Các chính sách và giải pháp về thuế

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 72)

L 云 IM 雲 A井 U

3.2.2.2Các chính sách và giải pháp về thuế

đều ảnh hưởng đến giá xe và sản lượng tiêu thụ xe của các doanh nghiệp sản xuất xe.

- Vào ngày 23/8/2008 thuế trước bạ xe mới tăng từ 5% lên 10% làm hạn chế việc mua xe của khách hàng, lượng cung cao hơn nhiều so với cầu, hàng loạt hãng xe tồn kho, Trước tình hình đó vào tháng 6/2009 chính phủ lại hỗ trợ 50% thuế trước bạ (10% x50% =5%.) cho đến heat ngày 31/12/2009.

-Vào ngày 01/01/2009 luật thuế VAT thay đổi từ 5% lên 10% đối với tất cả loại xe ôtô. trước sự thay đổi này làm cho thị trường xe ô tô biến động tăng khong ngừng vào khoảng thời gian trước ngày 01/01/2009. Sau ngày 01/01/2009 giá xe tăng cao làm cho nhu cầu mua xe giảm hẳn, thị trường lại đóng băng, mua bán lại ế ẩm. Trứơc tình hình đó để kích cầu chính phủ lại hỗ trợ 50% thuế suất VAT (10%x50%=5%.) cũng đến hết ngày 31/12/2009.

-Ngày 01/04/2009 luật thuế tiêu thụ đặc biệt thay đổi làm ảnh hưởng đến xe từ 7 chổ trở lên, một lần nữa lại ảnh đến thị trường xe ô tô Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng.

(Tham khảo giá xe thay đổi theo sự thay đổi luật thuế ở bảng phụ lục 01)

Sắp tới đây ngày 1/1/2010 chính phủ không còn hỗ trợ thuế trước bạ và thuế VAT nữa, thuế sẽ trở lại mức bình thường VAT 10%, trước bạ 10% làm ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch sản xuất xe của các công ty sản xuất ô tô trong nước. Thông thường vào cuối năm thị trường ô tô sôi đông lên, tuy nhiên năm 2009 chỉ mới tháng 6

nhưng mọi người đã đổ xô đi mua xe để chạy thuế, các doanh nghiệp sản xuất ô tô như honda, Toyota, Daewoo, ford, isuzu đã không còn xe bán khi khách hàng muốn mua xe phải đặt cọc và chờ vài tháng, với Toyota phải chờ qua năm 2010. Trên thị trường chỉ còn dòng xe Mitsubishi do vậy muốn mua được xe phải tăng giá từ 1000- 3000 USD. Cuối cùng người dân phải chịu thiệt thòi mua xe giá cao, bên cạnh đó các nhà sản xuất cũng rất thụ động khi kế hoạch sản xuất không chính xác, theo dự đoán với tình hình khủng hoảng tất cả các công ty lên kế hoạch sản xuất rất khiêm tốn, hàng tồn kho dự trữ không nhiều, kết quả là muốn bán được nhiều hàng hóa nhưng khi có khách mua lại không có hàng, còn khi đã sản xuất được nhiều hàng thì lại không có ai mua vì chính sách thuế lên.

Như vậy hiện tại ở nước ta chính sách thuế về ngành ô tô là chưa ổn định, trong vòng vài năm gần đây chính sách thuế thay đổi liên tục, phải nói thị trường ô tô thay đổi theo từng lần thay đổi luật thuế. Khi tăng thuế đồng nghĩa với tăng giá xe và thời gian trước khi tăng thuế thị trường xe cũng tăng nhiệt, lượng khách mua xe tăng rất đột biến, theo như cách gọi dân giã là “mua xe chạy thuế “, nhưng khi luật thuế chính thức áp dụng, giá xe tăng lên ngay tức khắc thị trường xe lại ế ẩm, cung cầu lại không cân bằng. Còn đối với trường hợp khi chính phủ giảm thuế, giá xe cũng giảm theo, thời gian trước khi áp dụng luật thuế thì thị trường xe trở nên ế ẩm, người tiêu dùng chờ đến khi áp dụng thuế giảm để mong giá xe giảm hơn. Do vậy chính phủ phải có chính sách ổn định về thuế để khuyến khích đầu tư đối với các doanh nghiệp sản xuất ô tô, nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô như mục tiêu đã đề ra. 3.2.2.3 Tăng cường mối liên kết giữa Ngân hàng và doanh nghiệp: xây dựng những cơ chế chính sách phù hợp để có thể tạo nên mối liên kết gắn bó giữa doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng thương mại có sự hổ trợ nhất định của thành

