Xét trên góc độ chi phí đẩy

Một phần của tài liệu Giải pháp để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 71)

4. Ýù nghĩa thực tiễn của đề tài

2.3.2.Xét trên góc độ chi phí đẩy

Về nguyên nhân khách quan làm cho chi phí sản xuất tăng cao đẩy giá cả tăng lên. Chi phí nguyên liệu đầu vào tăng nhưng chúng ta không kiểm soát được, đó cũng là do những đột biến trong tự nhiên dịch bệnh làm chết hàng loạt gia cầm, sau dịch cúm, giá thức ăn gia súc, vật tư ngành chăn nuôi tăng khiến giá

thành sản phẩm ngành chăn nuôi tăng, kéo theo giá thành sản phẩm ngành chế biến thức ăn, đồ hộp cũng tăng theo. Đó còn là môi trường, khí hậu trái đất hiện nay đang có nhiều biến đổi và xảy ra thường xuyên với mức độ ngày càng nặng nề đã gây thiệt hại cho các ngành sản xuất, đặc biệt là ngành nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

Do nhu cầu nhập khẩu lớn và ngày càng tăng trong khi giá cả các mặt hàng ngày càng tăng nhanh nên nước ta đã nhập khẩu cả tỷ lệ lạm phát từ các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc. Giá dầu và giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào của sản xuất liên tục gia tăng (Giá dầu đã tăng 72%, giá thép tăng 114%, phân bón tăng 59,6%, khí hóa lỏng tăng 95% kể từ đầu năm 2007 đến tháng 03/2008). Năng lực sản xuất tăng chậm hơn so với nhu cầu, đặc biệt là nhu cầu về các đầu vào cho sản xuất như thép, xăng dầu, phân bón, nguyên liệu phụ kiện của nhiều ngành nên chúng ta phải nhập khẩu rất lớn và với tốc độ ngày càng cao (trung bình trong thời gian dài, đạt trên 20%/năm và 3 tháng đầu năm 2008 tăng trên 40% so với đầu năm 2007). Với mức giá của hầu hết các mặt hàng nhập khẩu, trong mấy năm gần đây, đã tăng đột biến nên đã gây tác động rất lớn đến việc tăng lên trong mặt bằng giá cả ở Việt Nam. Đặc biệt nước ta nhập khẩu hàng hoá từ thị trường Trung Quốc với tỷ trọng đáng kể, trong khi nước này cũng đang tình trạng lạm phát cao, dẫn đến Việt Nam đã nhập khẩu thêm cả lạm phát của Trung Quốc.

Từ thực tế cho thấy, với tốc độ mở cửa của nền kinh tế như Việt Nam, nền sản xuất trong nước tiếp tục phụ thuộc lớn vào nhập khẩu thì khả năng kiềm chế lạm phát sẽ hết sức khó khăn trước những biến động bất thường trên thị trường thế giới.

Bên cạnh nguyên nhân khách quan từ bối cảnh giá cả thế giới leo thang, thì tình trạng giá cả ở nước ta tăng còn có nguyên nhân từ nội tại nền kinh tế. Vốn đầu tư của Nhà nước chảy vào nền kinh tế chủ yếu thông qua kênh dẫn là các DNNN và dự án đầu tư do Nhà nước quản lý. Vì do đầu tư nhiều, hiệu quả thấp, nên giá thành sản phẩm của các DNNN rất cao. Thêm vào đó là do lãng phí, tham ô, thất thoát tài sản nhà nước, đầu tư sai mục đích đã và đang là những nhân tố đẩy giá thành sản phẩm của khu vực nhà nước lên cao và kéo theo việc tăng chi phí đầu tư vào của toàn cầu nền kinh tế.

