Sự cải thiện độ lasegue

Một phần của tài liệu ĐáNH GIá HIệU QUả TIÊM ngoài màng cứng qua khe liên đốt l4 - l5 bằng HYDROCORTISOne ACETATTRONG ĐIềU TRị ĐAU dây THầN KINH TọA DO THOáT Vị ĐĩA ĐệM (Trang 84 - 87)

- Richter

4.2.2.Sự cải thiện độ lasegue

Nghiệm pháp lasegue là 1 nghiệm pháp thường dùng trong trong thăm khám lâm sàng các bệnh cơ xương khớp nói chung và đau dây thần kinh toạ nói riêng. Nghiệm pháp lasegue là góc được tạo bởi mặt giường và chân bệnh nhân đến khi đau, thường được đánh giá là dương tắnh khi góc độ lasegue < 850.

Sau khi tiêm ngoài màng cứng bằng corticosteroid, nhờ vào khả năng giảm đau chống viêm, sẽ làm giảm phù nề, chèn ép đối với rễ thần kinh. Đánh giá độ Lasegue trước và sau điều trị sẽ giúp đánh giá khách quan hiệu quả điều trị.

Trước điều trị, góc độ Lasegue của hai nhóm là tương đương nhau với p > 0,05. Ở các thời điểm điều trị ngay từ mũi tiêm đầu tiên, mức độ giảm chèn

ép rễ thần kinh toạ của hai nhóm tăng lên rõ rệt (p < 0,05). Mức độ kém của nhóm chứng và nhóm nghiên cứu trước điều trị đều chiếm 33,3 %; sau tiêm mũi 1 đều giảm còn 13,3%; sau tiêm mũi 2 giảm xuống 10% ở nhóm chứng và 3,3% ở nhóm nghiên cứu. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 về hiệu quả chèn ép rễ thần kinh toạ ở cả hai nhóm.

Sau liệu trình tiêm 3 mũi, sự cải thiện góc độ lasegue của hai nhóm là rất rõ rệt (p < 0,05). Cả hai nhóm đều không có bệnh nhân nào ở mức độ kém, mức độ tốt ( ≥ 75 độ) của nhóm chứng tăng từ 6,7% tăng lên 50% sau tiêm mũi thứ 3 và 56,7% sau điều trị 1 tháng; ở nhóm nghiên cứu mức độ tốt từ 20% tăng lên 56,7% sau tiêm mũi thứ 3 và 63,3 % sau điều trị 1 tháng.

Năm 2011, tác giả Cao Hoàng Tâm Phúc đã tiến hành nghiên cứu đánh gắa hiệu quả của tiêm NMC bằng Hydrocortisone acetat trong phục hồi chức năng cho bệnh nhân đau thần kinh toạ, kết quả sau tiêm một tháng cả 2 nhóm không còn bệnh nhân nào có mức độ kém, ở nhóm chứng: rất tốt ( > 80o): tăng từ 0% lên 30% sau 1 tháng điều trị; tốt ( ≥ 60o) tăng từ 26,7% lên 36,7%.

Năm 2013, tác giả Đỗ Vũ Anh nghiên cứu đánh giá hiệu quả của tiêm corticosteroid trong điều trị đau thần kinh toạ do thoát vị đĩa đệm, kết quả ở nhóm tiêm Hydrocortisone acetat sau điều trị 1 tháng không còn bệnh nhân nào ở mức độ kém, rất tốt ( > 80o) tăng từ 16,7% lên 77,8%.

So sánh với các tác giả trên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi là tương đương sau 1 tháng điều trị. Trong nghiên cứu của chúng tôi có sự cải thiện độ Lasegue của hai nhóm ngay từ sau tiêm mũi đầu tiên và đạt hiệu quả rõ rệt sau liệu trình 3 mũi tiêm và sau 1 tháng, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự cải thiện góc độ Lasegue giữa hai nhóm nghiên cứu với p > 0,05.

