Bài học kiểm soát lạm phát rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 28)

4. Ýù nghĩa thực tiễn của đề tài

1.6.2. Bài học kiểm soát lạm phát rút ra cho Việt Nam

Từ kinh nghiệm kiểm soát lạm phát ở một số nước trên thế giới, có thể rút ra một số bài học cho kiểm soát lạm phát ở Việt Nam:

- Thực hiện chính sách tài chính - tiền tệ năng động và hiệu quả trong giai đoạn hội nhập kinh tế.

- Hạn chế tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, xã hội: thực hiện tiết kiệm trong sản xuất thông qua một số giải pháp như: tăng cường quản lý sản xuất theo định mức, kiểm tra chặt chẽ các yếu tố đầu vào theo quy cách, phẩm chất, chủ động nghiên cứu tìm vật tư thay thế với chi phí thấp, hoàn thiện công nghệ, đổi mới công nghệ, cải tiến tổ chức sản xuất nhằm tăng năng suất lao động.

- Cần xây dựng quy chế quản lý giá cả hợp lý, xây dựng một hệ thống giá cả, mặt bằng giá hợp lý, phối hợp các biện pháp tài chính tiền tệ, điều hòa cung cầu với các biện pháp quản lý giá, quỹ dự trữ đủ mạnh…

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Lạm phát là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản và hết sức quan trọng mà mọi quốc gia đều phải quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Lạm phát tác động xấu hay tốt đối với nền kinh tế còn tùy thuộc vào mức độ của nó. Lạm phát mỗi lần xuất hiện đều mang một sức mạnh tàn phá tiềm ẩn, làm rối loạn nền kinh tế, làm phức tạp xã hội, làm giảm mức sống của người dân và có thể ở một mức độ nào đó thì lạm phát gây ra rối ren chính trị xã hội. Vì vậy các quốc gia có lạm phát đều tìm cách kiểm soát lạm phát. Gây ra lạm phát không chỉ có các nguyên nhân từ bên trong của bản thân nền kinh tế mà còn do các nguyên nhân bên ngoài gây ra. Do đó để kiểm soát lạm phát không chỉ áp dụng đơn lẽ giải pháp nào mà cần có hệ thống các nhóm giải pháp thì mới mong thành công. Các nhóm giải pháp này phải đi từ đẩy mạnh sản xuất đến các giải pháp phát triển lưu thông hàng hóa, các giải pháp chống lũng đoạn thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa dịch vụ, chi tiêu hiệu qủa, tiết kiệm. Kiểm soát lạm phát không quên nhiệm vụ đẩy nhanh phát triển kinh tế, đảm bảo kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA

2.1 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TỪ 1976 ĐẾN 2008

Tình hình lạm phát ở Việt Nam từ 1976 đến 2008 có thể chia thành giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1976 – 1996: Đánh dấu công việc kiểm soát được lạm phát của nước ta, bắt đầu từ lạm phát phi mã và đi đến kiểm soát được lạm phát vào những năm cuối giai đoạn.

- Giai đoạn 1997-2003: Giai đoạn lạm phát chuyển sang thiểu phát, được đánh dấu bằng cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á; Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam đã giảm dần qua các năm, Việt Nam rơi vào tình trạng giảm phát, thuật ngữ “kích cầu” lần đầu tiên xuất hiện trong các chính sách điều hành kinh tế của Chính phủ.

- Giai đoạn 2004-2008:. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam sau một thời gian “hạ nhiệt” và có khi chuyển sang thiểu phát đã bắt đầu “ấm” dần lên và chuyển sang “sốt” vào cuối năm 2004 và trở lại ổn định vào năm 2005, đồng thời giảm xuống vào năm 2006, tăng cao trở lại vào năm 2007 và 2008.

2.1.1 L m phát và kiểm soát lạm phát trong giai đoạn 1976 - 1996

Trước năm 1975, nền kinh tế Việt Nam nằm trong tình trạng chiến tranh và bị cách biệt với bên ngoài. Hai miền đất nước là hai nền kinh tế khác nhau. Một bên là nền kinh tế thị trường tự do, bên kia là nền kinh tế kế hoạch hoá tập

trung quan liêu bao cấp. Do đặc thù của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn này nên lạm phát hầu như chưa xuất hiện rõ nét.

