4. Ýù nghĩa thực tiễn của đề tài
3.2 Các giải pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
NAY
3.2.1 Ngân hàng Nhà nước trong việc kiểm soát lạm phát 3.2.1.1 Điều hành chính sách tiền tệ
NHNN tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ một cách chặt chẽ thận trọng và chủ động, sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường để kiểm soát quy mô, tốc độ tăng tín dụng và tăng phương tiện thanh toán một cách hợp lý, nhằm đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức cao, nhưng đồng thời đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới mức tăng trưởng kinh tế.
Dự trữ bắt buộc
Trước hết, NHNN có thể gia tăng hay nới lỏng tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo sát tình hình lạm phát trên thị trường và những dự báo tình hình lạm phát trong tương lai – Nghĩa là NHNN sử dụng công cụ để duy trì và đảm bảo một mức lạm phát mục tiêu dao động xung quanh một chữ số CPI được Quốc hội xác định là 2 hoặc 3%/năm và nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng GDP, cải tiến quản lý DTBB theo hướng tăng tỷ lệ và chỉ trả lãi phần DTBB trong nghĩa vụ. Song DTBB được xem như là một khoản thuế mà NHNN đánh vào các TCTD. Do vậy, khi NHNN tăng tỷ lệ DTBB, các TCTD phải đối mặt với chi phí cao hơn con số vốn huy động được, để giảm bớt khó khăn cho các TCTD, NHNN cần tiếp tục duy trì việc trả lãi cho các loại tiền gửi này.
Tuy nhiên, xét về lâu dài, nếu NHNN cứ điều chỉnh thường xuyên tỷ lệ DTBB theo tình hình lạm phát sẽ khiến cho hoạt động kinh doanh của các TCTD không ổn định, làm cho việc quản lý khả năng thanh khoản của ngân hàng gặp khó khăn hơn. Hơn nữa, việc thay đổi tỷ lệ DTBB rất khó điều chỉnh những thay đổi nhỏ trong cung ứng tiền tệ, ngoài ra chỉ cần một thay đổi nhỏ trong tỷ lệ DTBB cũng sẽ dẫn đến những thay đổi rất lớn trong lượng tiền cung ứng thông qua hệ số tạo tiền nên nếu có sai sót trong các quyết định liên quan đến sự thay đổi tỷ lệ DTBB thì ảnh hưởng của nó sẽ rất lớn.
Sử dụng công cụ thị trường mở
NHNN cần chuyển hướng sang sử dụng công cụ thị trường mở để điều hành CSTT, hiệu quả CSTT phụ thuộc vào khả năng điều tiết linh hoạt và chủ động khối lượng tiền cung ứng trong những trường hợp cần thiết và điều quan trọng là sự điều tiết này phải tạo được sự phản ứng của thị trường, trong các công cụ điều tiết trực tiếp và gián tiếp thì nghiệp vụ thị trường mở được coi là công cụ điều tiết có hiệu quả nhất.
Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, khi mà nghiệp vụ thị trường mở vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, NHNN cần kết hợp hài hòa giữa hai công cụ DTBB và thị trường mở. Tiến tới NHNN cần phải tập trung hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thị trường mở bằng cách hoàn thiện hành lang pháp lý, phát triển các công cụ trên thị trường mở, phát triển nghiệp vụ thị trường mở ra toàn hệ thống ngân hàng, tránh cho thị trường mở chỉ là sân chơi của các NHTM quốc doanh như lâu nay ...
Chính sách lãi suất
Nghiên cứu điều hành linh hoạt theo hứơng không để lãi suất âm. Sử dụng linh hoạt công cụ DTBB, điều tiết hiệu quả vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng và kiểm soát tốc độ tăng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng. NHNN cùng Bộ tài chính bàn bạc thống nhất kiểm soát số dư tiền gửi kho bạc Nhà nước tại các tổ chức tín dụng hiện nay, không để khoản tiền này góp phần tăng quy mô tín dụng và tổng phương tiện thanh toán.
