L 云 IM 雲 A井 U
3.2.1.2 Các giải pháp đối với các doanh nghiệp nhà nước
1. Tăêng nguồn vốn chủ sở hữu và giảm nguồn vốn nợ nhằm giảm bớt rủi ro khi doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả: bằng hình thức cổ phần hóa doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, chia sẻ rủi ro với các cổ đông khi doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước sản xuất, lắp ráp ô tô, phụ tùng ô tô để tái cấu trúc lại bộ máy hoạt động, tái cấu trúc tài chính, nhân sự, kỹ thuật… Lợi ích của tái cấu trúc hợp lý doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc góp phần tạo nên một hình ảnh mới cho doanh nghiệp, hấp dẫn nhà đầu tư mà còn nâng cao giá trị doanh nghiệp trong tương lai, tạo đà cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Điều này đã được minh chứng bởi thực tế, hầu hết doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa đều hoạt động có hiệu quả hơn. Một số doanh nghiệp sau cổ phần hóa hoạt động không hiệu quả chính là do chỉ loay hoay tổ chức lại bộ máy quản lý, không thay đổi sâu sắc và triệt để toàn bộ cơ chế quản lý và hoạt động của doanh nghiệp, dẫn đến việc tái cấu trúc và cổ phần hóa chỉ còn là hình thức. Từ thực tế cho thấy, tái cấu trúc doanh nghiệp là vấn đề sống còn của cổ phần hóa, nếu một doanh nghiệp trong quá trình thực hiện cổ phần hóa, việc tái cấu trúc không thành công cũng có nghĩa cổ phần hóa đã thất bại. Để tái cấu trúc và cổ phần hóa thành công, doanh nghiệp cần phải thực hiện một cách toàn diện và triệt để các nội dung sau: thứ nhất, tái cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và nguồn nhân lực: rà soát lại và phân công chức trách, nhiệm vụ, quyền hành của các bộ phận lao động, các cấp quản lý…; thứ hai, tái cơ cấu hệ thống quản trị: cơ chế, chính sách, rà soát và thay đổi hợp lý các quy trình công việc, quy chế, quy định…; thứ ba, tái cơ
cấu các hoạt động: mục tiêu chiến lược, kế hoạch kinh doanh, chủng loại sản phẩm hàng hóa…; thứ tư, tái cơ cấu các nguồn lực: cơ cấu danh mục tài sản, cơ cấu tài chính phù hợp với chiến lược kinh doanh trong giai đoạn mới.
Khi tái cấu trúc vốn bằng cách cổ phần hóa để nâng cao vốn chủ sở hữu và nâng cao năng lực cạnh tranh thì doanh nghiệp bằng mọi cách phải sớm đưa doanh nghiệp đến với thị trường, niên yết trên thị trường nhằm huy động vốn của cổ động để tăng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Đặc biệt là huy động vốn của chính các bộ công nhân viên của doanh nghiệp.
2. Nâng cao nguồn vốn chủ sở hữu và giảm nợ: Các doanh nghiệp Sản xuất ô tô tại TPHCM có thể yêu cầu Ngân sách cấp phát vốn thông qua các dự án. Điển hình trường hợp của SAMCO, vì muốn SAMCO đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển ngành công nghiệp ô tô TPHCM Chính phủ đã cấp vốn hơn 100 tỉ đồng để SAMCO thực hiện dự án xây dựng nhà máy sản xuất xe Buýt và xe chuyên dùng với công suất thiết kế sản xuất là 4000 xe/năm, với tổng diện tích 300ha đất tại Củ Chi. Vào ngày 14/3/2006 nhà máy ô tô Củ Chi thuộc SAMCO khánh thành chính thức đưa vào hoạt động. Đây sẽ là nhà máy sản xuất xe buýt quy mô lớn, đủ sức cung cấp các loại ôtô buýt, xe chuyên dùng chất lượng cao cho TP HCM và khu vực. Nhà máy ôtô Củ Chi có dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại; tổ chức sản xuất bảo đảm nguyên tắc chuẩn hóa, modun hóa các cụm chi tiết... được các nhà chuyên môn đánh giá là một trong những nhà máy sản xuất xe buýt lớn. Theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt đây là một trong bốn nhà máy sản xuất lắp ráp ôtô lớn của cả nước. Năm 2006, tỷ lệ nội địa hóa trên các sản phẩm của SAMCO đã đạt hơn 40%. Và đến nay tỷ lệ trên đạt trên 50%. Hiện nay, sản phẩm của SAMCO đã có mặt ở 45/64 tỉnh, thành cả nước và chiếm hơn 30% thị phần xe
khách, xe buýt trong nước. Ngoài các sản phẩm truyền thống như xe buýt, xe khách có sức chứa từ 30 đến 80 người, Nhà máy ôtô Củ Chi đang chuẩn bị tung ra các dòng sản phẩm mới như xe buýt sàn thấp, xe buýt hai tầng, xe khách phục vụ nhu cầu du lịch có hầm hàng lớn với các trang thiết bị, tiện nghi cao cấp... Ngoài ra, nhà máy còn cung cấp cho thị trường các loại xe chuyên dùng có biên dạng và kết cấu tương tự xe chở khách, xe y tế lưu động, truyền hình lưu động và các loại xe chuyên dụng đặc biệt khác theo đơn đặt hàng.