Bảng 2.18 : Giá xăng dầu thế giới và Việt Nam từ tháng 3/2005-11/2008

Th i đi m Giá d u th gi i Giá x ng th c t T giá USD/VND Giá tr n Giá sau thu và lãi dd/mm/yyyy USD/thùng VND/lít VND/lít VND/lít 3/7/2005 49.50 8,800.00 15,845.00 5,115.00 8,894.00 17/08/2005 63.25 10,000.00 15,866.00 6,545.00 10,681.00 22/11/2005 58.84 9,500.00 15,902.00 6,102.00 10,128.00 27/04/2006 70.97 11,000.00 15,938.00 7,377.00 11,721.00 9/8/2006 76.35 12,000.00 16,010.00 7,972.00 12,465.00 12/9/2006 63.76 11,000.00 16,021.00 6,662.00 10,828.00 6/10/2006 60.00 10,500.00 16,052.00 6,281.00 10,352.00 13/01/2007 52.00 10,100.00 16,019.00 5,433.00 9,291.00 6/3/2007 60.07 11,000.00 15,999.00 6,268.00 10,335.00 7/5/2007 66.46 11,800.00 16,059.00 6,961.00 11,201.00 16/08/2007 75.00 11,300.00 16,230.00 7,939.00 12,424.00 22/11/2007 99.00 13,000.00 16,049.00 10,363.00 15,453.00 25/02/2008 99.50 14,500.00 15,947.00 10,349.00 15,436.00 21/07/2008 147.00 19,000.00 16,615.00 15,929.00 22,412.00 14/08/2008 120.00 18,000.00 16,490.00 12,906.00 18,632.00 27/08/2008 110.00 17,000.00 16,610.00 11,916.00 17,395.00 17/10/2008 74.00 16,000.00 16,585.00 8,004.00 12,506.00 18/10/2008 73.30 15,500.00 16,632.00 7,951.00 12,439.00 31/10/2008 62.00 15,000.00 16,855.00 6,816.00 11,019.00 8/11/2008 55.60 14,000.00 16,930.00 6,139.00 17,395.00

Biểu đồ 2.4: Biến đổi giá xăng tại Việt Nam từ 22/11/2007- 8/11/2008

Nguồn: Website Petrolimex.com.vn

Bên cạnh đó, công tác dự báo giá của chúng ta còn quá yếu kém nên không dự báo được khi nào giá lên, giá xuống để có những biện pháp giảm thấp nhất những thiệt hại và thu được lợi có thể có. Nếu dự đoán tốt, có đối sách thích hợp từ trước thì sẽ tránh hoặc giảm được những tác động xấu của biến động thị trường. Chính phủ chưa quen điều hành trong cơ chế thị trường hội nhập quốc tế, trong khi nền kinh tế lại có độ mở cao, phụ thuộc nước ngoài ngày càng nhiều. Công tác dự báo yếu kém đã là điều đáng nói. Song, vai trò điều hành giá trong thị trường của cả nước còn mờ nhạt, đã để cho các Tổng công ty, các DNNN làm giá, gây lũng đoạn thị trường, đi ngược lại với vai trò vốn có của khu vực kinh tế Nhà nước.

Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, giá cả một số mặt hàng tăng không phải do chi phí đầu vào tăng cao mà do việc quản lý điều hành vĩ mô chưa tốt,

các doanh nghiệp kinh doanh lợi dụng đầu cơ, tăng giá, gậy thiệt hại cho người tiêu dùng. Sự yếu kém của Chính phủ trong việc điều hành và phát triển hệ thống phân phối Quốc gia thể hiện cụ thể qua những biến động không kiểm soát được về giá xăng dầu, giá thép và giá dược phẩm. Có thể nói, các cơ quan chức năng chưa lường trước hết được những diễn biến có thể xảy ra trên thị trường, thường khi phát sinh vụ việc mới đưa ra các giải pháp tình thế để chống đỡ do vậy tác dụng chưa cao và không duy trì được trong thời gian dài.

