0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Các giải pháp đối với các công ty liên doanh

Một phần của tài liệu TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ô TÔ TẠI TPHCM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 62 -66 )

L 云 IM 雲 A井 U

3.2.1.1 Các giải pháp đối với các công ty liên doanh

1. Tăng nguồn vốn chủ sở hữu, giảm nợ: bằng hình thức sát nhập, thu mua các công ty làm ăn thu lỗ đang đứng bên bờ vực phá sản. Sau đó tái cấu trúc lại bằng nhiều hình thức như rót vốn vào hoặc chuyển hướng kinh doanh làm mới bằng chính thương hiệu của mình và đưa vào guồng máy hoạt động của mình nhằm nâng cao nguồn vốn chủ sở hữu cũng như nâng cao sự cạnh tranh. Trên thực tế chứng minh đã rất nhiều doanh nghiệp thành công trong việc thu mua này. Áp dụng hai mô hình dưới đây được xem là hiệu quả tại Việt Nam.

+ Trước tiên là Việc General Motors (GM) của Mỹ đã có một quyết định táo bạo khi bỏ tiền mua quyền kiểm soát hãng xe đang trên bờ vực phá sản Daewoo. Thế nhưng, đó lại là thương vụ thành công và sáng suốt nhất của GM trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21.

Trong vòng 5 năm, doanh số của GM Daewoo vọt lên từ 300.000 xe mỗi năm lên con số 1,3 triệu, gấp hơn 4 lần. Trong số đó, rất nhiều mẫu gắn mác Chevrolet, một thương hiệu nằm trong tập đoàn khổng lồ General Motors. Nhờ bán tốt, doanh thu của hãng xe Hàn Quốc tăng mạnh từ 4 tỷ USD năm 2003 lên 15 tỷ USD vào

2007. Không dừng lại ở đó, GM Daewoo còn có kế hoạch nâng doanh số lên 2 triệu xe, doanh thu 20 tỷ USD và lợi nhuận 1 tỷ USD. Hiện tại, nhà sản xuất Hàn Quốc giữ vị trí then chốt trong kế hoạch phát triển, thậm chí phát triển vượt bậc của General Motors tại những thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Brazil, nơi công nghiệp ôtô đang bùng nổ. Sự khôn ngoan và sáng suốt của General Motors thể hiện ở việc gắn thương hiệu Chevrolet cho những mẫu xe mà GM Daewoo sản xuất. Việc sử dụng hình ảnh Chevrolet khiến Daewoo được lợi về mặt thương hiệu, uy tín cho những mẫu xe từ hạng nhỏ tới thể thao đa dụng SUV. Đặc biệt, logo Chevrolet chỉ được gắn cho xe xuất khẩu, còn tại Hàn Quốc GM Daewoo vẫn sử dụng logo của mình. Trong khi đó, có tới 90% lượng xe Daewoo được xuất khẩu hoặc lắp ráp CKD ở 150 thị trường trên thế giới.Theo hãng nghiên cứu J.D. Power, những thị trường lớn nhất của "Chevrolet Phương Đông" là Trung Quốc, Nga và Mỹ. Trung Quốc, thị trường lớn thứ hai thế giới, GM Daewoo bán tới 368.000 xe, trong tổng số hơn 1 triệu chiếc của General Motors. Như vậy cứ 4 xe mà GM bán ra thì có một chiếc của Daewoo.Người tiêu dùng Nga tiêu thụ 227.000 chiếc, chiếm 17,6% doanh số GM Daewoo năm 2007. Tiếp đến là Mỹ với 8,5%. Ở quê nhà, GM Daewoo chỉ bán được 100.000 xe, chiếm vỏn vẹn 7,9%.GM Daewoo bắt đầu bán mẫu Captiva dưới thương hiệu Chevrolet tại Việt Nam vào 2006 và ngay lập tức thành công. Sau đó, chiếc Chevrolet Vivant cũng đang ăn khách với lượng đặt xe ngày càng tăng.

+ Mô hình thứ 2 tương tự cũng được áp dụng tại công ty liên doanh sản xuất ô tô VIDAMCO ở Hà Nội Việt Nam.Ngày 14 tháng 12 năm 1993, Công ty ô tô Việt Nam Daewoo (VIDAMCO) chính thức thành lập dưới hình thức Liên doanh giữa

