- Richter
4.1.8. Vị trắ thoát vị đĩa đệm
Theo các tác giả nghiên cứu trước đây của cả nước ngoài và Việt Nam thoát vị đĩa đệm thường gặp nhất ở vị trắ L4/5, l5S1.
Theo Phan Thị Hạnh TVĐĐ đơn tầng L4/5 (26,7%); L5S1 (13,3%). TVĐĐ 2 tầng L4/5 và L5S1 (36,7%). Thoát vị từ 3 tầng trở lên (10 %) .
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiền thoát vị đa tầng gặp nhiều hơn (52,7%), thoát vị đơn tầng ắt hơn (48,3%). Hay gặp nhất là TVĐĐ L4/5 và L5S1 (31,7%); sau đó là TVĐĐ L4/5 (25%), L5S1 (23,3%) .
Trong nghiên cứu của chúng tôi, hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm L4/5 và L5S1 (38,3%), sau đó là thoát vị đĩa đệm > 2 tầng (30%), TVĐĐ đơn tầng (26,7%), trong đó TVĐĐ L4/5 (16,7%); L5S1 (10%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đối phù hợp với kết quả của các tác giả trên.
Các tác giả đều thống nhất rằng đĩa đệm L4/5 và L5S1 là những vị trắ hay bị thoát vị nhất, vì đây là phần di động nhất, phần bản lề của cột sống nên thường xuyên chịu trọng tải lớn cũng như biên độ và mức độ hoạt động rất lớn, do đó đĩa đệm sẽ bị thoái hoá từ rất sớm và hệ thống dây chằng cạnh sống và bao xơ đĩa đệm rất dễ bị tổn thương. Ngoài ra ở vùng này giữa thần kinh và đĩa đệm là một khoảng rất hẹp nên chỉ cần một chèn ép nhỏ cũng đã gây nên hiện tượng trên lâm sàng.
Sự khác biệt về trắ thoát vị đĩa đệm giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
4.1.9. Mức độ thoát vị đĩa đệm
Trong tổng số 60 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi, 39 bệnh nhân có thoát vị đĩa đệm thật sự trên phim chụp MRI cột sống thắt lưng chiếm 65 %, 2 bệnh nhân thoát vị đĩa đệm di trú chiếm 3,3% và 19 bệnh nhân phồng Ờ lồi đĩa đệm (nhẹ hơn) chiếm 31,6%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đối phù hợp với kết quả của Phạm Văn Đức (2011) 73,3% bệnh nhân TVĐĐ; 26,7% bệnh nhân phình Ờ lồi đĩa đệm .
Tỷ lệ thoát vị đĩa đệm thực sự chiếm tỷ lệ cao trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phần lớn bệnh nhân đến điều trị ở bệnh viện Bạch Mai là những bệnh nhân nặng, và điều thứ hai cho thấy rằng nhận thức của bệnh nhân về điều trị bảo tồn bằng điều trị nội khoa ngày càng tăng lên, không chỉ có những bệnh nhân với mức độ tổn thương nhẹ mới điều trị nội khoa mà cả
những bệnh nhân có mức độ tổn thương tương đối nặng cũng được điều trị bảo tồn rất tốt.
Sự khác biệt giữa nhóm chứng và nhóm nghiên cứu là không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Nhận xét về đặc điểm chung của hai nhóm nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi, giữa nhóm chứng và nhóm nghiên cứu không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các đặc điểm tuổi, giới tắnh, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh, hoàn cảnh khởi phát bệnh, vị trắ thoát vị đĩa đệm và mức độ thoát vị đĩa đệm trên phim chụp MRI.
Sự tương đồng về các đặc điểm chung này giữa hai nhóm là hết sức có ý nghĩa, giúp cho việc so sánh, đánh giá hiệu quả can thiệp ở hai nhóm bệnh nhân được chắnh xác hơn.
4.2. Hiệu quả điều trị đau thần kinh toạ do thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp tiêm ngoài màng cứng qua khe liên đốt