Công ty liên doanh Isuzu

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 52 - 56)

L 云 IM 雲 A井 U

2.3.4 Công ty liên doanh Isuzu

Isuzu cũng như hai doanh nghiệp liên doanh trên nhưng nguồn vốn chủ sở hữu của các năm là không thay đổi trong khi nợ phải trả tăng 4.721.000 USD so với ngày 31/12/2008 tăng gấp 1,32 lần. Tỉ số nợ 30/9/2009 là 0,62 cho thấy cứ 1 đồng tài sản tương dương với 0,62 đồng nợ, tăng 0,09 lần so với 31/12/2008, EBIT đến ngày 30/9/2009 giảm 0,89 lần (247 USD) so với ngày 31/12/2008, chi phí trả lãi vay tháng 9 năm 2009 tăng gấp 1,24 lần (247 USD) so với tháng 12 năm 2008. Do vậy khả năng trả lãi của Isuzu giảm đi 0,62 lần từ 2,2 (31/12/2008) còn 1,58 (30/09/2009). Điều này cũng thể hiện khả năng sinh lời trên các khoảng nợ của Isuzu, 30/9/2009 một đồng lãi vay có thể mang đến 1,58 đồng lợi nhuận trước thuế thay vì 31/12/2008 một đồng lãi vay có thể mang đến 2,2 đồng lợi nhuận trước thuế. Tất cả những chỉ số trên cho thấy năm 2009 Isuzu làm ăn không tốt bằng năm 2008, tổng nguồn vốn cao hơn nhưng lợi nhuận thì giảm, tuy nhiên trong tình trạng khủng hoảng ảnh hưởng nặng nề đến công ty Mẹ tại Nhật nhưng Isuzu làm ăn vẫn có lãi điều đó thể hiện Isuzu có được như vậy là nhờ sự bảo hộ của nhà nước, cũng như sự nổ lực mình của đơn vị. Phân tích đòn cân nợ ta thấy 30/9/2009 nếu tỉ lệ nợ tăng 1 đồng thì lợi nhuận

tăng 2,73 đồng. Vì Isuzu là đơn vị liên doanh do vậy lợi nhuận tăng có nghĩa là lợi nhuận của các bên liên doanh gia tăng và nếu như lợi nhuận giảm thì lợi nhuận của các bên liên doanh cũng giảm tương ứng. Trong khi đó công ty mẹ tại Nhật Bản đang đứng bên bờ vực phá sản. Do vậy rủi ro cho doanh nghiệp là rất lớn nếu làm ăn không tốt.

Như vậy qua phân tích ta thấy Isuzu nên tăng vốn chủ sở hữu và giảm nợ để giảm rủi ro cho doanh nghiệp, hoặc liên kết, sát nhập với các đơn vị sản xuất linh kiện để tăng vốn chủ sở hữu.

Qua thực tế khi phân tích cấu trúc vốn hiện tại của các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại TPHCM ta thấy còn những điểm chưa phù hợp tuy nhiên hiện tại ngành công nghiệp ôtô đang được bảo hộ rất lớn từ phía Chính phủ, nhưng theo tiến độ cam kết khi gia nhập WTO đến năm 2018 thuế suất thuế nhập khẩu ô tô là 0% lúc đó ngành công nghiệp ô tô sẽ đi về đâu khi quen với sự bảo hộ của Nhà nước. Do vậy tôi muốn giả sử ở 1 thị trường cạnh tranh lành mạnh thì với cấu trúc vốn hiện tại của các doanh nghiệp sản xuất ô tô là chưa phù hợp.

¬ Hiện tại cấu trúc vốn của các liên doanh này là vốn nợ > vốn chủ sở hữu (vốn nợ chiếm trên 50%) và EBIT thì giảm, doanh thu giảm, khả năng thanh toán lãi vay cũng giảm đây là một điều rất đáng quan tâm vì hầu hết các công ty liên doanh với 70% vốn nước ngoài trong khi các công ty mẹ ở nước ngoài đều đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc đứng bên bờ vực phá sản mà sự bảo hộ của nhà nước thì có giới hạn, với cấu trúc vốn như hiện tại thì rất đáng lo ngại công ty có nguy cơ phá sản bất cứ lúc nào khi nhà nước không còn bảo hộ, cũng như doanh nghiệp không bán được hàng, hoặc công ty mẹ phá sản thì nguồn linh kiện, phụ tùng để lắp ráp ô

tô không được cung cấp, vậy liệu với vốn nợ nhiều hơn vốn chủ sở hữu thì các doanh nghiệp sẽ cầm cự được bao lâu. Như vậy hơn ai hết các công ty liên doanh phải phát huy mọi tiềm năng để nâng cao nguồn vốn chủ sở hữu để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh.

¬ Còn đối với các doanh nghiệp nhà nước hiện tại một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ đã sát nhập vào công ty lớn để duy trì và phát triển như SAGACO sát nhập vào SAMCO, Tracomeco đã giải thể và trở thành thành viên của Vina Motor. SAMCO là 1 doanh nghiệp hàng đầu được xem là doanh nghiệp nòng cốt, là kim chỉ nan để phát triển ngành công nghiệp ô tô, tuy nhiên trước sự khủng hoảng tài chính SAMCO cũng ảnh hưởng rất lớn khó có thể phát huy vai trò thủ lĩnh của mình. Với cấu trúc vốn hiện tại vốn nợ chiếm 66%, vốn chủ sở hữu chỉ còn lại 34%, cũng may doanh nghiệp làm ăn vẫn có lãi tuy là thấp hơn những năm trước. Với cấu trúc vốn như vậy cứ một đồng nợ tạo ra 1,44 đồng lợi nhuận thử hỏi khi doanh nghiệp kinh doanh trong một thị trường hoàn toàn cạnh tranh không có sự bảo hộ của nhà nước, không có sự hổ trợ thuế, hỗ trợ lãi vay… liệu doanh nghiệp có giảm giá thành để giảm giá bán xe thấp hơn hay sẽ cao hơn hiện tại ( vốn đã cao hơn nhiều lần so với giá thế giới ), có bán được hàng hóa, kiếm đủ tiền để trả lãi vay… và liệu chừng khi ấy doanh nghiệp sẽ về đâu khi sự rủi ro thu lỗ là một mình gánh chịu không có sự sẽ chia? Do vậy tìm một cấu trúc vốn mới cho SAMCO là một điều hết sức hợp lý và cần thiết.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ những mục tiêu và định hướng chiến lược của Chính phủ về ngành công nghiệp ô tô, Các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại TPHCM tuy khó khăn, nhưng cũng đã gặt hái được những thành công nhất định. Thông qua luận văn này người viết xin

mạn phép đưa ra một vài giải pháp tái cấu trúc tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô với mong muốn khắc phục những hạn chế, phát huy lợi thế tiềm năng để phát triển doanh nghiệp nói riêng và phát triển ngành công nghiệp ô tô trong tương lai nói chung.

CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ÔTÔ TẠI TPHCM

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)