6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.1. Căn cứ xu hướng phát triển của ngành Ngân hàng trong thờ
gian tới
Toàn c u hóa là xu thế lớn của thế kỷ 21, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền kinh tế thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực Kinh tế - Thương mại. Tất cả các nước đều nổ lực hội nhập vào xu thế chung vì sự tồn tại và phát triển. Các nước nhỏ, các nước có nền kinh tế khép kín đều tiến hành điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thực hiện chính sách mở cửa, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Chủ trương phát triển nền kinh tế mở đã được Đảng, Nhà nước ta xác định ngay từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vào năm 1 45 và trong các văn kiện đại hội Đảng. Đại hội Đảng l n thứ IX đã nêu rõ chủ trương và phương châm của Việt Nam là “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh th n phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc…”
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, công cuộc mới tiếp tục được thực hiện toàn diện và sâu sắc. Dân tộc Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ trọng đại trong bối cảnh mới. Nằm trong khu vực phát triển năng động, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, xã hội chính trị ổn định, môi trường kinh doanh ngày càng hấp dẫn trở thành điểm đến được cộng đồng các nhà quan tâm quốc tế rất quan tâm. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế diễn ra trên các mặt: khu vực công nghiệp và dịch vụ, trong đó đặc biệt là ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh, chiếm tỷ trọng vượt trội, cơ cấu lao động cũng sẽ có sự dịch
chuyển tương ứng, kinh tế ngoài Nhà nước (bao gồm cả kinh tế có vốn đ u tư nước ngoài) có điều kiện phát triển nhanh.
Trong xu thế hội nhập chung, các Ngân hàng tham gia bình đẳng trên thị trường kinh doanh tiền tệ, dịch vụ Ngân hàng trong phạm vi lớn quốc tế và khu vực. Đòi hỏi các Ngân hàng thương mại phải cung cấp nhiều dịch vụ mới, chất lượng hơn nhằm thu hút các doanh nghiệp cũng như tăng khả năng cạnh tranh.
Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế quốc tế cũng mở ra những cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế về các vấn đề tài chính, tiền tệ, giúp cho các NHTM VN có điều kiện chia sẻ thông tin, trao đổi nghiệp vụ, thu hút các luồng vốn kinh tế, tiếp cận thị trường mới cũng như tranh thủ công nghệ Ngân hàng, trình độ quản lý tiên tiến từ các quốc gia kinh tế phát triển. Hội nhập tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách Ngân hàng tiến hành nhanh hơn, quyết liệt hơn, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, nâng cao năng lực quản trị điều hành tương xứng với chuẩn mực trong hệ thống Ngân hàng quốc tế.
3.1.2. Định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài G n trong thời gian tới
Trong khuôn khổ kế hoạch phát triển đến 2015, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đặt mục tiêu hoạt động năng động, sản phẩm phong phú, kênh phân phối đa dạng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, kinh doanh an toàn hiệu quả, tăng trưởng bền vững, đội ngũ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn cao.
- Tăng trưởng cao bằng cách tạo ra sự khác biệt hóa trên cơ sở hiểu biết nhu c u khách hàng và hướng tới khách hàng.
- Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo chi sự tăng trưởng bền vững.
- Duy trì cấu trúc tài chính ở mức độ an toàn, tối ưu hóa việc sử dụng. - Đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu quả.
- Xây dựng “văn hóa SCB” trở thành yếu tố tinh th n gắn kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt.
3.1.3. Chiến lược Marketing trong kinh doanh dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài G n - Chi nhánh Đắk Lắk