NHNN cần điều hành lãi suất (danh nghĩa) sao cho lợi nhuận có được từ việc gửi tiền vào ngân hàng phải lớn hơn mức độ mất giá của đồng tiền tức là lạm phát. Chỉ có vậy, mới thu hút được lượng tiền nhàn rỗi vào ngân hàng, cung trên thị trường giảm xuống, đồng tiền có giá hơn, làm giảm áp lực lạm phát. Có thể quan sát thấy, chính sách lãi suất thực dương có ảnh hưởng rất lớn đến lạm phát, chúng ta cũng từng áp dụng chính sách này và đã mang lại thành công nhất định trong việc cắt cơn sốt lạm phát, lãi suất thực dương tăng thì lạm phát giảm và ngược lại lãi suất thực dương giảm thì lạm phát tăng. Tuy nhiên, lãi suất huy động tăng cao đến một lục nào đó sẽ khiến cho lãi suất cho vay tăng cao. Như vậy, trước hết nó sẽ kiềm hãm tốc độ phát triển kinh tế, nhưng nếu lãi suất thực dương quá cao sẽ tiềm tàng nguy cơ phá sản các TCTD, do vậy lãi suất thực dương chỉ nên duy trì bằng 10 – 15% tỷ lệ lạm phát.
Hiện tại, để thực thi chính sách lãi suất thực dương, đòi hỏi các NHTM phải tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong điều kiện tăng lãi suất cho vay còn khó khăn thì tăng lãi suất tiền gửi có thể dẫn đến tình trạng kinh doanh không hiệu quả, nhưng điều đáng lo ngại hơn là chính các ngân hàng đang sử dụng lãi suất như một vũ khí lợi hại trong “cuộc chiến” giành giật thị phần khiến thị trường “nóng” lên và doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn.
Do vậy, thời gian qua để tránh tình trạng chạy đua tăng lãi suất (điển hình là 6 tháng đầu năm 2006 một số các NHTM đã đưa ra các chương trình gửi tiền trúng thưởng, tặng quà ...điều này về lâu dài là không nên bởi vì với hình thức huy động này khách hàng không được rút vốn trước hạn. Do vậy, khi có nhu cầu đầu tư thì không có vốn để đầu tư, có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế sau này, phải tránh làm sao vừa mới chống lạm phát xong đã rơi vào giảm phát lại phải lo tìm biện pháp kích cầu. Do vậy, NHNN cần khuyến cáo các NHTM không nên đưa ra các chương trình như trên. Trước mắt các NHTM cần phát triển nhiều dịch vụ tiền gửi mới như: áp dụng lãi suất tiết kiệm thay đổi theo thị trường, đưa ra lãi suất biến đổi cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn đồng thời mở rộng các công cụ huy động vốn như phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác.
NHNN cần sử dụng hành lang lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn để điều hành lãi suất thị trường tiền tệ thay vì đặt ra lãi suất cơ bản để các TCTD làm cơ sở ấn định lãi suất kinh doanh. Như vậy, NHNN không phải công bố lãi suất cơ bản nữa mà chỉ công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu và lãi suất trên thị trường mở. Trước mắt, trong năm nay và những năm tới, NHNN cần điều hành lãi suất cơ bản theo sát tín hiệu thị trường bởi vì chính thông qua tín hiệu của thị trường tiền tệ (thông qua lãi suất) mà NHNN bơm hoặc rút tiền trong lưu thông từ đó sẽ ảnh hưởng đến lạm phát. Tuy nhiên, NHNN cũng cần phải hạn chế cửa sổ chiết khấu một cách thận trọng vì nếu không NHTM sẽ dẫn đến với cửa sổ chiết khấu mà không có nhu cầu tham gia mua bán giấy tờ có giá trên thị trường mở.
Về chính sách tỷ giá
Việt Nam nên mạnh dạn sử dụng chính sách tỷ giá linh hoạt để VND lên giá. NHNN nên nới rộng biên độ dao động của VND, giảm việc phát hành VND mua lại lượng ngoại tệ chảy vào Việt Nam, trong ngắn hạn, để cơ chế thị trường tác động nhiều hơn nữa vào tỷ giá, tức là cho phép VND tăng giá hơn so với USD. Điều này đem lại những lợi ích sau:
- Việc VND tăng giá tương đối so với USD sẽ làm giảm giá nguyên vật liệu nhập khẩu như xăng dầu, giảm sức ép lên lạm phát từ những mặt hàng này.
- VND tăng giá sẽ tăng cung hàng nội địa, góp phần giảm khan hiếm hàng hóa trong nước hiện nay. Khi lượng cung hàng tăng, lạm phát cũng sẽ giảm.