Vào năm 1975, đất nước thống nhất, hai miền đất nước với hai hệ thống kinh tế, chính trị hoàn toàn khác nhau đã sáp nhập làm một. Ở miền Nam với thị trường tự do tương đối phát triển với xuất khẩu phát triển. Trong khi đặc điểm của nền kinh tế ở miền Bắc là mang nặng tính kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp dựa chủ yếu vào viện trợ, nhập khẩu hàng tiêu dùng và tập trung hoá cao tư liệu sản xuất. Đến giai đoạn năm 1985, nền kinh tế chuyển từ kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi mọi mặt từ chính trị, xã hội, kinh tế…

Trước đổi mới năm 1979, nền kinh tế nứơc ta thống nhất từ hai mô hình kinh tế nêu trên vào một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp với sự kiểm soát và can thiệp tập trung của Chính phủ lên tất cả các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế. Lĩnh vực nông nghiệp thì hợp tác hoá và quản lý theo hình thức hợp tác xã trong hệ thống kế hoạch hoá. Cả ngành công nghiệp lẫn nông nghiệp đều dựa vào phân bổ vốn và vật tư, nguyên liệu của Nhà nước. Sản phẩm làm ra được phân phối theo kế hoạch đã vạch sẵn. Do sự sát nhập hai nền kinh tế khác nhau nên dẫn đến tình hình mặc dù là nền kinh tế tập trung nhưng vẫn tồn tại nền kinh tế thị trường phát triển ngầm. Mặc dù giá hàng hoá do Nhà nước quy định cố định từ năm 1960 và áp dụng cho các hàng hoá phân phối theo kế hoạch và tem phiếu nhưng ngoài thị trường ngầm vẫn tồn tại một loại giá khác cao hơn nhiều so với giá do Nhà nước quy định. Hiện tượng lạm phát ngầm xuất hiện, hàng hoá phân phối theo định lượng ngày một khan hiếm, giá cả thị trường ngày một tăng và nền kinh tế khủng hoảng trầm trọng.

Bảng 2.1:Chỉ số giá bán lẻ giai đoạn 1976 – 1980 (năm trước bằng 100%)

Năm Thị trường xã hội Thị trường có tổ chức Thị trường tự do

1976 121.9 99.1 150.3

1977 118.6 101.0 138.0

1978 120.9 104.3 139.0

1979 125.2 103.3 140.0

1980 169.6 109.8 143.8

Nguồn: Ban vật giá Chính phủ

Bảng 2.2: Mức tăng GDP và TNQD thời kỳ 1977 – 1980 (%)

Thị trường xã hội Thị trường có tổ chức

1977 4.4 2.8

1978 4.0 2.3

1979 -1.7 -2.0

1980 -1.0 -1.4

Nguồn: Tổng cục thống kê

Vào cuối những năm 1979 đầu 1980, một số chính sách và biện pháp mới được áp dụng nhằm cải thiện nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất các ngành nông, công nghiệp như đổi mới quản lý doanh nghiệp Nhà nước, khoán sản phẩm nông nghiệp, ba kế hoạch trong đó kế hoạch ba cho phép doanh nghiệp được quyền quyết định sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên những đổi mới này là những bước chập chững nữa vời nên ngoài những mặt tích cực chúng mang lại còn chứa đựng nhiều yếu kém và mâu thuẫn. Do đó nền kinh tế vốn khó khăn lại càng khó

khăn hơn, lạm phát phi mã xuất hiện ngày một trầm trọng, tỷ lệ lạm phát vào năm 1984 ở mức 164,9%, năm 1985 là 191, 6% còn tăng trưởng thì giảm sút, năm 1984 khoảng 6% thì năm 1985 xuống khoảng 3%.

