Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất ôtô tại TPHCM

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 34)

L 云 IM 雲 A井 U

2.2Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất ôtô tại TPHCM

Trải qua hơn 15 năm hoạt động nhưng ngành công nghiệp Việt Nam cũng vẫn còn rất mới mẻ các doanh nghiệp đầu tư mang tính rời rạc, đơn lẻ. Hiện trạng chung là nhiều doanh nghiệp ô tô trong nước đầu tư hạn chế do tiềm lực không có, chủ yếu chỉ nhập bộ linh kiện về lắp ráp và đưa đi tiêu thụ với giá rẻ, đã tạo nên sự cạnh

tranh khá căng thẳng trên thị trường ôtô trong giai đoạn này chắc chắn không thể tồn tại lâu, các doanh nghiệp nhỏ, có lượng xe tiêu thụ ít, chỉ quen lắp ráp giản đơn sẽ không thể tồn tại được.

Nhìn chung vào cuối năm 2007 đầu năm 2008 thị trường ô tô tại Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng sôi động hẳn lên. Kết thúc 2007, thị trường ôtô Việt Nam lập kỷ lục mới với hơn 100.000 xe đã được tiêu thụ. Trong đó các DN trong nước tiêu thụ 80.392 xe và nhập khẩu 28.000 xe. Năm 2007 là năm gặt hái của các nhà sản xuất ô tô hầu hết các công ty liên doanh sản xuất ô tô đều giải quyết hết lượng xe tồn và đều có lợi nhuận.

Thị trường ôtô Việt Nam năm 2008 đã có không ít những biến động lớn, được đánh giá là một phần hệ quả của năm 2007, đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến bức tranh thị trường trong năm 2009.

Bắt đầu từ giữa năm 2008, sau hàng loạt điều chỉnh đối với một số sắc thuế và phí áp dụng lên mặt hàng ôtô, giá ôtô đã tăng mạnh khiến sức mua tụt dốc. Một nguyên nhân nữa là do chính sách thắt chặt tài chính, các ngân hàng ngừng cho vay mua xe cũng khiến sức mua ôtô giảm hẳn, bên cạnh đó sự biến động của đồng đô Mỹ làm giá xe trong nước tăng mạnh, các nhà máy lắp ráp xe nhập linh kiện bằng đồng đô Mỹ do vậy khi giá đô tăng lên thì xe lắp ráp trong nước cũng tăng theo. Một nghịch lý là người dân thì không có tiền, ngân hàng thì không cho vay mà giá xe thì tăng vụt nhiều lần so với giá xe thế giới… do vậy trong giai đoạn này hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh ô tô bị đóng băng không có khách hàng mà xe thì nhiều. Điều đó đã làm nhiều doanh nghiệp dẫn tới phá sản, thêm vào đó khủng hoảng tài chính ở nhiều nước trên thế giới ngành công nghiệp ô tô của các nước trên thế giới rơi vào tình trạng đóng băng, hàng loạt các nhà máy sản xuất xe hơi đóng cửa sa thải

công nhân, lượng xe tồn chất đống ngoài bãi xe, các chính sách mua 1 xe lớn tặng 1 xe nhỏ, hủy xe cũ tặng xe mới… tất cả những điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới ngành công nghiệp ô tô non trẻ của Việt Nam.

Tuy nhiên nói riêng ở TP Hồ Chí Minh những tháng đầu năm 2009 thị trường ô tô lại sôi động hẳn lên so với năm 2008 với hàng loạt chính sách kích cầu: như chính sách mới của Ngân hàng cho vay với lãi suất ưu đãi, chính sách hỗ trợ thuế VAT 10% x 50% = 5%, hỗ trợ thế trước bạ 10% x 50% = 5%. Và chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt mới được áp dụng vào 1/4/2009 lại một phen nữa làm cho thị trường ô tô lắng xuống. Các nhà máy lắp ráp xe ngưng cung cấp xe chờ tăng giá, một lần nữa thị trường ô tô lại thăng trầm, các doanh nghiệp kinh doanh ô tô lại rơi vào cảnh thiếu trước hụt sau… đến quí 3 năm 2009 một lần nữa thị trường ô ôt lại sôi động hẵn lên, người dân đổ xô đi mua xe ôtô vì sợ đến 31/12/2009 chính phủ sẽ không còn hỗ trợ thuế VAT và thuế trước bạ. Trong khi đó vì dự đoán theo tình hình ảm đạm của thị trường tiêu thụ ô tô thế giới cũng như ở Việt Nam, nên các công ty sản xuất ô tô trong nước không dám sản xuất nhiều.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 34)