4. Ýù nghĩa thực tiễn của đề tài
2.1.4. Đánh giá các biện pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong thờ
vừa qua
Trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ ngành đã đưa ra nhiều biện pháp để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên kết quả đạt được chưa thực vững chắc và còn một số vấn đề cần phải phân tích:
Chưa có sự phối hợp nhịp nhàng trong các chính sách kiềm chế lạm phát
Những biện pháp kiềm chế lạm phát hiện chưa có sự phối hợp nhịp nhàng với các chính sách khác, thậm chí còn quay lại với các mệnh lệnh hành chính. Trong khi đó thông tin đến với các nhà hoạch định chính sách hiện vẫn còn thiếu, nên chưa lường hết được phản ứng của thị trường, của doanh nghiệp như thế nào để từ đó có chính sách phù hợp. Chống lạm phát hiện nay phần lớn vẫn dựa vào tổng cầu, tổng cung mà chưa xét đến mối quan hệ giữa cán cân thanh toán quốc tế với hệ thống tài chính. Để các luồng vốn, luồng tiền trung chuyển có hiệu quả, chống đầu cơ thì lãi suất tiền đồng, lãi suất ngoại tệ và biến động tỷ giá phải tương đương nhau… Hiện nay, chúng ta đang nhập siêu, và bù đắp thâm hụt mậu dịch bằng kiều hối, bằng đầu tư gián tiếp, bằng vay vốn dài hạn nhưng nguồn tiền để bù đắp cho thâm hụt rất bấp bênh.
Kiềm chế lạm phát một cách quá nôn nóng
Trong tình trạng giá cả leo thang, hàng loạt biện pháp tiền tệ đã được Chính phủ đưa ra nhằm kiềm chế cơn lốc giá như hạn chế tín dụng, rút bớt tiền trong lưu thông… Những biện pháp tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát trên phương
diện nhất định sẽ có những tác dụng hạn chế leo thang của giá cả. Tuy nhiên, những liều thuốc này dường như quá mạnh và ít nhiều gây nên những tâm lý xáo trộn trong nền kinh tế với sự rút tiền, chuyển tiền tiết kiệm ở các ngân hàng.
Việc hạn chế tín dụng, tăng lãi suất vô hình chung đã đánh mạnh vào ngành công nghiệp mà giá cả không tăng đột biến, đó là khu vực sản xuất có quan hệ mật thiết hơn với khu vực ngân hàng. Sự kiềm chế tín dụng cho khu vực công nghiệp chắc chắn có ảnh hưởng mạnh đến tăng trưởng kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước bị động và đôi khi chủ quan trong thực thi chính
sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát
Sự bị động này một phần là do NHNN thiếu tính độc lập và tự chủ trong việc quyết định và thực thi các chính sách tiền tệ. Thường trước khi thông qua một quyết định nào đó, NHNN phải xin phép hoặc hỏi ý kiến Chính phủ. Điều này dẫn đến sự chậm trễ trong triển khai chính sách tiền tệ, trong khi đó chính sách tiền tệ luôn có độ trễ của nó. Bên cạnh đó, do công tác dự báo yếu kém cộng với sự chậm trễ trong việc công bố các chỉ tiêu kinh tế nên khi hiện tượng lạm phát có khuynh hướng bùng phát nhanh thì NHNN không kịp trở tay.
Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý còn lỏng lẽo, thiếu cơ chế hợp tác
Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý còn lỏng lẽo, thiếu cơ chế hợp tác, đặc biệt là giữa NHNN và Bộ tài chính. Điều này được báo chí nói đến với cụm từ “ Chính sách tài khóa cãi chính sách tiền tệ”. Trong khi NHNN đang ra sức thắt chặt tiền tệ bằng các giải pháp thì Bộ tài chính (cùng với Bộ công thương) lại cùng thông qua quyết định điều chỉnh giá xăng dầu. Việc điều chỉnh giá xăng dầu tiệm cận với giá thế là phù hợp với xu thế, song lựa chọn thời điểm nào là quan trọng. Cũng có thời điểm, Bộ công nghiệp (nay là Bộ công thương) cũng đã trình Chính phủ đề án tăng giá điện trong bối cảnh lạm phát trên đà tăng cao.