Lạm phát và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam giai đoạn

Một phần của tài liệu Giải pháp để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 37)

4. Ýù nghĩa thực tiễn của đề tài

2.1.2. Lạm phát và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam giai đoạn

Đến giai đoạn sau 1996, nền kinh tế đã đạt được những thành tựu quan trọng, cơ chế quản lý theo hướng thị trường có sự quản lý Nhà nước đã từng bước phát huy tác dụng trong thực tế.

Năm 1997, với những giải pháp kiềm chế lạm phát được đưa ra từ đầu năm, nhìn chung tình hình giá cả thị trường cả nước trong năm 1997 khá ổn định, chỉ số lạm phát ở mức 103,6%, tăng 3,6% so với năm 1996.

Bước sang năm 1998 đã có nhiều thay đổi về tình hình kinh tế xã hội, do vậy tình hình lạm phát cũng đã có nhiều biến đổi, tỷ lệ lạm phát thấp và kéo theo đó là tình hình tăng trưởng kinh tế có chiều hướng không thuận lợi. Sự ổn định của nền kinh tế nước ta bị tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ của các nước Đông Nam Á và các nước Đông Bắc Á.

Tiếp theo tình hình lạm phát các năm từ 1999 đến 2003 đã diễn ra ở mức thấp và dấu hiệu thiểu phát kéo dài đến hết năm 2000. Qua số liệu thống kê cho thấy chỉ số giá tiêu dùng các tháng ở các năm 1999 - 2003 là rất thấp. Như năm 1999, chỉ số này hầu như âm, chỉ có tháng 01 đạt 1,7%, tháng 02 đạt 1,9%, tháng 11 đạt 0,4%, tháng 12 đạt 0,5%; chỉ số giá tiêu dùng các tháng 03 đến tháng 07 năm 2000 cũng ở mức âm; chỉ số này ở các tháng 03 đến tháng 08 của năm 2003 cũng ở mức âm.

Bảng 2.6 : Chỉ số giá tiêu dùng các tháng trong năm từ 1999-2003 1999 2000 2001 2002 2003 Tháng trước = 100% Tháng 01 101.7 100.4 100.3 101.1 100.9 Tháng 02 101.9 101.6 100.4 102.2 102.2 Tháng 03 99.3 98.9 99.3 99.2 99.4 Tháng 04 99.4 99.3 99.5 100.0 100.0 Tháng 05 99.6 99.4 99.8 100.3 99.9 Tháng 06 99.7 99.5 100.0 100.1 99.7 Tháng 07 99.6 99.4 99.8 99.9 99.7 Tháng 08 99.6 100.1 100.0 100.1 99.9 Tháng 09 99.4 99.8 100.5 100.2 100.1 Tháng 10 99.0 100.1 100.0 100.3 99.8 Tháng 11 100.4 100.9 100.2 100.3 100.6 Tháng 12 100.5 100.1 101.0 100.3 100.8 Bình quân tháng 100.0 100.0 100.1 100.3 100.2 Nguồn: Tổng cục thống kê

Một số nguyên nhân gây ra tình hình thiểu phát giai đoạn năm 1999-2003: - Do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ diễn ra ở khu vực và trên thế giới làm cho nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trên thị trường thế giới giảm đi. Nhu cầu nhập khẩu hóa của nhiều nước giảm đáng kể làm cho xuất khẩu hàng hóa nước ta bị tác động, tồn đọng hàng hóa trong nước tăng lên, tiêu thụ hàng hóa trên thị trường trong nước tăng chậm và giá cả hàng hóa giảm. Ngoài ra cuộc khủng hoảng này cũng ảnh hưởng không tốt tới FDI, du lịch và dịch vụ vào nước ta từ đó làm giảm nhu cầu hàng hóa.

- Hàng hóa trên thị trường cũng tăng lên do sản xuất trong nước đi vào ổn định và các doanh nghiệp cũng chú trọng tới thị trường nội địa.

- Giá cả một số mặt hàng trên thế giới giảm như gạo, thép, đường… tác động đến tình hình giá cả trong nước.

Nhờ chính sách khuyến khích đầu tư trong nước, quan tâm tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển đã khơi thông nguồn lực đầu tư trong dân: Tổng vốn đầu tư phát triển năm 2002 tăng trên 20 nghìn tỷ so với năm 2001, riêng vốn đầu tư trong dân tăng tới 20.7% chiếm 25.3% trong tổng vốn đầu tư phát triển.

Nhờ chính sách kích cầu tiêu dùng của Chính phủ đã làm cho tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2002 đạt trên 272 nghìn tỷ đồng, tăng 12.8% so với mức 10.2% của năm 2001 và 9.2% của năm 2000, là mức tăng cao nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á.

