- Richter
4.2.4. Sự cải thiện khoảng cách tay đất
Cùng với độ giãn CSTL, tầm vận động cột sống, góc độ lasegue, Ầthì nghiệm pháp tay đất là một trong số những tiêu chắ đo lường về hiệu quả điều trị của bệnh nhân TVĐĐ. Nghiệm pháp tay đất thể hiện khả năng vận động, khả năng gập của cột sống và độ mềm mại của các tổ chức phần mềm, gân, cơ cột sống thắt lưng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở thời điểm trước tiêm đa số bệnh nhân nghiên cứu có khoảng cách tay đất ở mức độ kém: 66,7% ở nhóm chứng mức độ kém và 56,6% ở nhóm nghiên cứu. Sự khác biệt giữa hai nhóm là không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Ở thời điểm sau tiêm mũi 1 và sau tiêm mũi 2, sự cải thiện khoảng cách tay đất của 2 nhóm chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu ở thời điểm sau tiêm mũi thứ 3 nhận thấy, khoảng cách tay đất của 2 nhóm đã giảm đi có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Mức độ tốt ở nhóm chứng tăng từ 20% trước tiêm lên 60% còn ở
nhóm nghiên cứu tăng từ 26,7% lên 53,3%. Không có sự khác biệt về sự giảm khoảng cách tay đất giữa 2 nhóm với p > 0,05.
Ở thời điểm sau điều trị 1 tháng, với cả hai nhóm có sự cải thiện rõ rệt
về khoảng cách tay đất so với trước điều trị với p < 0,01. Ở nhóm chứng tỷ lệ bệnh nhân mức độ kém từ 66,7% giảm xuống 3,3% sau 1 tháng; ở nhóm nghiên cứu giảm từ 56,6% xuống 6,7%. Sau 1 tháng tỷ lệ bênh nhân ở mức độ tốt của nhóm chứng từ 20% tăng lên 60%, nhóm nghiên cứu từ 26,7 tăng lên 60%. Không có sự khác biệt về mức độ giảm khoảng cách tay đất giữa 2 nhóm với p > 0,05.
Quá trình điều trị, do mức độ đau giảm dần, mức độ co cơ cột sống và khả năng vận động CSTL tốt lên, do đó khoảng cách tay đất cũng tốt dần lên.
4.2.5. Sự cải thiện tầm vận động cột sống thắt lưng
Vận động cột sống thắt lưng được đánh giá bằng 6 vận động chắnh đó là gấp, duỗi, nghiêng trái, nghiêng phải, xoay trái, xoay phải CSTL.Tuy nhiên do bệnh nhân TVĐĐ thường rất đau và khó khăn khi kiểm tra các động tác này vì vậy để tiện kết hợp với các nghiệm pháp thăm khám trước đó như nghiệm pháp tay đất, NP schober, chúng tôi chỉ thực hiện đánh giá hai động tác điển hình đó là gấp và duỗi cột sống thắt lưng.
Trước điều trị, tầm vận động cột sống thắt lưng của hai nhóm là tương đương nhau với p > 0,05. Sau các thời điểm điều trị ngay từ mũi tiêm thứ nhất đã thấy có sự cải thiện động tác gấp trung bình với p < 0,05. Ở nhóm chứng động tác gấp trung bình tăng từ 50 ổ 28,58 lên 63,83; ở nhóm nghiên cứu tăng tử 52,17 ổ 22,84 lên 63,67 ổ 20,12. So sánh giũa hai nhóm chứng tôi thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm về điểm chênh trung bình với p > 0,05.
Chúng tôi tiếp tục đánh giá sau mũi tiêm thứ 2, thứ 3, động tác gấp CSTL trung bình tiếp tục tăng lên. Ở nhóm chứng 71,6 ổ 21,03 sau tiêm mũi thứ 2 và 82,17 ổ 22,34 sau tiêm mũi thứ 3; ở nhóm nghiên cứu 75 ổ 17,07 sau tiêm mũi thứ 2 và 83,67 ổ 17,80 sau tiêm mũi thứ 3; sự cải thiện ở cả hai nhóm là có ỹ nghĩa thống kê với p < 0,05. Không có sự khác biệt về mức độ cải thiện động tác gấp CSTL giữa hai nhóm với p > 0,05.
Tại thời điểm sau điều trị 1 tháng có sự cải thiện rõ rệt về động tác gấp CSTL trung bình của hai nhóm với p < 0.05. Nhóm chứng tăng lên 90,50 ổ 11,41 với độ chênh trung bình 36,83 ổ 22,25 ; nhóm nghiên cứu tăng lên 91,67 ổ 20,04 với độ chênh trung bình là 40,50 ổ 24,99. Không có sự khác biệt về điểm chênh trung bình giữa hai nhóm với p > 0,05.
Đánh giá về sự cải thiện động tác duỗi CSTL tai các thời điểm điều trị, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự cải thiện về độ duỗi trung bình cột sống thắt lưng ở cả hai nhóm ngay từ thời điểm sau tiêm mũi thứ nhất và sự cải thiện tiếp tục tăng lên sau các mũi tiêm thứ 2, thứ 3 và sau tiêm 1 tháng, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Không có sự khác biệt về sự cải thiện động tác duỗi trung bình tại thời điểm sau tiêm mũi 1 và mũi 2 giữa 2 nhóm với p > 0,05.
Đánh giá hiệu quả sau liệu trình tiêm 3 mũi và sau điều trị 1 tháng, ở nhóm chứng động tác duỗi CSTL trung bình tăng từ 12,50 ổ 6,39 trước tiêm lên 21,33 ổ 3,45; sau 1 tháng tăng lên 22,17 ổ 3,86; nhóm NC tăng từ 15,27 ổ 6,08 trước tiêm lên 24,17 ổ 4,56 sau liệu trình 3 mũi và 25,17 ổ 3,82 sau 1 tháng. Chúng tôi thấy động tác duỗi CSTL của nhóm nghiên cứu cao hơn so với nhóm chứng, có ý nghĩa với p > 0,05 . Tuy nhiên khi so sánh về mức độ cải thiện động tác duỗi CSTL giữa nhóm chứng (điểm chênh sau liệu trình 3 mũi: 8,83 ổ 4,29; sau 1 tháng 9,66 ổ 4,53) và nhóm nghiên cứu (điểm chênh
sau liệu trình 3 mũi: 8,9 ổ 4,51; sau 1 tháng: 9,9 ổ 4,9) không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
So sánh với kết quả nghiên cứu của Cao Hoàng Tâm Phúc, điểm chênh trung bình động tác gấp sau điều trị 1 tháng của nhóm chứng là 17,8 ổ 7,4; động tác duỗi là 8,1 ổ 1,2; có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn.