Chính phủ kiểm soát lạm phát

Một phần của tài liệu Giải pháp để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 80)

4. Ýù nghĩa thực tiễn của đề tài

3.2.2 Chính phủ kiểm soát lạm phát

Trong mọi tình huống, dù là có lạm phát hay không thì đi cùng với việc xây dựng các thể chế của kinh tế thị trường, vấn đề xây dựng một nền tài chính lành mạnh là một vấn đề có tính căn cơ. Một nền tài chính Quốc gia lành mạnh sẽ ngăn chặn nhiều nguy cơ đổ vỡ kinh tế, mà trước hết là tạo nên một sự ổn định của nền tài chính tiền tệ nước nhà, trong đó có ổn định tỷ lệ lạm phát. Chính vì vậy, giải pháp đầu tiên mà luận văn đề cập đến là lành mạnh hóa nền tài chính Quốc gia.

3.2.2.1 Chống những hành vi trục lợi

Xây dựng nền tài chính Quốc gia lành mạnh là một trong những mục tiêu chiến lược hàng đầu phát triển tài chính - tiền tệ ở nước ta. Nền tài chính quốc gia lành mạnh là khái niệm cơ bản để chỉ tính chất của một nền tài chính. Trong đó các hoạt động tài chính tuân thủ đúng pháp luật và không tiềm ẩn các nguy cơ dẫn đến phá vỡ nền tài chính Quốc gia. Một trong những vấn đề nổi bật, có ảnh hưởng sâu xa đến một nền tài chính lành mạnh đó là những hành vi trục lợi, nó có thể bao gồm : tham nhũng, lãng phí, thao túng trong giao dịch do nắm quyền sở hữu công, trục lợi do mối quan hệ thân quen gia đình trong bộ máy Nhà nước. Tham nhũng bản thân của nó là hiện tượng của khu vực công và đơn giản chỉ là lợi dụng quyền lực để mưu lợi cá nhân. Tham nhũng lại có quan hệ đồng biến với vị trí của chức vụ, và chỉ có những viên chức Chính phủ ở vị trí cao mới có thể hoạch định chính sách. Hệ quả chính sách này sẽ đi ngược với lợi ích của các nhà đầu tư vì chúng đã có cơ hội bị bóp méo và từ đó làm xói mòn lòng tin mọi người. Tham nhũng sẽ tạo ra hệ quả cuối cùng là phải đối diện với pháp luật nhưng thao túng trong giao dịch thì lại khó phát hiện. Con đường của thao túng phát sinh do chủ nghĩa quen biết và hoạt động theo kiểu gia đình. Những nhóm thao túng sẽ tiếp cận được với những nhà làm chính sách và có khả năng tiếp cận được nhiều thông tin hơn đối với việc chiếm đoạt các nguồn lực trong xã hội. Cạnh tranh giữa các nhà đầu tư vì thế mà trở nên không bình đẳng, nó sẽ làm tăng chi phí cơ hội đầu tư và tăng rủi ro trong đầu tư. Tình trạng tham nhũng, lãng phí và đó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát, khủng hoảng kinh tế. Khác với các nguyên nhân khác, tham nhũng và lãng phí không đưa đến những tác hại tức thời mà nó tác động âm ỉ qua nhiều năm, làm xói mòn dần nền tài chính tiền tệ của quốc gia, đến khi nó bộc lộ ra, nó cộng hưởng với những nguyên nhân khác làm trầm trọng thêm tình hình.

Để chống tham nhũng trước hết cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để thực hiện luật phòng, chống tham nhũng và luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xây dựng cơ quan thống nhất chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Các hành vi liên quan đến tham nhũng bao giờ cũng được che đậy. Do vậy, để chống tham nhũng cần phải công khai các khoản thu nhập, đặc biệt là những khoản thu nhập lớn. Trong vấn đề này, Chính phủ phải có biện pháp làm cho thuế thu nhập trở thành một công cụ chống tham nhũng tích cực. Cần quy định những khoản thu nhập chưa khai thuế và chưa nộp thuế thu nhập phải bị coi là bất hợp pháp, không thể sử dụng để chi trả cho việc thanh toán và bị phạt nặng, những khoản thu nhập không có nguồn gốc rõ ràng sẽ bị tịch thu sung công quỹ.

Để các khoản thu nhập đều phải có nguồn gốc rõ ràng, Chính phủ chỉ đạo Bộ tài chính; Kho Bạc Nhà Nước (KBNN) kết hợp với các ngân hàng tiến hành chi trả lương cho đội ngũ công chức qua tài khoản cá nhân, bắt buộc mỗi cá nhân phải có một tài khoản và sử dụng cho tất cả các giao dịch. KBNN cần theo dõi các khoản tiền mặt lớn nộp vào tài khoản để trong trường hợp cần thiết phối hợp với cơ quan chức năng xác minh nguồn gốc của những khoản này.

Về vấn đề chống lãng phí: Muốn chống lãng phí phải cải cách cơ chế phân bổ các nguồn chi của ngân sách một cách khoa học, phải tập hợp rộng rãi ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia trong việc thực hiện các dự án đầu tư, đặc biệt là các công trình trọng điểm. Chấm dứt cơ chế “xin cho”, chạy dự án…]

3.2.2.2 Cải cách tiền lương

Trong khi bàn đến chống tham nhũng, chúng ta đề cập đến một khía cạnh vật chất đó là tiền lương. Chính phủ cần tiếp tục lộ trình cải cách tiền lương sâu rộng hơn, sao cho người công chức có thể sống căn bản dựa trên thu nhập từ lương chứ không phải từ các nguồn khác. Hiện nay Chính phủ đang từng bước thực hiện lộ trình cải cách tiền lương, tuy nhiên việc tăng lương thời gian qua cũng đã góp phần vào sự gia tăng nhất định của giá cả do tâm lý chung của người dân và do nhu cầu có khả năng thanh toán của người dân đặc biệt là nhu cầu có khả năng thanh toán đối với nhóm hàng lương thực thực phẩm dẫn đến tốc độ tăng lương không theo kịp tốc độ tăng giá khiến cho tiền lương tăng lên mất đi ý nghĩa, nguy cơ rơi vào vòng xoáy lạm phát “lương, giá, tiền” thật sự đã tiềm ẩn. Do vậy, thời gian tới Chính phủ nên tăng hệ số lương, giảm thời gian được xét nâng hệ số lương. Về lâu dài, Chính phủ cần chọn một thời điểm thích hợp để tăng mức lương cơ bản chứù không phải trong những thời điểm mỏng manh nhạy cảm như thế này.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần phải có một đột phá mới trong việc tăng mức lương cơ bản, chứ không phải cứ tăng từ từ như hiện nay. Muốn tạo một sự đột phá trong tăng mức lương thì biện pháp hàng đầu là phải thu nhỏ “cơ thể” kềnh càng của bộ máy hành chính.

3.2.2.3 Cải cách hành chính

Cần phải cải cách hành chính: Bởi vì một bộ máy hành chính chuyên nghiệp và một hệ thống luật pháp hoàn chỉnh bao giờ cũng tiết kiệm chi phí cho xã hội cao nhất và tốt nhất. Một bộ máy hành chính cồng kềnh, chồng chéo chức năng và nhiệm vụ sẽ dẫn đến tình trạng hoạt động kém hiệu lực, kém hiệu quả.

Như vậy, một lần nữa vấn đề cải cách bộ máy hành chính lại được đặt ra, muốn thế phải xã hội hóa mọi lĩnh vực, hãy để cho dân làm tất cả những gì mà dân có thể làm được, những gì dân không làm được thì Nhà nước mới làm.

Chính phủ cần tạo điều kiện cho người dân sử dụng có hiệu quả hơn thu nhập của mình, cần phải tạo ra nơi để người dân đầu tư tiền, đẩy mạnh phát triển thị trường chứng khoán, khuyến khích thành lập các quỹ đầu tư để thu hút một lượng tiền nhàn rỗi trong dân, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa DNNN, cần tiếp tục triển khai rộng rãi hình thức đấu giá cổ phiếu công khai như đã làm thời gian qua, thực hiện được điều này bên cạnh việc làm lợi cho Nhà nước còn thu hút được sự chú ý của công chúng, vấn đề lợi ích lớn nhất ở đây là NSNN không còn phải chi đầu tư phát triển dàn trải cho nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề nữa, NSNN chỉ tập trung vào các công trình trọng điểm, an ninh quốc phòng. Từ đó giảm áp lực bội chi ngân sách, áp lực lạm phát cũng phần nào giảm nhẹ.

Theo xu hướng, tín dụng ngân hàng sẽ dần dần chuyển qua hình thức chiết khấu thương phiếu, hạn chế cho vay theo đơn và phương án sản xuất kinh doanh. Do vậy, trong điều kiện các doanh nghiệp ở Việt Nam đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này tiếp cận nguồn vốn vận hành thị trường phi tập trung OTC (Over The Counter) tốt hơn nữa. Bên cạnh đó, Nhà nước cần cho phép các công ty chứng khoán mở thêm quầy giao dịch các loại cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đủ tiêu chuẩn niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán chính thức nhằm tăng tính sôi động cho thị trường tự do. Thông qua phát triển thị trường OTC giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa giúp các doanh nghiệp có thể huy động vốn cho sản xuất kinh doanh vừa giúp cho người dân có chỗ đầu tư tiền tiết kiệm một cách có hiệu quả, đa dạng hóa hình thức đầu tư, giảm thiểu rủi ro.

3.2.2.4 Xây dựng một quy chế quản lý giá cả hợp lý

Trong thời gian tới, nguy cơ tăng giá đối với nước ta còn tiềm ẩn rất lớn, vì vậy nhiệm vụ của Chính phủ trong thời gian tới là phải bình ổn giá. Bình ổn giá là điều kiện hết sức quan trọng để kiềm chế và kiểm soát lạm phát nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và là tiền đề của phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

Muốn bình ổn giá trước hết cần phải xây dựng một hệ thống giá cả, mặt bằng hợp lý, phối hợp đồng bộ các biện pháp tài chính tiền tệ, điều hòa cung cầu với các biện pháp quản lý giá, quỹ dự trữ đủ mạnh.

Trong vấn đề đổi mới cơ chế điều hành giá cả cần phải nhận thức rằng giá cả là biến số quan trọng của nền kinh tế thị trường, do vậy cần để cho các quy luật thị trường điều tiết, tránh trường hợp sử dụng các công cụ hành chính để điều tiết.

* Cụ thể:

Một là, khuyến khích cạnh tranh và tăng hiệu quả: chính sách giá, cơ chế quản lý giá được xây dựng khách quan hợp lý theo đúng các yêu cầu của các quy luật kinh tế sẽ phát huy được quyền chủ động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xóa bỏ tình trạng bảo hộ quá mức. Vì vậy, trong thời gian tới Nhà nước cần sớm đưa luật cạnh tranh và luật phá sản đi vào đời sống bằng cách ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn từ đó tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, kiềm chế các yếu tố độc quyền, liên minh độc quyền, lũng đoạn thị trường, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng cao, tạo việc làm cho người lao động.

Hai là, thay đổi nhận thức về vai trò của DNNN, cần xem DNNN như là một thành phần kinh tế có vai trò như các thành phần khác chứ không phải là vai

trò đầu tàu như hiện nay. Nhận thức được như thế sẽ mở đường, ủng hộ việc đẩy nhanh, đẩy mạnh cổ phần hóa, sắp xếp lại DNNN, góp phần vào việc hạn chế tình trạng độc quyền, làm ăn không hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung.

Ba là, từng bước phá bỏ độc quyền Nhà nước trong các lĩnh vực cho phép như điện, nước, giao thông vận tải, ngân hàng, bảo hiểm. Hiện nay một số mặt hàng Nhà nước ta vẫn đang định giá cụ thể để doanh nghiệp và người tiêu dùng phải thi hành như điện, cước bưu chính viễn thông và định giá giới hạn tối đa như xăng dầu, sắt thép … Song hiện nay xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ, cuốn hút tất cả các nước. Nước ta không thể đứng ngoài dòng chảy đó, vì vậy hệ thống giá ở nước ta phải xóa bỏ các loại trợ cấp bảo hộ quá mức không theo thông lệ quốc tế hoặc không theo cam kết với các tổ chức thương mại thế giới. Bảo hộ quá mức sẽ làm suy yếu sức cạnh tranh, gây lũng đoạn thị trường. Tuy nhiên nếu đột ngột xóa bỏ bảo hộ cho tình trạng độc quyền của một số lĩnh vực như hiện nay sẽ khiến các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, do đó phải xác định lộ trình bước đi cụ thể để hạn chế ảnh hưởng bất lợi của thị trường thế giới.