phố theo chương trình kích cầu thông qua đầu tư, nhằm tạo nguồn vốn ban đầu cho có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng… Để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất linh kiện phụ tùng nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô thì yếu tố đầu tiên phải nói đến là vốn, vì vốn đầu tư và vốn lưu động cho mỗi cơ sở sản xuất linh kiện không nhỏ chút nào do vậy chính phủ phải có những chính sách phù hợp tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đủ vốn để hoạt động. Cụ thể là khi nhà nước ra gói cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp sản xuất ô tô… nhưng để tiếp cận với gói cho vay kích cầu này thủ tục còn rất nhiêu khê, các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể tiếp cận được. Do vậy cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa ngân hàng và doanh nghiệp, cùng nhau hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để phát triển ngành công nghiệp ô tô theo như định hướng phát triển của Chính Phủ. Ngân hàng hỗ trợ vốn vay để các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, và rồi ngân hàng cho người tiêu dùng vay để doanh nghiệp sản xuất ô tô bán xe… mặt khác các doanh nghiệp cũng ký hợp đồng liên kết với ngân hàng cam kết hổ trợ ngân hàng thu hồi vốn cho vay đối với khách hàng thông qua các hình thức thẩm định khả năng tài chính của khách hàng, hổ trợ ngân hàng định giá tài sản và bán sản phẩm khi có sự cố rủi ro khách hàng không thể trả nợ vay… Chính sự hợp tác này giúp các doanh nghiệp có thể ổn định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, còn các ngân hàng cũng thực hiện tốt nghĩa vụ kinh doanh tiền tệ của mình đối với nhà nước.

3.2.2.4 Đầu tư sản xuất vật tư, linh kiện, phụ tùng: khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào hướng sản xuất vật tư, linh kiện, phụ tùng: thông thường một chiếc xe ô tô có từ 20.000 đến 30.000 chi tiết và cần tới hàng nghìn nhà cung cấp linh kiện, nhưng hiện tại ở Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp sản xuất linh kiện còn quá ít. Theo số liệu từ Bộ Công nghiệp, sau hơn 10 năm phát triển, đến

nay ngành công nghiệp ô tô Việt Nam mới có trên 60 doanh nghiệp sản xuất linh kiện. Trong khi đó, hiện nay chúng ta có tới 11 liên doanh và gần 20 doanh nghiệp trong nước lắp ráp sản xuất ô tô. Như vậy số lượng các doanh nghiệp lắp ráp ô tô bằng gần một nửa so với số lượng các nhà sản xuất linh kiện. Tính toán của các nhà quản lý cho biết, để tránh khỏi lắp ráp giản đơn, thì một doanh nghiệp ô tô phải cần tối thiểu 20 nhà cung cấp với nhiều loại linh kiện khác nhau. Nhưng cho đến nay chưa doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô nào có được 20 nhà cung cấp linh kiện trong nước. Ngay cả những liên doanh ô tô tên tuổi như Toyota, Ford, Mitsubishi, Mercedes benz... có hệ thống các nhà cung cấp linh kiện lớn cũng không lôi kéo được họ đầu tư vào Việt Nam nhiều. Trên thực tế, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp lắp ráp ô tô chỉ có 2-3 nhà cung cấp linh kiện trong nước. Tỷ lệ sử dụng linh kiện trong nước chưa được bao nhiêu, chủ yếu là các chi tiết có giá trị thấp như: săm, lốp, ắc qui, ghế ngồi, dây điện... Còn lại tất cả đều nhập khẩu từ các nhà sản xuất nước ngoài. Theo các chuyên gia của Viện Nghiên cứu kinh tế Nhật Bản, để có ngành công nghiệp ô tô phải hình thành được 5 cấp bậc sản xuất với hàng nghìn các doanh nghiệp tham gia vào quá trình này. Trong đó nhiều nhất là các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu, tiếp đến là các doanh nghiệp nhỏ, các doanh nghiệp lớn vừa và doanh nghiệp rất lớn cung cấp linh kiện, cuối cùng là nhà lắp ráp. Nhưng những nền tảng đó ở Việt Nam đều thiếu và đang trong quá trình xây dựng. Hiện nay, các vật liệu như thép tấm thép hình, thép đặc biệt... để làm phụ tùng nội địa hóa, phải nhập khẩu do trong nước chưa chế tạo được. Các vật liệu khác cũng tương tự, đều không có nhà cung cấp. Bên cạnh đó là trang thiết bị, bí quyết công nghệ để sản xuất các linh kiện, Việt Nam cũng rất thiếu. Từ những lý do trên chính phủ phải có những chính sách thật hấp dẫn để kêu gọi đầu tư vào sản xuất linh kiện, phụ tùng,

