Xét trên góc độ cầu kéo

Một phần của tài liệu Giải pháp để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 59 - 64)

4. Ýù nghĩa thực tiễn của đề tài

2.3.1Xét trên góc độ cầu kéo

Biến đổi khí hậu toàn cậu trên thế giới không những tác động đến nhiều quốc gia mà Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Điều kiện tự nhiên trong những năm qua có nhiều diễn biến thất thường như hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh trong chăn nuôi trồng trọt như dịch cúm gia cầm, lợn tai xanh, lở mồm long móng ở lợn, vàng lùn dịch rầy nâu, lùn xoắn lá ở lúa cùng với rét đậm, rét hại… làm cho hàng hóa dịch vụ nói chung và sản lượng lương thực, thực phẩm nói riêng giảm sút đáng kể, lượng tiền chi ra để bù đắp những tổn thất do thiên nhiên gây nên lên đến con số hàng nghìn tỷ đồng. Quan hệ hàng tiền mất cân đối, áp lực

giá cả tăng, trong điều kiện lương thực, thực phẩm vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong chi tiêu hàng ngày ở một đất nước nông nghiệp như Việt Nam thì lạm phát là điều khó tránh khỏi.

Mặc dù Chính phủ đã ban hành công văn 639/BTM-XNK ngày 16/08/2007 và công văn 266/TTg-KTTH ngày 21/02/2008 để khống chế lượng gạo xuất khẩu tối đa nhằm kiểm soát lạm phát và đảm bảo an ninh lương thực trong nước, nhưng việc giá cả lương thực, thực phẩm thế giới tăng cao đã khiến giá gạo xuất khẩu và giá một số mặt hàng thực phẩm xuất khẩu khác như thuỷ hải sản gia tăng công với chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá lương thực, thực phẩm trong nước tăng cao ở mức 18,92% năm 2007 và 14,45% trong quý I năm 2008, cao gấp 5 lần so với mức tăng 4,18% của quý I năm 2007 trong khi nhóm này có quyền số 42,85%, lớn nhất trong rổ hàng hóa CPI, có thể nói đây là nguyên nhân chủ yếu tác động làm CPI tăng mạnh.

Ngoài ra, chính sách đất đai trong nông nghiệp đang bộc lộ những bất hợp lý lớn. Phong trào “phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, khu chung cư, khu nhà ở, sân golf, trường đại học, dạy nghề, trung tâm thương mại, nơi vui chơi giải trí… tràn lan ở hầu hết các địa phương với chủ trương đưa ra là thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điều đáng nói ở đây là diện tích đất đai để chuyển cho mục đích phi nông nghiệp lại hầu hết là đất 2-3 vụ màu mỡ, đất canh tác cho năng suất và sản lượng lương thực, rau màu lớn và có năng suất cao, tại nơi có mật độ nhân khẩu cao.

Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ liên tục mở rộng từ 2001-2006 nhằm thúc đẩy kinh tế. Trong vòng 3 năm trở lại đây kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng ở mức cao trên 8% và mục tiêu giai đoạn này của Chính phủ là ưu

tiên tăng trưởng kinh tế. Với mục tiêu này đã khuyến khích cho “chính sách tài chính tiền tệ nới lỏng đã thực hiện trong nhiều năm liền nhưng quản lý chưa chặt chẽ” nhằm mục tiêu thúc đẩy kinh tế và đây cũng là nhân tố góp phần khiến lạm phát bình quân từ năm 2005-2007 tăng trên 8,01%. Tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế tăng mạnh trong một thời gian dài nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế là một nguyên nhân quan trọng làm gia tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Các ngân hàng mở rộng tín dụng bằng việc nới lỏng các điều kiện cho vay, cạnh tranh nhau bằng giảm lãi suất cho vay, tăng lãi suất huy động để tìm kiếm nguồn vốn cho vay, chuyển đổi mô hình, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, tập đoàn để tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới nhanh chóng vượt qua khả năng quản trị, cho thành lập thêm các ngân hàng mới và tất cả các ngân hàng đua nhau tìm kiếm lợi nhuận từ nghiệp vụ cho vay nên càng làm cho tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng cao trong suốt năm 2007 và 3 tháng đầu năm 2008, đó là nguyên nhân rất quan trọng gây sức ép rất lớn làm tăng lạm phát trong thời gian qua.

Bảng 2.16: Tốc độ huy động vốn và cho vay giai đoạn 2002- 2006

Năm >>> 2002 2003 2004 2005 2006

Tốc độ huy động vốn 19.4% 22.7% 22% 23% 26% Tốc độ cho vay 22.2% 25% 25% 25% 29%

Nguồn: NHNN Việt Nam

Một nhân tố còn lại trong thành phần của tổng cầu góp phần làm cho tổng cầu gia tăng đó là nhu cầu về hàng xuất khẩu. Trong những năm gần đây, nhu cầu về mặt hàng này gia tăng xuất phát từ chính sách đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời nhu cầu về hàng Việt Nam trên thế giới gia tăng, đặc biệt là

sau giai đoạn suy thoái, kinh tế thế giới bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng, nhu cầu về các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản gia tăng đã làm giá của những mặt hàng này tăng lên.

Luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam gia tăng mạnh. Bắt đầu từ cuối năm 2006 khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên tổ chức thương mại thế giới (WTO), cùng với những cải cách về cơ chế chính sách và môi trường đầu tư đã tạo điều kiện cho các luồng vốn từ nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng mạnh. Năm 2007 luồng vốn FDI tăng 20,3 tỷ USD vốn đăng ký, cao hơn nhiều so với mức 10,2% USD của năm 2006, đặc bi羽t là luồng vốn đầu tư gián tiếp gia tăng mạnh mẽ khoảng trên 6tỷ USD, gấp 5 lần con số của năm 2006 mà chủ yếu là đổ vào thị trường chứng khoán, trái phiếu đặc biệt là đổ vào IPO các DNNN lớn. Đứng trước bối cảnh này, NHNN đã phải cung ứng một lựơng lớn tiền VND để mua ngoại tệ vào nhằm mục tiêu ổn định và phá giá nhẹ tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và điều này làm cho tổng phương tiện thanh toán tăng cao, tác động làm lạm phát gia tăng.

Biện pháp kích cầu cũng là một trong những nguyên nhân sâu xa của lạm phát ngày hôm nay, điều đó xuất phát từ tình trạng sử dụng vốn không hiệu quả, lãng phí, thất thoát từ nhiều nguyên nhân. Không hiệu quả, thất thoát, lãng phí đòi hỏi phải cần nhiều tiền hơn trong khi hàng không nhiều hơn, quan hệ tiền hàng mất cân đối góp phần làm tăng giá cả trên thị trường.

Bảng 2.17: Một số chủ số xếp hạng của Việt Nam theo đánh giá của WFE so với một vài nước trong khu vực (tính trên 104 quốc gia được khảo sát)

Nguồn: Báo tuổi trẻ ngày 21/10/2004 và 28/10/2004

Các chỉ số xếp hạng Việt Nam Thái Lan Trung Quốc

Mức độ chi tiêu lãng phí của Chính phủ 68 16 30

Tham nhũng 97 52 60

Chi tiền ngoài luật pháp trong XNK 100 72 54 Tiền ngoài luật pháp trong thu thuế 97 47 62 Chi tiền ngoài luật pháp trong sử dụng

các dịch vụ công 91 65 63

Thiên vị trong các quyết định của quan

chức Chính phủ 55 50 38

Thông qua chủ trương “kích cầu”, hàng ngàn DNNN yếu kém, làm ăn thua lỗ đáng lẽ phải bị giải thể thì lại được tiếp tục cung cấp vốn theo các điều kiện ưu đãi; được khoanh, giãn và xóa nợ. Tình trạng kém hiệu quả kéo dài qua nhiều năm mà không có giải pháp căn bản giải quyết, cổ phần hóa thì chậm và kéo dài… kết cục là nền kinh tế phải chịu một khoản chi phí lớn để tiếp tục duy trì hàng ngàn DNNN hoạt động kém hiệu quả.

Song, chỉ có sự tăng lên của tiền tệ mới dẫn đến sự tăng giá với tốc độ cao và kéo dài. Như vậy, có thể nhận định NHNN điều hành kém linh động CSTT cũng là một trong những tác nhân gây ra lạm phát ở nước ta thời gian qua.

Một nguyên nhân gây ra lạm phát nữa là do tâm lý của dân chúng trước chính sách của chính phủ như : Do sự phối hợp thiếu chặt chẽ và ăn khớp giữa

chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá đã làm suy giảm đáng kể hiệu quả kiềm chế lạm phát ở nước ta. Cách công bố và thực thi nhiều chính sách trong thời gian qua đã có tác động kích thích kỳ vọng lạm phát cao. Khi dân chúng đang lo sợ sự sụt giảm của đồng tiền Việt Nam thì NHNN Việt Nam lại phát hành thêm loại tiền các mệnh giá cao vào lưu thông, đặc biệt là loại 500.000 đã tác động xấu đến tâm lý của dân chúng. Dân chúng cho rằng NHNN Việt Nam đang đưa thêm vào lưu thông một khối lượng tiền rất lớn và vì vậy giá trị tiền Việt Nam sẽ giảm mạnh. Do đó dân chúng càng có xu hướng chuyển từ tài sản tiền tệ VND sang các tài sản tài chính khác và càng khuyến khích tâm lý tiêu dùng. Kết quả giá cả các mặt hàng trong nền kinh tế tiếp tục gia tăng. Quan sát thực tế ở nước ta thời gian qua cho thấy, khi có nguồn tin Nhà nước sẽ điều chỉnh tiền lương tối thiểu thì chỉ một thời gian rất ngắn, hầu hết giá cả hàng hoá đều tăng lên. Người tiêu dùng sợ giá cả tăng lên nên tăng mức mua hàng hoá, làm tăng thêm mất cân đối cung cầu trên thị trường, nhiều doanh nghiệp lợi dụng thực tế này, cộng thêm việc suy tính khả năng tăng giá các đầu vào có thể xảy ra, đã tăng giá bán ra. Đặc biệt ở nước ta, khi nhận thức còn hạn chế, tâm lý đám đông rất phổ biến nên đã kích thích mạnh mẽ đến thị trường và giá cả trong nền kinh tế. Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng, nếu như tác động của chính sách của Nhà nước lên các chỉ số khác có độ trễ nhất định thì đối với lạm phát, phản ứng về tâm lý tăng nhanh hơn rất nhiều.

Một phần của tài liệu Giải pháp để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 59 - 64)