Trong vấn đề xóa bỏ độc quyền, bảo hộ, định giá theo cơ chế thị trường, hiện nay Chính phủ cần lập một tổ chuyên ngành để đánh giá lại hiệu quả hoạt động tại các tập đoàn, tổng công ty như Tổng công ty xăng dầu, tập đoàn điện lực, than Tổ công tác có trách nhiệm xem xét lại các chỉ tiêu tính toán giá thành, doanh thu, hiệu quả hoạt động qua đó kết luận xem các đơn vị này có thực lỗ hay không. Hiện nay các tổng công ty này đang “ganh tỵ” với tổng công ty xăng dầu do xăng dầu được phép lên giá nhưng điện, than, xi măng thì chưa được phép lên, mặc dù lộ trình tăng giá đã được chính phủ phê duyệt nhưng bị

hoãn lại nhiều lần còn xăng dầu không có lộ trình tăng giá nhưng cứ tăng. Thử hỏi nếu trong thời gian qua mới có xăng dầu tăng giá thôi nền kinh tế đã lên cơn sốt lạm phát rồi huống chi là những mặt hàng chủ lực khác.

Như đã nói, trong tương lai Chính phủ không nên quyết định giá cả cho các doanh nghiệp này nữa, các tổng công ty phải tự xác định giá bán, hay nói chính xác hơn là trao quyền tự chủ cho thị trường, việc của chính phủ là tạo ra một số lượng các nhà cung cấp những mặt hàng này, cũng cạnh tranh bình đẳng trong thị trường.

Chính phủ cần chỉ đạo Bộ tài chính tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ cả về số lượng lẫn chất lượng, xây dựng cơ sở dữ liệu để nâng cao năng lực dự báo giá cả thị trường. Cần theo dõi và thông báo nhanh chóng tình hình giá cả, tình hình cung cầu thị trường trong nước và thị trường thế giới kèm theo những dự báo cho tương lại để các doanh nghiệp có thông tin từ đó có biện pháp phòng ngừa sự gia tăng giá cả, dự trữ hàng hóa, điều tiết sản xuất cho phù hợp với nhu cầu và mặt bằng giá cả.

Chính phủ cần tránh sử dụng các biện pháp hành chính để can thiệp vào thị trường, đặc biệt là trong vấn đề xác định giá cả, hãy để cung cầu quyết định. Có nghĩa là khi giá cả thị trường lên cao hay xuống thấp vượt quá mức hợp lý, cần có vai trò điều tiết của Nhà nước nhưng không phải bằng mệnh lệnh hành chính. Trong giai đoạn giá cả hàng hóa lên cao quá mức hợp lý, Chính phủ tung hàng dự trữ ra bán để giá cả vận động trở về mức hợp lý, ngược lại trong giai đoạn giá cả hàng hóa hạ thấp không hợp lý, chính phủ có thể mua bổ sung cho lượng dự trữ và làm cho giá cả vận động lên mức hợp lý. Như vậy, trước hết Nhà nước cần phải có chiến lược dự trữ các mặt hàng cơ bản, chúng ta đã có chính sách an ninh lương thực, cũng đã đến lúc Chính phủ phải có chính sách an ninh

năng lượng trong tình hình khu vực và thế giới luôn chứa đựng những ngòi nổ có thể nổ bất cứ lúc nào. Thế kỷ 21 theo dự đoán sẽ bùng nổ những cuộc chiến tranh dành nguồn nước ngọt, năng lượng. Chính các nguồn dự trữ này sẽ giúp Chính phủ bình ổn giá trên thị trường mà vẫn tuân theo quy luật khách quan chứù không phải dùng đến các biện pháp hành chính phi kinh tế là áp đặt giá cả. Chính phủ cần tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi tình hình dự trữ các mặt hàng quan trọng, tránh tình trạng thiếu hụt dự trữ hay dự trữ hàng kém phẩm chất.

Giá hàng hóa trên thị trường thế giới là yếu tố khách quan, chúng ta không thể điều chỉnh được do vậy trong ngắn hạn phải kiềm chế nhập khẩu, sử dụng có hiệu quả hàng nhập khẩu, kêu gọi sử dụng hàng trong nước. Về lâu dài cần tập trung vào phát triển một số ngành then chốt như lọc xăng dầu, phôi thép để cung cấp cho thị trường trong nước, không lý gì chúng ta cứ mãi xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)