Lạm phát phi mã những năm cuối thập kỷ 80

Sau năm 1985, cùng với sự cải tổ của Liên Xô và các nước Đông Aâu lần lượt sụp đổ, nguồn viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam cũng bị cắt giảm mạnh, làm cho giá cả đầu vào như sắt thép, dầu hoả, máy móc thiết bị… Nước ta phải mua vào với giá cao đưa đến chi phí sản xuất tăng lên, trong nước thì thiếu tiền, Chính phủ chỉ còn cách in tiền để các xí nghiệp quốc doanh có tiền mua nguyên vật liệu phục sản xuất, đưa đến nền kinh tế ngày càng khó khăn, kiệt quệ. Năm 1985, Chính phủ đã đổi mới cơ chế chính sách tiền tệ với tỷ lệ 10 đồng tiền cũ bằng 1 đồng tiền mới nhằm giảm bớt lượng tiền lưu thông, đồng thời xoá bỏ bao cấp hàng tiêu dùng và điều chỉnh tiền lương. Cơ chế hai giá dần được xoá bỏ, tiến tới giá cả được hình thành và hoạt động dựa trên cơ sở trao đổi thương mại. Mặc dù nhu cầu hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước rất cao nhưng thị trường trong nước lại cắt khúc và tình trạng ngăn sông cấm chợ được tháo bỏ còn ít. Ngoại thương được tự do hoá rất ít, tình trạng khan hiếm ngoại hối tăng nhanh. Chính phủ lại in thêm một lượng tiền lớn đưa vào thị trường làm cho giá cả vốn đã cao nay lại cao thêm đưa đến thu nhập thực tế của người lao động giảm một cách đáng kể. Trong nông nghiệp thì giá cả lương thực thực phẩm thấp, lượng lương thực dư thừa thấp, các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như thuốc trừ sâu, phân bón còn khan hiếm, bão lụt xảy ra ở một số vùng làm cho sản xuất nông nghiệp bị đình đốn. Nhân dân tích cực tích trữ hàng hoá, lương thực, vàng, đô la càng nhiều vị sợ đồng Việt Nam sẽ còn mất giá tạo nên nhu cầu giả tạo tăng cao, giá cả tăng vọt, tất cả những nguyên nhân trên là nguyên nhân gây ra lạm phát phi mã đến chóng mặt. Bên cạnh đổi tiền là phát hành tiền ra để bù

đắp thiếu hụt ngân sách, giá cả thì tự do, hàng hóa thì khan hiếm do sản xuất trong nước không tăng trong khi nhập khẩu hạn chế do cơ chế xuất nhập khẩu chưa được tự do hóa. Lượng tiền phát hành ra lưu thông tăng lên chóng mặt, năm 1985 là 4,59 tỷ đồng thì năm 1989 là 901, 63 tỷ đồng. Như vậy, một mặt tiền tiền thì dư thừa trên thị trường, nhu cầu hàng hoá tăng cao và cung hàng hoá lại quá thấp đưa đến lạm phát tăng nhanh đến chóng mặt.

Bảng 2.3: Chỉ số giá bán lẻ giai đoạn 1981 – 1988 (năm trước bằng 100%)

Năm Thị trường xã hội Thị trường có tổ chức Thị trường tự do

1981 169.6 202 146.4 1982 195.4 242 165 1983 149.5 142.8 157.5 1984 164.9 155.8 176.3 1985 191.6 209 151.7 1986 587.2 557.4 682.3 1987 416.7 443.3 429.2 1988 410.9 - -

Nguồn: Ban vật giá Chính phủ

Bảng 2.4. Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát giai đoạn 1986-1989

1986 1987 1988 1989

Lạm phát 587,2 301,3 308,2 74,3

Tăng trưởng 3,4 3,9 5,1 8,0

Thời kỳ tăng trưởng kinh tế đi đôi với kiểm soát lạm phát: từ năm 1989 -1996.

Giai đoạn này, Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt chi tiêu thể hiện ở việc Chính phủ giảm chi tiêu cho quốc phòng, từng bước xóa bỏ bao cấp, giải thể các doanh nghiệp quốc doanh làm ăn không hiệu quả, xoá bỏ bao cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu, bao cấp của Chính phủ đối với hàng tiêu dùng được bãi bỏ, tiền tệ hoá đối với lương cán bộ công nhân viên chức. Bên cạnh đó Nhà nước thực hiện cải tiến hệ thống thuế làm tăng NSNN (năm 1988 thu được 455 tỷ đồng thì năm 1989 tăng gấp đôi lên 1043 tỷ đồng).Vào giữa năm 1989, hệ thống hai giá được bãi bỏ, về cơ bản giá cả hàng hoá dịch vụ được dựa trên cơ sở giá cả thị trường, loại bỏ tất cả cản trở trong lưu thông hàng hoá và độc quyền trong giá cả hàng hoá, giá cả dần phản ánh đúng cung cầu thị trường. Với những biện pháp trên đã tạo ra sự ổn định giá cả, góp phần đáng kể trong kiềm chế lạm phát.

Ngoài ra, Nhà nước đã tiến hành cải cách trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ngân hàng. Chính sách thắt chặt tiền tệ được áp dụng, kiểm soát chặt chẽ lượng tiền cung ứng, khống chế tổng phương tiện thanh toán, giảm việc phát hành tiền để bù đắp NSNN (năm 1988, phát hành tiền để bù đắp thâm hụt NSNN chiếm 67,3% số thâm hụt thì năm 1989 tỷ lệ này là 58,7%, năm 1990 là 47,9%, năm 1991 là ngừng hoàn toàn).

