Ảnh hưởng đến khả năng phát tán của cây RNM

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn vườn quốc gia xuân thủy, tỉnh nam định (Trang 69)

Một đặc điểm khá thú vị của các loài CNM họ Đước là có hiện tượng sinh con. Hạt của các loài này nảy mầm sau khi chín và không có thời kỳ nghỉ ngay ở trên cây m , tạo ra cây con nối liền với quả gọi là trụ mầm [11]. Khi trụ mầm già (chín) sẽ rời khỏi cây m , khi rụng xuống nước thì rễ nổi.

Khi mực NBD, trụ mầm chín đã rụng sẽ theo dòng nước phát tán vào sâu trong nội địa hoặc phát tán đi những nơi khác giúp cho diện tích RNM tăng lên, đặc biệt về phía sâu trong đất liền.Tuy nhiên, nếu mực NBD dâng cao, khi nước triều rút mà RNM vẫn bị ngập trong nước thì trụ mầm cũng không cắm được xuống đất, ảnh hưởng đến số lượng CNM.

3.6.5.Ảnh hưởng đến khả năng tái sinh của CNM

NBD cũng gây ảnh hưởng nhất định đến khả năng tái sinh của CNM thông qua ảnh hưởng đến khả năng cố định của trụ mầm và khả năng cố định của cây con. NBD làm giảm khả năng cố định của trụ mầm, khi trụ mầm cố định được rồi thì tác động của NBD cùng dòng nước xoáy đối với cây con cũng khá nghiêm trọng, quá trình cố định chỉ thành công khi cây đã ra rễ và có ít nhất một lá.

Như vậy, ảnh hưởng của NBD đến RNM phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là xói lở và bồi tụ, địa hình của khu vực nghiên cứu, vị trí của từng QX RNM. Từ đó có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực, thậm chí không gây ảnh hưởng gì đến từng QX RNM. NBD có thể gây ảnh hưởng đến hệ rễ, thân, lá, khả năng tái sinh của CNM, tuy nhiên NBD lại là một trong những điều kiện thuận lợi giúp cho CNM phát tán tốt, từ đó giúp RNM mở rộng diện tích.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn vườn quốc gia xuân thủy, tỉnh nam định (Trang 69)