- Để thị trường có tiếng nói quan trọng hơn nữa trong quyết định tỷ giá. Việc linh họat chính sách tỷ giá sẽ giúp NHNN hạn chế được lượng cung tiền vào thị trường vì không phải gắn chặt với nghĩa vụ mua lại nguồn vốn ngoại tệ, giúp kiềm chế lạm phát và có thể sử dụng tự do hơn chính sách tiền tệ khác như lãi suất và nghiệp vụ thị trường mở đối phó với những cú sốc nội địa như thiên tai, khủng hoảng thanh khoản...
- VND mạnh lên sẽ giúp giảm lãi suất của đồng nội tệ. NHNN sẽ tránh đựơc việc phải can thiệp hành chính vào chính sách lãi suất tiền gửi của các NHTM.
- VND mạnh lên sẽ giúp duy trì và cải thiện giá trị đồng nội tệ, giảm thiểu hiện tượng đô la hóa. Theo như số liệu của IMF năm 2001 thì chỉ số đô la hóa tại Việt Nam đã ở mức cao ngay cả khi chưa tính đến lượng ngoại tệ tiền mặt lưu hành trong dân chúng ngoài tầm kiểm soát của NHNN. Thời gian gần đây, VND yếu tương đối, lạm phát tăng cao khiến lãi suất tiền gửi âm, do vậy nhiều người dân sẽ tìm cách chuyển đổi tài sản của mình sang các ngoại tệ mạnh khác và
vàng khiến chỉ số đô la hóa tại Việt Nam đã và đang tăng (Đô la hóa ở đây hiểu theo nghĩa rộng là sử dụng ngoại tệ mạnh thay thế như Yên Nhật, đồng Euro, và vàng... không nhất thiết phải là USD).
- Giúp chọn lọc vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: VND lên giá sẽ có thể giảm lượng ngoại tệ chảy vào Việt Nam, nhưng nó lại có tác dụng chọn lọc những nguồn đầu tư lâu dài thực sự có hiệu quả cao, hạn chế được những nguồn ngắn hạn mang tính chất đầu cơ rủi ro lớn.
Như vậy, linh hoạt tỷ giá để VND tăng giá giải quyết cả hai nguyên nhân gây lạm phát đó là chi phí sản xuất tăng và lượng cung tiền lớn, đồng thời cũng có những tác động tích cực khác. Mặt trái của vấn đề VND tăng giá là có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên tỷ giá tại những nước là đối thủ chính của Việt Nam trong xuất khẩu vào các thị trường Châu Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản đều đã tăng mạnh. Do vậy nếu điều chỉnh VND tăng trong một phạm vi hợp lý và khoa học thì ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam là có hạn.
3.2.1.2 Chính sách tài khóa
NSNN có mối quan hệ nhân quả với lạm phát. Nếu thâm hụt NSNN quá mức có thể dẫn đến lạm phát cao. Đặc biệt nếu bù đắp thâm hụt NSNN bằng việc phát hành tiền tất yếu sẽ dẫn tới lạm phát.
Tăng chi NSNN để kích thích tiêu dùng và tăntg tiêu dùng, sẽ kích thích đầu tư phát triển và tăng đầu tư phát triển sẽ đưa đến tăng trưởng cao. Tuy nhiên nếu tăng chi quá mức cho phép, tức là tăng chi đến mức làm thâm hụt NSNN quá cao và để bù đắp thâm hụt này phải đi vay nợ quá lớn thì sẽ đưa đến gánh nặng nợ. Kết quả là đưa đến kích thích tiêu dùng (kích cầu quá mức) thì ở chu kỳ sau sẽ kéo theo lạm phát mà lạm phát sẽ làm giảm đầu tư phát triển và giảm đầu tư phát triển kéo theo giảm tăng trưởng. Như vậy cần có liều lượng của chi tiêu
NSNN ở mức cho phép nhằm đưa đầu tư phát triển tăng lên và tiếp theo là đưa tăng trưởng kinh tế lên cao mà không kéo theo lạm phát tăng cao.
Kiên quyết giữ vững mức bội chi một cách hợp lý so với GDP trên cơ sở phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi và chi hiệu quả. Quản lý chặt chẽ các khoản chi, chống tham nhũng một cách quyết liệt.
