Tổng quan về tác động khủng hoảng tài chính thế giới đến các doanh

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 32)

L 云 IM 雲 A井 U

2.1 Tổng quan về tác động khủng hoảng tài chính thế giới đến các doanh

nghiệp sản xuất ôtô tại TPHCM nói riêng và ngành công nghiệp ôtô Việt Nam nói chung.

Năm 2008 là năm mà Việt Nam đã gánh chịu hai cuộc khủng hoảng nối tiếp nhau. Nửa đầu năm 2008, Việt Nam gánh chịu ảnh hưởng của tình trạng phát triển quá nóng khởi nguồn từ dòng vốn đầu tư ồ ạt nước ngoài. Kết quả là lạm phát gia tăng, thâm hụt thương mại, bong bóng bất động sản và giảm sút chất lượng đầu tư. Nửa sau năm 2008, Việt Nam gánh chịu khủng hoảng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu tại Mỹ. Tâm lý lo sợ đã làm trì trệ các hoạt động kinh tế, co thắt các nguồn tín dụng và gây nguy cơ chệch hướng của thương mại quốc tế.

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng trầm trọng đến nền công nghiệp ô tô của nhiều nước trong đó có Mỹ, Nhật, Đức… là những nước có nền công nghiệp ô tô mạnh và lâu đời nhất, và từ đó lan rộng ra nhiều nước trên thế giới và không loại trừ Việt Nam.

Nền công nghiệp ôtô Việt Nam vốn đã non trẻ nay lại lâm vào tình thế khó khăn do vậy lại càng nặng nề hơn. Hầu hết các công ty sản xuất ô tô hàng đầu ở Việt Nam đều là công ty liên doanh với nước ngoài tỉ lệ vốn 3-7 ( Việt Nam 3 phần và nước ngoài 7 phần ) vậy liệu khi công ty mẹ bị ảnh hưởng của khủng hoảng lâm vào cảnh phá sản hoặc đứng bên bờ vực phá sản liệu chừng công ty con có ảnh hưởng? trong khi các công ty sản xuất ô tô ở Việt Nam chưa tự sản xuất phụ tùng và linh kiện để sản xuất ô tô mà hầu hết là nhập khẩu linh kiện và lắp ráp.

Như chúng ta cũng biết hiện tại ngành công nghiệp ô tô đang là ngành mà chính phủ ưu tiên hàng đầu để phát triển với hy vọng đó là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế của đất nước, đó là lý do các đơn vị lắp ráp ô tô trong hiệp hội VAMA đang được chính phủ bảo hộ, do vậy mức độ ảnh hưởng của khủng hoảng đối với ngành công nghiệp ô tô là không đáng kể, điển hình là ở các nước hàng đầu về ô tô trên thế giới lượng hàng tồn kho chất đống, ở Đức khi đổi xe cũ mua 1 xe mới được tặng 2.500 euro, ở Anh mua 1 xe lớn tặng 1 xe nhỏ, ở Mỹ bán xe trả góp với lãi suất bằng không… nhưng ở Việt Nam thì lượng cầu nhiều hơn cung, muốn mua 1 xe ô tô người tiêu dùng phải trả tiền trước từ 1 đến 2 tháng mới nhận được xe, chẳng hạn như hãng Toyota hoặc Isuzu ký hợp đồng ngay hôm nay thì năm 2010 mới có thể nhận xe… hơn nữa giá xe ô tô tại Việt Nam cao hơn giá xe thế giới khoảng 300 lần. Nhưng chúng ta phải xác định là việc bảo hộ này sẽ không thể kéo dài vì theo cam kết khi gia nhập WTO đến năm 2018 thuế nhập khẩu xe ô tô là 0% liệu đến khi đó hiệp hội VAMA có còn một mình mộât chợ hay không? Do vậy chúng ta cần phải xem xét lại cấu trúc vốn cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất ô tô là phù hợp chưa? và cần có những biện pháp cụ thể để tái cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp để doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục phát triển bền vững trong thị trường cạnh tranh lành mạnh, và góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)