Chúng tôi đánh giá chức năng vận động cột sống thắt lưng của các bệnh nhân thông qua độ giãn cột sống thắt lưng (Nghiệm pháp Schober) và tầm vận động cột sống thắt lưng (2 động tác chắnh là gấp và duỗi cột sống thắt lưng). Trong TVĐĐ cột sống thắt lưng, sự hạn chế chức năng vận động cột sống thắt lưng là hậu quả của triệu chứng đau. Ngoài ra còn do co rút các cơ cạnh sống, di lệch khớp đốt sống, co kéo các tổ chức liên kết bao gồm gân cơ, dây chằng, bao khớpẦ dẫn đến hạn chế tầm vận động CSTL

Qua biểu đồ phân bố bệnh nhân theo sự cải thiện độ giãn CSTL chúng tôi thấy đa số các bệnh nhân có sự thiện đáng kể. Ở nhóm chứng, tại thời điểm trước tiêm tỷ lệ bệnh nhân có độ giãn CSTL mức độ kém giảm từ 63,3% xuống 40% sau tiêm mũi 1; 23,3% sau tiêm mũi 2; 10% sau tiêm mũi 3; sau 1 tháng còn 3,3 % (1 BN); ở nhóm nghiên cứu tỷ lệ kém giảm từ 56,7% xuống 26,7% sau tiêm mũi 1; 13,3% sau tiêm mũi 2; 3,3% sau tiêm mũi 3 ; và sau điều trị 1 tháng không còn BN nào có độ giãn CSTL ở mức độ kém.

Mức độ tốt của nhóm nghiên cứu tăng từ 20% trước tiêm lên 46,7% sau liệu trình tiêm 3 mũi và 60% sau điều trị 1 tháng; Nhóm chứng tăng từ 13,3 % trước tiêm lên 40 % sau liệu trình 3 mũi tiêm và 46,7 % sau 1 tháng điều trị.

Về góc độ giãn CSTL trung bình, trước tiêm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ giãn CSTL giữa hai nhóm với p > 0,05. Đánh giá sau từng mũi tiêm chúng tôi thấy đã có sự cải thiện về độ giãn CSTL trung bình ngay từ mũi tiêm đầu tiên, với p < 0,01.Sau liệu trình tiêm 3 mũi sự cải thiện độ giãn CSTL càng tăng lên rõ rệt, p < 0,01. Tuy nhiên sự cải thiện này không có sự khác biệt giữa hai nhóm với p > 0,05.

Sau điều trị 01 tháng độ giãn CSTL trung bình của nhóm chứng tăng từ 1,38 ổ 1,41 lên 3,3 ổ 0,79; của nhóm nghiên cứu tăng từ 1,83 ổ 1,44 lên 3,75 ổ 0,79, nhóm NC độ giãn CSTL trung bình sau 1 tháng cao hơn so với nhóm

chứng, có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Tuy nhiên so sánh giữa hai nhóm chúng tôi thấy, mức tăng độ giãn CSTL của nhóm nghiên cứu (1,92 ổ 1,18) và nhóm chứng (1,92 ổ 1,08) là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với tác giả Cao Hoàng Tâm Phúc , có sự cải thiện rõ rệt về độ giãn cột sống thắt lưng sau 1 tháng ở nhóm 30 BN tiêm ngoài màng cứng bằng Hydrocortisone acetat.

Có được sự cải thiện về độ giãn CSTL trong nghiên cứu của chúng tôi có thể là do hiệu quả điều trị giảm đau được cải thiện rất tốt ở hai nhóm, khi giảm đau tại vùng CSTL, người bệnh sẽ dễ dàng vận động được cột sống và khi đó độ giãn CSTL sẽ tăng nhanh.

Một phần của tài liệu ĐáNH GIá HIệU QUả TIÊM ngoài màng cứng qua khe liên đốt l4 - l5 bằng HYDROCORTISOne ACETATTRONG ĐIềU TRị ĐAU dây THầN KINH TọA DO THOáT Vị ĐĩA ĐệM (Trang 84 - 87)