Tăng tỷ lệ thu NSNN bằng các biện pháp khai thác các nguồn thu, tích cực chống thất thu. Triệt để thực hiện tốt các Pháp lệnh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chống tham nhũng. Kiểm soát chặt chẽ chi thường xuyên, cắt bỏ những khoản chi chưa thật sự cần thiết, kém hiệu quả. Đề ra các tiêu chí, tiêu chuẩn để cắt bỏ, đình hoãn những công trình đầu tư chưa thực sự bức bách, kém hiệu quả hoặc chưa khởi công. Cần có sự rà soát để chuyển vốn từ các công trình chưa khởi công, khởi công chậm hoặc thủ tục không đầy đủ sang các công trình chuyển tiếp, công trình cấp bách, công trình có hiệu quả kinh tế cao. Việc làm này đòi hỏi phải có sự đồng tâm nhất trí và quyết tâm cao của các bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện chính sách Nhà nước.
3.2.2 Chính phủ kiểm soát lạm phát
Trong mọi tình huống, dù là có lạm phát hay không thì đi cùng với việc xây dựng các thể chế của kinh tế thị trường, vấn đề xây dựng một nền tài chính lành mạnh là một vấn đề có tính căn cơ. Một nền tài chính Quốc gia lành mạnh sẽ ngăn chặn nhiều nguy cơ đổ vỡ kinh tế, mà trước hết là tạo nên một sự ổn định của nền tài chính tiền tệ nước nhà, trong đó có ổn định tỷ lệ lạm phát. Chính vì vậy, giải pháp đầu tiên mà luận văn đề cập đến là lành mạnh hóa nền tài chính Quốc gia.
3.2.2.1 Chống những hành vi trục lợi
Xây dựng nền tài chính Quốc gia lành mạnh là một trong những mục tiêu chiến lược hàng đầu phát triển tài chính - tiền tệ ở nước ta. Nền tài chính quốc gia lành mạnh là khái niệm cơ bản để chỉ tính chất của một nền tài chính. Trong đó các hoạt động tài chính tuân thủ đúng pháp luật và không tiềm ẩn các nguy cơ dẫn đến phá vỡ nền tài chính Quốc gia. Một trong những vấn đề nổi bật, có ảnh hưởng sâu xa đến một nền tài chính lành mạnh đó là những hành vi trục lợi, nó có thể bao gồm : tham nhũng, lãng phí, thao túng trong giao dịch do nắm quyền sở hữu công, trục lợi do mối quan hệ thân quen gia đình trong bộ máy Nhà nước. Tham nhũng bản thân của nó là hiện tượng của khu vực công và đơn giản chỉ là lợi dụng quyền lực để mưu lợi cá nhân. Tham nhũng lại có quan hệ đồng biến với vị trí của chức vụ, và chỉ có những viên chức Chính phủ ở vị trí cao mới có thể hoạch định chính sách. Hệ quả chính sách này sẽ đi ngược với lợi ích của các nhà đầu tư vì chúng đã có cơ hội bị bóp méo và từ đó làm xói mòn lòng tin mọi người. Tham nhũng sẽ tạo ra hệ quả cuối cùng là phải đối diện với pháp luật nhưng thao túng trong giao dịch thì lại khó phát hiện. Con đường của thao túng phát sinh do chủ nghĩa quen biết và hoạt động theo kiểu gia đình. Những nhóm thao túng sẽ tiếp cận được với những nhà làm chính sách và có khả năng tiếp cận được nhiều thông tin hơn đối với việc chiếm đoạt các nguồn lực trong xã hội. Cạnh tranh giữa các nhà đầu tư vì thế mà trở nên không bình đẳng, nó sẽ làm tăng chi phí cơ hội đầu tư và tăng rủi ro trong đầu tư. Tình trạng tham nhũng, lãng phí và đó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát, khủng hoảng kinh tế. Khác với các nguyên nhân khác, tham nhũng và lãng phí không đưa đến những tác hại tức thời mà nó tác động âm ỉ qua nhiều năm, làm xói mòn dần nền tài chính tiền tệ của quốc gia, đến khi nó bộc lộ ra, nó cộng hưởng với những nguyên nhân khác làm trầm trọng thêm tình hình.
Để chống tham nhũng trước hết cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để thực hiện luật phòng, chống tham nhũng và luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xây dựng cơ quan thống nhất chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Các hành vi liên quan đến tham nhũng bao giờ cũng được che đậy. Do vậy, để chống tham nhũng cần phải công khai các khoản thu nhập, đặc biệt là