tạo ra sự phát triển mạnh mẻ cho ngành công nghiệp ô tô, với tỷ lệ nội địa hóa đạt tới 70%-80% như mong muốn. Các tổng công ty, công ty sản xuất ô tô trong nước phải tạo cho mình một hệ thống công ty vệ tinh cung cấp linh kiện phụ tùng, muốn làm được điều này chính phủ phải tạo điều kiện để các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng để đầu tư sản xuất, bên cạnh đó chính phủ cũng phải có những chính sách hạn chế nhập khẩu linh kiện phụ tùng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô có thể tiêu thụ sản phẩm của mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những mục tiêu và định hướng chiến lược của Chính phủ về ngành công nghiệp ô tô, việc tái cấu trúc tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô là điều tất yếu để tồn tại và phát triển cũng như góp phần làm phát triển ngành công nghiệp ô tô. Thông qua luận văn này người viết xin mạn phép đưa ra một vài giải pháp nhằm tái cấu trúc tài chính tối ưu nhất cho các doanh nghiệp ô tô tại thành phố Hồ Chí Minh. Với mong muốn khắc phục những hạn chế, phát huy lợi thế tiềm năng để doanh nghiệp phát triển bền vững.

KẾT LUẬN

Cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp là hết sức quan trọng, một cấu trúc tài chính tối ưu sẽ dẫn đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và ngược lại một cấu trúc tài chính không phù hợp sẽ dẫn đến sự phá sản của doanh nghiệp đó. Do vậy một cấu trúc tài chính hợp lý sẽ là điều hết sức cần thiết đối với một doanh nghiệp cũng như một ngành.

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam là một ngành công nghiệp hết sức quan trọng, sự phát triển của ngành công nghiệp sẽ là tiền đề cho sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, tuy nhiên ngành công nghiệp ô tô ở Việt nam còn rất non trẻ và nhiều bất cập cả về quy hoạch cũng như đầu tư.

Một xã hội tốt đẹp phải có những gia đình tốt đẹp, con người tốt đẹp trong xã hội, ngành công nghiệp ô tô muốn phát triển, phải có những doanh nghiệp sản xuất ô tô phát triển.

Ngày nay trong xu thế khủng hoảng toàn cầu, kinh tế các nước hết sức khó khăn, không ngoại trừ Việt nam… do vậy trước tình hình chung các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm ra định hướng để phát triển sản xuất. Trong giai đoạn này một cấu trúc tài chính hợp lý sẽ là liều thuốc tiên cứu sống doanh nghiệp.

Với nhiều bất cập trong cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại TPHCM, những khó khăn, vướng mắc dẫn tới các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, do vậy việc tái cấu trúc tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại TPHCM nói riêng và toàn nước Việt Nam nói chung là hết sức cần thiết để phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cũng như phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 72)