Giá cả đầu vào tăng là những nguyên nhân gây lạm phát nhưng vấn đề tồn tại lớn của nền kinh tế hiện nay là việc sử dụng vốn không hiệu quả, tình trạng lãng phí, tham những tràn lan. Các khoản hối lộ, tham những được bù đắp bằng chi phí sản xuất của các loại sản phẩm liên quan và do đó đã làm cho giá thành sản phẩm tăng lên nhanh chóng. Chính tham nhũng đã làm cho bộ máy kém hiệu quả và dẫn đến lãng phí thời gian lao động của nhân dân, làm chi phí của nhân dân cho cuộc sống tăng lên nhanh chóng mà không tạo ra một sự hữu ích nào. Lãng phí do điều hành quản lý xã hội kém hiệu quả; lãng phí trong việc chi tiêu NSNN (mua xe công, xây trụ sở, thực hiện các dự án, lễ hội…) lãng phí thất thoát trong đầu tư XDCB.… đã làm hao tổn chi phí mà không tạo ra thêm của cải vật chất cho xã hội. Tất cả những điều đó là nguyên nhân dẫn đến lạm phát.

Hình 2.1 : Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam 1976 – 2008 theo hai hướng cầu kéo và chi phí đẩy.

LẠM PHÁT

CẦU KÉO CHI PHÍ ĐẨY

KHÁCH QUAN

1. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi. 2. Nhu cầu hàng hóa trong nước của thế giới gia tăng.

CHỦ QUAN

1. Chính sách kích cầu.

2. Sử dụng vốn không hiệu quả, lãng phí. 3. Điều hành CSTT chưa hợp lý. KHÁCH QUAN 1.Giá hàng nhập khẩu tăng. 2. Giá trong nước tăng do mất mùa, dịch bệnh. CHỦ QUAN 1.Hiệu quả sản xuất kém. 2. Quản lý giá. 3. Công tác dự báo giá chưa tốt. 4. Tệ tham nhũng…

Tóm lại, lạm phát hay giảm phát ở Việt Nam từ năm 1976 đến 2008 bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, có nhân tố thuộc về trong nước lẫn nước ngoài, có nhân tố thuộc về kinh tế lẫn phi kinh tế, có nguyên nhân trực tiếp lẫn gián tiếp. Từ đó có thể nêu một số nguyên nhân gây lạm phát qua một mô hình khác nhìn từ nhiều góc độ như sau :

- Về kinh tế : do chính sách tài chính tiền tệ, tình hình xuất nhập khẩu, công tác quản lý và dự báo giá, hiệu quả sản xuất...

- Về phi kinh tế : do dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh, tâm lý người dân... - Nguyên nhân trong nước: do yếu tố kinh tế, phi kinh tế trong nước... - Nguyên nhân ngoài nước: do nhu cầu hàng trong nước, xung đột khu vực...

- Nguyên nhân trực tiếp : do chính sách kích cầu, phát hành tiền, tăng lương...

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Chương II đã khái quát lại tình hình lạm phát ở Việt Nam từ 1976 đến 2008. diễn biến tình hình lạm phát ở Việt Nam có thể chia làm 3 giai đoạn chính đó là : Giai đoạn lạm phát cao và chống lạm phát; giai đoạn kiểm soát được lạm phát và rơi vào giảm phát; giai đoạn chống thiểu phát, bùng nổ lạm phát và kiểm soát được lạm phát.

Chương II cũng chỉ ra được tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, cán cân thương mại. Song, nhìn chung tác động của lạm phát lên các yếu tố trên chưa thật rõ nét và chưa thể hiện tính quy luật.

Chương II đã đi vào phân tích nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam theo hai hướng cầu kéo và chi phí đẩy và chúng ta đã khá thành công trong việc kiểm soát được lạm phát. Bên cạnh đó cũng có hệ thống các nguyên nhân ảnh hưởng đến lạm phát từ nhiều góc độ khác nhau làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP ĐỂ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 71)