Công ty Daewoo Motor (Hàn Quốc) và Xí nghiệp Liên hiệp Cơ khí 7893 thuộc Bộ Quốc Phòng với tổng số vốn đầu tư là 32 triệu USD, trong đó vốn pháp định 10 triệu USD. Thời gian hoạt động trong 30 năm. Công suất thiết kế sản xuất là 10.000xe/năm và dây chuyền xe buýt với công suất là 500 xe/năm. Công ty VIDAMCO là một trong những công ty liên doanh đầu tiên tại Việt Nam. Bước đầu hoạt động cũng đã gặt hái được những thành công nhất định. Ra mắt nhiều loại xe dòng giành cho nhiều đối tượng khách hàng như: Daewoo Cielo, Prince, Magnus, Leganza, Lanos, matiz… tuy nhiên khi nói đến xe Daewoo tâm lý khách hàng đều nghĩ Daewoo là xe giành cho khách hàng chưa đủ khả năng về tài chính, phụ tùng thay thế không có sẵn trên thị trường, hao xăng và mẫu mã không đẹp, độ bền không cao… chính vì điều đó làm cho VIDAMCO sau bao nhiêu năm hoạt động kết quả thu được không như mong đợi, kế hoạch sản xuất xe trở nên thụ động khi lượng xe tồn kho ngày càng cao, các đại lý bán xe đặt hàng rất ít, khi có khách mới lấy xe… những lúc thị trường hút hàng, lượng khách nhiều thị lại không sản xuất kịp để giao xe. Điều đó đã dẫn tới doanh số của VIDAMCO ngày càng giảm, làm ăn thua lỗ dẫn tới phía Việt Nam quyết định bán cổ phần của mình.

Tháng 4 năm 2000, Công ty Daewoo Motor được Chính phủ Việt Nam cho phép mua lại phần góp vốn của phía đối tác Việt Nam. VIDAMCO trở thành doanh nghiệp sản xuất ô tô 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam. Đây là một bước ngoặt lớn đánh dấu sự hoạt động độc lập của công ty, hứa hẹn sự phát triển bền vững và chiến lược đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Sau một thời gian tái cấu trúc lại về nhân sự, vốn, kỹ thuật vào tháng 3 năm 2003 VIDAMCO chính thức ra mắt logo mới mang thương hiệu Chevolet cho tất cả các loại xe thay vì Daewoo trước đây ngoại

trừ xe tồn kho vẫn mang logo Daewoo cũ. Sự thay đổi logo là một thành công lớn nhất của VIDAMCO với hàng loạt xe mới ra đời Chevolet Captiva, Chevolet Vivan, Chevolet Spark… đành dấu sự lột xác hoàn toàn trong kinh doanh của VIDAMCO, lượng cầu vượt cung khi khách hàng đổ xô mua xe Chevolet với mẫu mã mới rất cứng cáp sang trọng và vừa túi tiền… tình thế đảo ngược khi cuối năm 2007 khách hàng muốn mua xe Chevolet phải trả tiền và đợi đến tháng 6 năm 2008 và thậm chí đến cuối năm 2008 mới có xe. Như vậy VIDAMCO đã thành công khi tái cấu trúc lại bằng việc lột xác Daewoo thay bằng Chevolet…

Quả thật đây là một minh chứng cho tất cả các công ty sản xuất ô tô tại Việt Nam khi muốn tái cấu trúc vốn lại cho doanh nghiệp khi tăng nguồn vốn chủ sở hữu của mình bằng hình thức sát nhập thu mua công ty khác.

2. Cắt giảm chi phí triệt để nhằm giảm giá thành và tăng lãi. Hiện tại trong giai đoạn khủng hoảng tài chính biện pháp hữu hiệu và dể làm nhất đối với các doanh nghiệp sản xuất ô tô là như vậy. Lợi nhuận kiếm được tạm thời giữ lại không chia lời cho các bên liên doanh nhằm tăng nguồn vốn chủ sở hữu để duy trì hoạt động.

3. Liên doanh liên kết với các công ty khác để đa dạng hóa ngành hàng kinh doanh nhưng cũng trong lĩnh vực sản xuất chế tạo ô tô như các công ty về sản xuất linh kiện phụ tùng trong nước nhằm tiết kiệm chi phí giảm giá thành sản phẩm tăng doanh số bán hàng. Khi một công ty sản xuất ô tô có nhiều công ty con cung cấp phụ tùng, linh kiện thì sẽ chủ động hơn trong sản xuất, bảo hành sau bán hàng… chuyển hướng kinh doanh thêm lĩnh vực bán phụ tùng thay vì chỉ bán xe mới, với cả hệ thống một tập đoàn nhiềâu công ty liên kết chắc chắn sẽ hùng mạnh hơn về mọi

lĩnh vực: vốn, nhân công, kinh nghiệm, doanh số… và nếu ta có một cấu trúc vốn hợp lý thì chắc chắn sẽ thu được lợi nhuận cao và công ty phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ô TÔ TẠI TPHCM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 62 -66 )

×