ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
- Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của nhà nước, ngành ngân hàng và SCB (Hội sở).
- Nghiên cứu, phân tích kế toán liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của SCB và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
c. Cơ cấu tổ chức của SCB Đắk Lắk
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của SCB Đắk Lắk.
- Ban Giám đốc: Đứng đ u chi nhánh là Ban Giám đốc gồm Giám đốc
chi nhánh và Phó Giám đốc chi nhánh. Ban Giám đốc trực tiếp quản lý bộ
BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN PGD NGUYỄN TẤT THÀNH HÀNH CHÍNH TỔ TỔ CHỨC BỘ PHẬN KẾ TOÁN GIAO DỊCH BỘ PHẬN KẾ TOÁN NỘI BỘ BỘ PHẬN NGÂN QUỸ
phận kinh doanh, nhân sự, ký duyệt cho vay, phán quyết uỷ quyền của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm Marketing và triển khai sản phẩm dịch vụ mới, xây dựng các chương trình kế hoạch kinh doanh của chi nhánh, ký các báo cáo liên quan tới hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Phòng kinh doanh: Có các nhiệm vụ chính như:
+ Xác định khách hàng mục tiêu trong từng thời kỳ, thực hiện tiếp cận khách hàng, phân tích nhu c u mới của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng để đề xuất cải tiến, hoàn thiện và phát triển sản phẩm mới;
+ Nghiên cứu, xem xét cấp tín dụng cho khách hàng dưới nhiều hình thức, tuỳ theo năng lực và khả năng trả nợ của khách hàng. Phòng kinh doanh còn chủ động tìm hiểu khách hàng mới, tổ chức hướng dẫn khách hàng về các chế độ, thể lệ tín dụng, bão lãnh để khách hàng có thể nắm chắc và thực hiện đúng quy định và thực hiện các nghiệp vụ cho vay. Hơn thế nữa, phòng kinh doanh còn kinh doanh ngoại tệ và thực hiện việc thanh toán quốc tế cho khách hàng.
- Phòng Kế toán: Có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Mở sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá và các giấy tờ văn bản khác có liên quan đến nghiệp vụ tiền gửi cho khách hàng;
+ Mở (đóng) tài khoản tiền gửi thanh toán, hợp đồng phát sinh thẻ và các dịch vụ cung cấp liên quan đến tài khoản trên;
+ Xử lý các chứng từ báo có, báo nợ, sao kê, sổ phụ tài khoản khách hàng; các chứng từ giao dịch như phiếu thu phiếu chi, phiếu chuyển khoản cho khách hàng;
+ Xử lý các hợp đồng cho vay c m cố sổ tiết kiệm và các chứng từ có liên quan như xác nhận phong toả, giải toả tài sản thế chấp, vay c m cố sổ tiết kiệm do SCB phát hành theo quy định;
+ Duyệt các khoản tạm ứng chi khuyến mãi cho chương trình tiết kiệm; + Thanh toán bù trừ.
- Tổ hành chính: Bao gồm nghiệp vụ hành chính và nghiệp vụ quản lý
nhân sự.
- Phòng giao dịch (PGD Nguyễn Tất Thành): Có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Xác định và triển khai công tác tiếp thị, phát triển khách hàng tiền gửi. Tiếp thị, giới thiệu khách tín dụng về chi nhánh;
+ Tư vấn cho khách hàng các sản phẩm của SCB;
+ Mở sổ tiết kiệm; Mở tài khoản thanh toán của cá nhân và tổ chức; + Cho vay c m cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của SCB Đắk Lắk
a. Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại SCB Đắk Lắk
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2012 2013 2014 So sánh (%)
Số tiền Số tiền Số tiền ( 13/12) (14/13) Tổng nguồn vốn huy động 529,27 824,43 1295,8 55,8% 57,2% Theo thành phần kinh tế
Tiền gửi TCKT 121,73 206,11 336,9 69,3% 63,5% Tiền gửi dân cư 407,54 618,32 958,88 51,7% 55,1%
Theo kỳ hạn
TG có kỳ hạn 385,83 677,68 1015,89 75,6% 49,9% TG không kỳ hạn 143,43 146,75 279,89 2,3% 90,7%
Nguồn: Phòng Kế toán - SCB Đắk Lắk
Huy động vốn tại SCB Đắk Lắk tăng trưởng liên tục với mức tăng trưởng cao trong suốt 3 năm qua, cụ thể: năm 2013 HĐV đạt 824,43 tỷ đồng,
tăng 55,8% so với năm 2012; năm 2014 đạt 1295,8 tỷ đồng, tăng 57,2% so với năm 2013.
Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế
- Huy động vốn dân cư: việc xác định đối tượng dân cư là nhóm khách hàng quan trọng nhất trong cơ cấu nguồn vốn huy động, SCB Đắk Lắk ưu tiên tập trung gia tăng nhóm khách hàng này cả về số lượng và chất lượng. Chi nhánh khai thác khá tốt các mối quan hệ cá nhân của từng cán bộ nhân viên nhằm thu hút khách hàng. Vì vậy kết quả huy động vốn dân cư đạt được rất khả quan. HĐV dân cư tăng trưởng tốt qua các năm, cụ thể năm 2013 tăng 51,7% so với năm 2012, năm 2014 tăng 55,1% so với năm 2013.
- Huy động vốn tổ chức kinh tế: năm 2013 đạt 206,11 tỷ đồng, tăng 69,3% so với năm 2012, năm 2014 đạt 336,9 tỷ đồng, tăng 63,5% so với năm 2013, nhưng mức tăng thấp hơn. Nguyên nhân chính là do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến nhóm khách hàng này.
Nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế
121,73 206,11 336,9 407,54 618,32 958,88 0 200 400 600 800 1000 1200 2012 2013 2014 Tiền gì TCKT Tiền gì dân cư
Biểu đồ 2.2: Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn
- Tiền gửi có kỳ hạn: có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể là năm 2013 đạt 677,68 tỷ đồng, tăng 75,6% so với năm 2012, năm 2014 đạt 1015,89 tỷ đồng, tăng 49,9% so với năm 2013. Mặc dù cạnh tranh rất gay gắt với các NHTM trên địa bàn, nhưng nhờ vào uy tín, chất lượng của ngân hàng đối với khách hàng nên đã góp ph n làm tăng khả năng cạnh tranh và kết quả là vốn huy động bằng tiền gửi này có xu hướng tăng.
- Tiền gửi không kỳ hạn: cũng có xu hướng tăng nhẹ qua các năm, cụ thể là năm 2013 đạt 146,75 tỷ đồng, tăng 2,3% so với năm 2012, năm 2014 đạt 279,89 tỷ đồng, tăng 90,7% so với năm 2013. Tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu là tiền gửi thanh toán của các TCKT gửi tại ngân hàng và một lượng nhỏ tiền gửi của dân cư dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn. Nguyên nhân quan trọng góp ph n đáng kể trong sự tăng trưởng huy động vốn tiền gửi không kỳ hạn của SCB Đắk Lắk là do từ năm 2011 chính sách kích c u của Chính phủ, cho vay hỗ trợ lãi suất nên nhu c u về vốn của các doanh nghiệp được đáp ứng, thúc đẩy tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.
Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn
385,83 677,68 1015,89 143,43 146,75 279,89 0 200 400 600 800 1000 1200 2012 2013 2014 TG có kỳ hạn TG không kỳ hạn
b. Hoạt động cho vay và thu nợ
Bảng 2.2: Tình hình cho vay và thu nợ tại SCB Đắk Lắk
ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Số tiền Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%)
Doanh số cho vay 678,54 1.017,82 50,0 1.475,83 45,0 Doanh số thu nợ 421,54 712,35 69,0 1.120,46 57,3 Dư nợ 257,01 562,48 118,9 917,85 63,2 Nợ quá hạn 4,32 12,91 199,0 31,02 140,3 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 1,68 2,30 - 3,38 -
Nguồn: Phòng Kinh doanh - SCB Đắk Lắk
Qua bảng 2.2, ta thấy được rằng, giai đoạn 2012 – 2014 tuy nền kinh tế vẫn còn khó khăn, khủng hoảng tài chính thế giới nhưng tình hình cho vay, thu nợ của SCB Đắk Lắk vẫn có sự tăng trưởng tương đối tốt, cụ thể:
Doanh số cho vay (DSCV) năm 2012 là 678,54 tỷ đồng, năm 2013 là 1.017,82 tỷ đồng, năm 2014 là 1.475,83 tỷ đồng với tốc độ tăng bình quân là