Tác động của BĐKH đến khu vựcVQG Xuân Thủy

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn vườn quốc gia xuân thủy, tỉnh nam định (Trang 71 - 72)

a) BĐKH tác động vào ĐDSH

Tài nguyên rừng là nhân tố chịu tác động đầu tiên từ BĐKH. Các dải rừng phi lao ở Cồn Lu được trồng từ cuối những năm 1990, đã khép tán và đạt chiều cao gần thành thục (gần 10m). Tuy nhiên, trong khoảng 5 năm trở lại đây, sau khi bị nước biển lúc triều cường ngập tràn qua và bị ngâm nước nhiều giờ trong ngày, rừng phi lao đã không thể thích ứng kịp nên đã bị chết đứng hàng loạt.

RNM bình thường khi đạt độ thành thục đã vươn lên khỏi mặt nước lúc triều cường, nhưng do mực nước biển dâng ngày càng cao, trong khi sinh khối của các loài CNM ở khu vực chỉ là hữu hạn. Bởi vậy, khả năng các loài CNM đại trà như Trang và Sú có chiều cao hạn chế sẽ khó thích ứng. Các chức năng ưu việt của RNM như: phòng hộ đê biển, cung cấp môi sinh an lành,…sẽ bị suy giảm đáng kể.

Các loài động vật khác ở khu vực cũng ít nhiều bị tác động. Khi nhiệt độ ấm hơn ở Bắc bán cầu, các loài chim di cư tránh rét sẽ thay đổi tập tính di cư, nhiều loài chim lựa chọn điểm di cư ở gần hơn hoặc thời gian di cư muộn hơn đồng thời kết thúc mùa di cư sớm hơn thường lệ. Một số loài động thực vật thuỷ sinh khác cũng chịu tác động của sự thay đổi của mực nước biển khiến cho tập tính và sinh trưởng của loài không ổn định cũng như không đạt được năng suất sinh học thường thấy.

b) BĐKH tác động đến các công trình xây đựng ở vùng triều

Nhiều công trình xây dựng ở vùng triều theo khảo sát ban đầu không bị ngập triều. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng, nhất là trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến nay thường xuyên bị ngập nước khi gặp triều cường. Điều này đã tác động tiêu cực đến công năng của công trình và gây ra nhiều phiền toái, bất tiện cho người sử dụng. Một số công trình ở vùng triều đã phải đập đi để xây mới cho đạt chiều cao tương ứng hoặc điều chỉnh nâng cao cao trình so với thiết kế ban đầu, gây tốn kém và

69

nhiều khó khăn phức tạp cho quá trình thi công xây dựng lại công trình.

c) BĐKH tác động đến sinh kế của cộng đồng

Nhiều người dân địa phương đã lựa chọn các sinh kế phụ thuộc vào vùng triều ở khu vực. Mỗi nghề ít nhiều đều đã chịu tác động từ BĐKH. Các nghề khai thác tự do nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên phải thích ứng với môi trường nước ngày càng cao thêm. Đăng đáy, vây bả phải được nâng chiều cao tương thích, việc đi lại cũng phải canh chừng mực nước biển ngày càng lớn và thêm nhiều nguy hiểm. Các nghề NTTS do bị triều cường uy hiếp, cũng đang phải lo thay đổi phương tiện như việc đầu tư để nâng cao bờ đầm, chòi canh và vây bả, đồng thời sẵn sàng chuẩn bị ứng phó với các điều kiện thiên tai khắc nghiệt xảy ra với tần suất ngày càng lớn.

Khi nhiệt độ cao hơn cùng các yếu tố bất lợi khác, nghề NTTS ở khu vực cũng gánh chịu nhiều hậu quả đáng kể như: dịch bệnh phát sinh nhiều, bãi triều đã được khoanh nuôi ban đầu do thay đổi mực nước triều dâng đã không còn phù hợp với điều kiện thiết yếu để NTTS truyền thống nữa. Kết quả năng suất nuôi trồng sụt giảm, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn vườn quốc gia xuân thủy, tỉnh nam định (Trang 71 - 72)