Bảng 2.7: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 1997 – 2002

Năm Tổng mức (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) 1997 161.899.7 11.0 1998 185.598.7 14.6 1999 200.923.7 8.3 2000 219.400.0 9.2 2001 241.837.8 10.2 2002 272.793.0 12.8 Nguồn: Tổng cục thống kê

Với những biện phát kích cầu như trên, một chuyển biến quan trọng được ghi nhận trong năm 2002 là nền kinh tế đã chuyển từ thiểu phát liên tục và kéo dài sang lạm phát nhẹ, CPItăng 4%, vừa đủ để kích thích đầu tư, tăng trưởng làm cho nền kinh tế ấm lên (tăng trưởng kinh tế đạt 7.04% hoàn thành mục tiêu 7 - 7.3% mà Quốc hội đã đề ra cho năm 2002). Với việc kiểm soát được tỷ lệ lạm phát, việc giải quyết công ăn việc làm cũng đạt thành tích đáng kể: tỷ lệ thất

nghiệp của lao động trong độ tuổi lao động ở thành thị đã giảm còn 6.01%, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn đã tăng lên đạt 75.41%.

Bước sang năm 2003, lạm phát được tiếp tục giữ ở mức thấp, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3%, tăng trưởng GDP năm 2003 vẫn tiếp tục đà của năm 2002, đạt 7.24%. Cùng với đó, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở thành thị giảm từ 6.01% năm 2002 xuống còn 5.8% năm 2003, so với năm 2002, tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn tăng 2.29%, đạt 77.7% (nguồn cục thống kê).

Trong giai đoạn 1999-2003, Chính phủ đã có nhiều biện pháp hạn chế thiểu phát như:

- Nhà nước áp dụng giải pháp hỗ trợ cán bộ công chức nhà nước như hỗ trợ cán bộ, công chức cải thiện cơ bản đời sống và từng bước tiền tệ hóa tiền lương, bên cạnh việc cải cách, đổi mới hệ thống tiền lương nhà nước cho phép cán bộ công chức vay vốn mua nhà.

- Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân làm nhà như thừa nhận hiện trạng đất ở của dân để làm thủ tục cần thiết như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của dân.

- Chính phủ hỗ trợ các gia đình liệt sỹ như nâng mức trợ cấp cho gia đình liệt sỹ từ 75 ngàn đồng/tháng lên 150 ngàn đồng/tháng.

- Chính phủ thực thi chính sách tiền tệ, tín dụng như: thực thi chính sách nới lỏng tiền tệ với sự điều chỉnh kịp thời, linh hoạt theo thị trường để góp phần hạn chế thiểu phát. Các công cụ lãi suất, tỷ giá, hạn mức tín dụng, dự trữ bắt buộc được sử dụng hết sức nhạy bén phù hợp với diễn biến cung cầu hàng hóa và giá cả thị trường.

- Nhiều biện pháp liên quan đến NSNN đã được áp dụng như : đẩy mạnh việc cấp phát vốn cho các xã thuộc chương trình xóa đói giảm nghèo, tổ chức triển khai và giải ngân nhanh đối với các công trình bê tông hóa kênh mương…

- Bênh cạnh đó Chính phủ đã triển khai nhóm giải pháp giảm cung như: Hỗ trợ giá cho một số mặt hàng xuất khẩu nhằm tìm kiếm thị trường mới; Kiểm soát chặt chẽ tình trạng buôn lậu qua biên giới, trên biển và đất liền; tổ chức nghiên cứu và tìm kiếm thị trường hỗ trợ cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh.

2.1.3 Lạm phát và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2004- 2008

Qua 3 năm 2001, 2002, 2003 lạm phát dần đi vào ổn định sang năm 2004 lạm phát lại bất ngờ lên cơn sốt, năm 2005 và năm 2006 bắt đầu giảm. Đặc biệt, sự thay đổi giá cả không theo quy luật vốn có là thường tăng vào quy cuối năm và quý I năm sau, tăng ít hoặc giảm vào quý II và quý III mà tăng liên tục qua các quý. Điều này đã làm cho CPI của Việt Nam năm 2004 so với năm 2003 tăng 9,5%, và năm 2005 so với tháng 12 năm trước, đến năm 2006 giảm còn 6.6%.

