Nhiễm môi trường từ các hoạt động kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn vườn quốc gia xuân thủy, tỉnh nam định (Trang 62 - 64)

a) Chất thải hữu cơ từ các đầm nuôi tôm gây ô nhiễm môi trường

Tuy chưa có dẫn liệu cụ thể về tổng lượng nước thải từ các đầm nuôi tôm ở Cồn Ngạn ra ngoài môi trường qua sông Trà, nhưng kết quả phân tích chất lượng nước ở sông Trà tháng 12/2012, bước đầu thấy khúc sông này có hàm lượng DO thấp dưới mức cho phép, hàm lượng BOD và COD cao hơn mức cho phép.

60

Các kết quả điều tra khảo sát về môi trường 4 đầm nuôi tôm, cua tại vùng lõi VQG Xuân Thuỷ của Đào Mạnh Sơn, Nguyễn Dương Thạo và nnk(2008) [19] cho thấy các yếu tố môi trường cơ bản như BOD, COD, nitơ tổng số, phôtpho tổng số trong nước và trầm tích đáy đầm nuôi luôn cao hơn so với bên ngoài đầm nuôi.

b) Chất thải từ bãi nuôi ngao

Trong quá trình nuôi ngao, chất thải hữu cơ từ quá trình bài tiết của ngao nuôi với mật độ lớn, cùng với các hoạt động đào, san lấp bãi, phun cát có thể gây ô nhiễm dầu cho môi trường nước và trầm tích. Kết quả quan trắc của Dự án CORIN Asia và Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định (2010) [20] cho thấy, khu vực VQG Xuân Thuỷ đã bắt đầu có xuất hiện dầu mỡ khoáng, tập trung chủ yếu ở sông Vọp và sông Hồng. Hàm lượng dầu mỡ khoáng tại khu vực nuôi ngao ở Cồn Lu có nơi lên đến 0,06 mg/l, thậm chí 0,09 mg/l (vùng màu đỏ, nâu đỏ ở sơ đồ 3.4), nơi có nhiều hoạt động tàu chở cát và phun cát lên bãi nuôi, cũng như hoạt động của các máy xúc cải tạo bãi.

Nồng độ dầu mỡ khoáng tại khu vực VQG Xuân Thuỷ có xu hướng tăng theo thời gian: năm 2006 mới chỉ 0,028 mg/l, năm 2007 - 0,034 mg/l, năm 2008 đạt tới 0,038mg/l, năm 2010 trung bình tới 0.045mg/l. Đây là một yếu tố cảnh báo môi trường đối với cả khu vực nuôi ngao ở bãi triều và NTTS ở khu vực VQG Xuân Thuỷ.

Hình 3. 3: Nồng độ dầu mỡ khoáng trong nước mặt khu vực VQG Xuân Thuỷ 2010[20]

Do nhận thức chưa cao của người nuôi ngao, rất nhiều chất thải rắn như cọc, lưới, vỏ ngao, các vật liệu phục vụ cho nuôi trồng đã bỏ lại trên vùng bãi triều nuôi ngày một nhiều. Điều này đã tạo điều kiện cho các loài thân mềm sống bám phát triển như hầu, hà sun làm ô nhiễm môi trường, cản trở dòng chảy trao đổi nước. Ngoài ra, chất thải/rác thải từ con người (lao động nuôi thường xuyên từ các chòi canh, người trên các phương tiện tàu thuyền) trực tiếp đổ xuống sông gây ô nhiễm môi trường.

61

Ngoài ra, Chương trình nghiên cứu biển cấp nhà nước KT 03.07 (2003) cho thấy nguồn thải từ lục địa hàng năm đổ ra cửa sông Hồng 2.817 tấn đồng, 730 tấn chì, 2.015 tấn kẽm, 448 tấn arsenic, 11 tấn thuỷ ngân, 118 tấn cadimi, 24.602 tấn nitrat, 4.860 tấn photphat, 352 tấn amôni, 400 tấn DDT cũng được xem là tiềm năng gây ô nhiễm môi trường ở vùng Giao Thuỷ.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn vườn quốc gia xuân thủy, tỉnh nam định (Trang 62 - 64)