Biện pháp cơ bản trong chính sách tiền tệ là việc tăng cao lãi suất. Đến năm 1989, chính sách lãi suất thực dương được áp dụng và nó đã khuyến khích đáng kể người dân gửi tiền vào hệ thống Ngân hàng. Lãi suất cho vay cũng được áp dụng lãi suất dương và công bằng đối với các thành phần kinh tế. Cả lãi suất tiền huy động và lãi suất cho vay đều có thể được điều chỉnh theo sự thay đồi

của chỉ số giá, chúng bao gồm lãi suất thực cơ bản công với chỉ số giá.

Việc tự do hóa thị trường vàng bạc cũng góp phần đáng kể trong việc ổn định kinh tế cho phép Nhà nước kiểm soát gián tiếp lượng vàng thông qua cung cầu trên thị trường. Nhờ biện pháp này, giá vàng đã không lên xuống đột biến mà được ổn định và có giảm xuống đã góp phần đưa tỷ lệ lạm phát giảm xuống.

Tháng 03/1989, Chính phủ đã cải cách mạnh mẽ chính sách tỷ giá và thương mại tiến tới thị trường tự do. Hai cơ chế tỷ giá khác nhau đã được thống nhất vào một tỷ giá thống nhất phản ánh tương đối cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Việc thống nhất tỷ giá khác nhau thành tỷ giá thị trường tự do đã đóng góp vai trò quan trọng trong kiềm chế lạm phát.Việc áp dụng tỷ giá tương đối thực tế góp phần đáng kể khuyến khích xuất khẩu. Tiếp đó là thị trường ngoại hối được tự do hóa, mọi người trước đây tích lũy ngoại tệ thì nay đã giữ tiền đồng và gửi tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng nên lượng tiền ngoài lưu thông giảm, áp lực của lạm phát phi mã giảm xuống rõ rệt.

Cải cách kinh tế được triển khai trên tất cả các lĩnh vực kinh tế. Doanh nghiệp Nhà nước đã được tư nhân hóa một phần, nhiều doanh nghiệp quốc doanh cấp huyện, tỉnh phải giải thể do làm ăn không hiệu quả. Kinh tế hộ gia đình được khuyến khích phát triển. Sản xuất trong nền kinh tế được đa dạng hóa. Bên cạnh đó là các biện pháp tự do hóa ngoại thương được áp dụng. Kết quả là hàng hóa không còn khan hiếm trên thị trường, cầu hàng hóa được đáp ứng, không còn gay gắt như trước, đưa đến lạm phát giảm đáng kể.

Đến năm 1996, tình hình lạm phát được kiểm soát. Tỷ lệ lạm phát giảm xuống còn 4,5% còn tăng trưởng kinh tế đạt 9,34%. Đây là mức lạm phát thấp nhất ở nước ta từ những năm trước đó.

Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ lạm phát ở nước ta giai đoạn 1991 – 1996 Đơn vị tính: %

1991 1992 1993 1994 1995 1996

Tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,0 8,65 8,07 8,5 9,5 9,34 Tỷ lệ lạm phát 67,6 17,6 5,2 14,4 12,7 4,5

Nguồn:Bộ kế hoạch đầu tư

Sở dĩ diễn biến tình hình giá cả và lạm phát trong năm 1996 được kiểm soát là do:

- Chính phủ đã đề ra các biện pháp kiềm chế lạm phát kiên quyết, toàn diện và đồng bộ, được các bộ ngành và địa phương thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả.

- Tiếp tục thực thi chính sách tài chính, tiền tệ chặt chẽ đã được áp dụng kiên quyết ngay từ 6 tháng cuối năm 1995, trong đó khống chế mức tăng tổng phương tiện thanh toán, khống chế dư nợ cho vay tín dụng Ngân hàng, điều hành tỷ giá linh hoạt…

Như vậy, lạm phát Việt Nam thời kỳ 1976 - 1996 từ chỗ “âm ỉ cháy” trong giai đoạn 1976 - 1980 đã “bùng lên thành một ngọn lửa cháy cao” trong những năm từ 1980 đến 1988, những năm sau đó chính phủ Việt Nam đã phải ra sức dập tắt ngọn lửa này và bước đầu đạt được những kết quả khích lệ.

2.1.2 Lạm phát và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1997 – 2003

Đến giai đoạn sau 1996, nền kinh tế đã đạt được những thành tựu quan trọng, cơ chế quản lý theo hướng thị trường có sự quản lý Nhà nước đã từng bước phát huy tác dụng trong thực tế.

Năm 1997, với những giải pháp kiềm chế lạm phát được đưa ra từ đầu

Một phần của tài liệu Giải pháp để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)