Bảng 2.8: Tốc độ tăng giá tiêu dùng qua các quý giai đoạn 1996 – 2006

Quý 1996 1997 1998 1999 2000 2001 I 4,2% 2,1% 3,0% 2,9% 0,9% 0,0% II -1,0% -1,0% 3,0% -1,3% -1,8% -0,7 III 0,8% 0,9% 1,6% -1,4% -0,7% 0,3% IV 2,0% 1,6% 1,2% -0,1% 1,1% 1,2% Năm 4,5% 3,6% 9,2% 0,1% -0,6% 0,8%

Quý 2002 2003 2004 2005 2006 I 2,5% 2,5% 4,9% 3,7% 2,8% II 0,4% -0,4% 2,2% 1,5% 1,2% III 0,2% -0,3% 1,4% 1,6% 1,1% IV 0,9% 1,2% 0,8% 1,6% 1,1% Năm 4,0% 3,0% 9,5% 8,4% 6,6%

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục thống kê

Năm 2004, khép lại với tỷ lệ lạm phát xấp xỉ 10%, vượt xa so với kế hoạch mà Quốc hội đặt ra là 4 - 5%. Song, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội còn lại đều hoàn thành so với kế hoạch đặt ra.

Bảng 2.9: Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu năm 2004

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện

- Tổng sản phẩm trong nước 7,5 – 8% 7,7%

- Kim ngạch xuất khẩu 12% 29%

- Tổng vốn đầu tư toàn XH chiếm trong GDP 36% 36,3%

- Tạo việc làm mới (triệu người) 1,55% 1,555% - Bội chi ngân sách (% GDP) 5% 5%

Nguồn: Tổng cục thống kê

Trước tình hình lạm phát tăng cao như thế, Quốc hội phấn đấu tỷ lệ lạm phát năm 2005 thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế (6.5% so với 8-8.5%), giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống còn 5.5%, tổng kim ngạch XNK tăng 14 – 16%...

cuối cùng thì tỷ lệ lạm phát đã khống chế được là 8.4%, bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Bước sang năm 2006, chúng ta lại càng thành công trong việc khống chế lạm phát, tỷ lệ lạm phát là 6.6% thấp hơn 1.6% so với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Bảng 2.10: Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu năm 2006

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện

- Tổng sản phẩm trong nước 8% 8.2%

- Kim ngạch xuất khẩu 16.4% 20%

- Tổng vốn đầu tư toàn XH chiếm trong GDP 38.6% 40%

- Tạo việc làm mới (triệu người) 1.6 1.6

- Bội chi ngân sách (% GDP) 5 5%

Nguồn: Tổng cục thống kê

Bảng 2.11: Chỉ số giá tiêu dùng qua các tháng trong năm 2006 (%)

Tháng trước = 100% Tháng 01 101.2 Tháng 02 102.1 Tháng 03 99.5 Tháng 04 100.2 Tháng 05 100.6 Tháng 06 100.4 Tháng 07 100.4 Tháng 08 100.4 Tháng 09 100.3 Tháng 10 100.2 Tháng 11 100.6 Tháng 12 100.5 Bình quân tháng 100.5 Nguồn: Tổng cục thống kê

Giá tiêu dùng tháng 12 năm 2007 tăng tới 2,91% , không những cao nhất so với các tháng trong năm mà còn tăng cao nhất so với tốc độ tăng trong tháng 12 của mười mấy năm qua. Do giá tháng 12 tăng cao như vậy, nên tính chung 12 tháng (tháng 12 năm 2007 so với tháng 12 năm 2006) giá tiêu dùng tăng 12,63%. Hầu hết 11 nhóm hàng hoá và dịch đều tăng. Trong đó nhóm hàng hoá, dịch vụ, nhóm thực phẩm (chiếm tỷ trọng cao nhất trong rổ hàng hoá d鵜ch vụ tiêu dùng) giá tăng cao nhất (tháng 12 tăng 4,69%, cả năm tăng tới 21,16%), nhóm lương thực có giá tăng cao thứ 3 (tháng 12 tăng 2,98%, cả năm tăng 15,4%), giá nhà ở và vật liệu xây dựng tháng 12 tăng 3,28%, cả năm tăng tới 17,12%, giá phương tiện đi lại, bưu điện tháng 12 tăng 4,38% nhưng nếu không kể giá bưu điện giảm (-0,77%) thì giá phương tiện đi lại còn tăng cao hơn nữa do giá xăng tăng cao.

Đồ thị 2.1: Lạm phát giai đo n 1995-2007, tính theo ch s giá tiêu dùng tháng 12 m i n m so v i tháng 12 n m tr c. (Ngu欝n: T鰻ng c映c Th嘘ng kê)

% tăng, giảm cùng kỳ

Đồ thị 2.2: Diễn biến lạm phát từ năm 2003 – 2006

Nguồn: Tổng cục Thống kê, số liệu về lạm phát phi LT-TP, lạm phát bình quân do NHNN tính toán.

Tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2008 chỉ số CPI của cả nước đã tăng 18,44%, cao nhất so với mức tăng cả năm trong 15 năm qua kể từ năm 1993, trong đó tháng 01/2008 tăng 2,38%, tháng 2 tăng 3,56%, tháng 3 tăng 2,99%, tháng 4 tăng 2,2%, tháng 5 tăng 3,91%, tháng 06/2008 tăng 2,14%. Như vậy nếu so với 6 tháng đầu năm 2008 so với bình quân 6 tháng cùng kỳ năm 2007 thì chỉ số CPI đã tăng tới 20,34%, giảm nhẹ so với mức 21,52% cảu 5 tháng đầu năm 2008.

Phân tích cụ thể sự tăng giá của các mặt hàng cụ thể cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2008 tăng giá cao nhất là nhóm hàng lương thực, tới 59,44%, tiếp theo là nhóm hàng ăn uống ngoài gia đình, tăng 22,4%, thứ ba là nhóm hàng thực phẩm, tăng 21,83%, thứ tư là nhóm tiền thuê nhà ở, chất đốt, điện nước, vật li羽u

xây dựng tăng 14,34%, thứ năm là nhóm phương tiện đi lại, bưu điện tăng 10,58%… Còn 6 tháng đầu năm so với bình quân 6 tháng cùng kỳ năm 2007 thì lương thực tăng 39,14%, ăn uống ngoài gia đình tăng 27,82%, tiền thuê nhà ở, chất đốt điện nước và vật liệu xây dựng tăng 20,49%, phương tiện đi lại và bưu điện tăng 12,69%, đồ dùng và dịch vụ khác tăng 12,37%. Trong cả hai giai đoạn

năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống bao gồm lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình luôn tăng cao nhất, nhưng chiếm tới 43,8 tỷ trọng quyền số trong rổ hàng hoá và dịch vụ tính chỉ số CPI của Việt Nam.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2008 giảm 0,68% so với tháng trước nhưng so với tháng 12/2007 tăng 19,89% và chỉ số bình quân năm 2008 so với năm 2007 tăng 22,97%, đặc biệt so với kỳ gốc năm 2005 đã tăng 46,07% (Nguồn: Báo đầu tư). Nhìn chung trong năm 2008 có 4 mặt hàng có chỉ số bình quân tăng cao so với năm trước là hàng ăn - dịch vụ ăn uống tăng 36,75%, nhà ở - vật liệu xây dựng tăng 20,51%, phương tiện đi lại - bưu điện tăng 16% và đồ dùng - dịch vụ khác tăng 13,17%.

2.2.3 Biểu đồ lạm phát từ năm 1996 - 2007

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2009 tăng 0,44% so với tháng 04. So với cùng kỳ năm 2008, CPI đã tăng 5,58%, so với năm 2008, 5 tháng đầu năm nay CPI tăng tới 11,59%.

Trong giai đoạn này, Chính phủ đã đưa ra và yêu cầu các bộ ngành thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát:

- Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ:

NHNN Việt Nam chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng nhưng phải bảo đảm tính thanh khoản của nền kinh tế và các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để giảm dần lãi suất huy động theo hướng thực hiện chính sách lãi suất thực dương. Tăng cường kiểm soát và giám sát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng thương mại để đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về huy động, cho vay và chất lượng tín dụng.

- Kiểm soát chặt chẽ chi tiêu công: Điều hành chính sách tài khóa theo hướng tiết kiệm chi thường xuyên, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách,

kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện cắt giảm, sắp xếp lại vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước.

- Tập trung phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, đảm bảo cân đối cung cầu về hàng hóa: Khắc phục nhanh hậu quả của thiên tai dịch bệnh để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, tăng nguồn cung thực phẩm nhằm sớm ổn định giá cả lương thực, thực phẩm. Chính phủ kiềm giữ giá các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thép, lương thực, thực phẩm, thuốc chữ bệnh…

- Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu: Thực hiện giải pháp cải cách thủ tục hành chính liên quan tới hoạt động xuất khẩu để giảm chi phí cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam, hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại đối với hàng xuất khẩu, tăng cường các giải pháp khuyến khích sản xuất trong nước để thay thế hàng nhập khẩu, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ và du lịch.

- Triệt để thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng: Chính phủ chỉ đạo triệt để để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng NSNN…

- Tăng cường công tác quản lý thị trường, chống đầu cơ buôn lậu và gian

Một phần của tài liệu Giải pháp để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)