Các giải pháp và các vấn đề ưu tiên

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn vườn quốc gia xuân thủy, tỉnh nam định (Trang 77)

3.8.4.1. Giải pháp tổ chức quản lý bảo tồn và tăng cường nguồn lực

Quy hoạch về tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ các phòng ban của VQG Xuân Thuỷ theo Nghị định 117/2010/NĐ-CP của Chính Phủ. Tăng cường năng lực quản lý ĐDSH cho VQG-Khu Ramsar Xuân thuỷ bao gồm cả nguồn nhân lực, năng lực cán bộ, cơ sở vật chất và trang thiết bị.

3.8.4.2 Giải pháp chính sách, thể chế, thực thi luật pháp

- VQG Xuân Thủy phối hợp với UBND huyện, UBND các xã vùng đệmxây dựng cơ chế chính sách quản lý thích hợp (Quy chế quản lý VQG); Quy chế sử dụng khôn khéo tài nguyên ĐNN; Quy chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan ở Khu Ramsar; Quy chế hoạt động Du lịch sinh thái ở Khu Ramsar; Xây dựng Hương ước xanh của các làng xã ở vùng đệm của VQG.

-Rà soát, bổ sung, xây dựng mới chính sách để sử dụng khôn khéo tài nguyên ĐNN trong hoạt động nuôi tôm, nuôi ngao và thủy sản khác ở khu vực VQG. Xây dựng quy định mang tính pháp lý về nghề NTTS của khu vực VQG Xuân Thuỷ trên cơ sở cải tiến Hương ước nuôi ngao của xã Giao Xuân.

- Về hạn mức cho thuê đất: Đối với đất chuyên ương nuôi ngao giống, hạn mức sàn không dưới 1ha; đối với vùng nuôi ngao thịt, hạn mức sàn không dưới 3 ha và không hạn chế hạn mức trần để người sản xuất hợp tác, góp cổ phần hoặc tích tụ đất tạo vùng thông thoáng phù hợp với nuôi ngao.

- Thời hạn sử dụng đất: đối với vùng đệm, thời hạn cho thuê đất từ 5 năm, khuyến khích nhóm, tổ hợp tác có Dự án và qui mô sử dụng đất trên 20 ha tập trung có thể được thuê đất dài hơn, song không quá 20 năm. Đối với vùng phục hồi sinh thái, thoả thuận với VQG tạm cho thuê từ 3 đến 5 năm, với tổ nhóm có qui mô sử dụng trên 30 ha tập trung, cần xin ý kiến UBND tỉnh,… cho thuê dài hơn song không quá 5 năm. Trước mắt, triển khai thực hiện một bước về Quy hoạch từ nay đến năm 2018 để đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện cho giai đoạn sau.

75

Không cho thuê các vùng đất ngập sâu, ven các triền sông và dải bãi ven biển, các vùng ngập bùn, dành các vùng đất này cho các hộ nghèo kiếm sống song có qui định chung về khai thác tài nguyên thuỷ sản.

Đối với vùng đất thường xuyên có ngao giống, cấm khai thác tự do trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 mà cho đầu thầu thu hoạch ngao giống, song phải đảm bảo đúng qui định về khai thác ngao giống.

-Xây dựng thể chế thoả thuận quản lý, sử dụng đất nuôi ngao trong vùng phục hồi sinh thái giữa UBND huyện và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Phân công trách nhiệm về quản lý nhà nước trong quản lý, tổ chức sản xuất, bảo vệ tài nguyên ĐNN trong VQG. Mở rộng trách nhiệm và quyền lợi của UBND xã trong quản lý và tổ chức sản xuất vùng nuôi.

- Tổ chức sản xuất: củng cố và phát huy vai trò của các hiệp hội như Hội Nông dân,Hội phụ nữ, Hội nuôi nhuyễn thể,... đã được thành lập. Vận động thành lập các tổ, nhóm sản xuất để xây dựng mô hình sản xuất mới: hợp tác, góp cổ phần đất thuê từng vùng nuôi theo nhóm, hộ giảm thiểu vây, chắn. Tích tụ đất đai, trí tuệ, giảm chi phí để nâng cao hiệu quả sản xuất.

3.8.4.3. Giải pháp tài chính, đầu tư cho bảo tồn ĐDSH

Tăng cường đa dạng hoá các nguồn tài chính, đầu tưcho bảo tồnĐDSH, bao gồm từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ quốc tế, vốn ODA và các nguồn thu khác. Đẩy mạnh áp dụng các cơ chế tài chính mới để hỗ trợ cho công tác bảo tồn như: chi trả dịch vụ môi trường, bồi hoàn ĐDSH, các cơ chế tài chính khác thông qua thị trường carbon và khuyến khích đầu tư từ khu vực tư nhân.

Khuyến khích, huy động sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp đầu tư tài chính cho bảo tồn ĐDSH.

3.8.4.4. Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn và chia sẻ lợi ích từ ĐDSH và các dịch vụ du lịch sinh thái

- Tăng cường tổ chức các chương trình tuyền thông, nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường và ĐDSH cho các tầng lớp cư dân địa phương, đặc biệt cộng đồng khai thác và NTTS hướng tới bảo vệ và sử dụng khôn khéo nguồn tài nguyên đất, thuỷ sản bền vững.

- Xây dựng mô hình du lịch sinh thái với sự tham gia của cộng đồng người dân địa phương.

76

- Tổng kết chủ trương thí điểm khai thác hợp lý tài nguyên sinh vật ở khu vực VQG Xuân Thuỷ.

3.8.4.5. Giải pháp về quy hoạch phát triển

- Thực hiện Quy hoạchquản lý, bảo vệ và phát triển VQG Xuân Thuỷ giai đoạn 2004-2020.

- Thực hiện Quy hoạch khu nuôi ngao quảng canh tại phân khuphục hồi sinh thái VQG Xuân Thuỷ đến năm 2018

3.8.4.6. Giải pháp về khoa học và công nghệ và hợp tác quốc tế

Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu như các viện khoa học, trường đại họcđẩy mạnh nghiên cứu khoa học về bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH ĐNN ven biển; nghiên cứu ứng dụng phát triển các mô hình nuôi tôm, cua, rong, ngao, vạng sinh thái nhằm bảo vệ và sử dụng bền vững các dịch vụ HST; sử dụng các biện pháp khai thác bền vững về tài nguyên thiên nhiên và ĐDSH.

-Nghiên cứu phát triển nuôi các loài ngao bản địa như ngao dầu, ngao vân với kích thước lớn hơn và có giá trị kinh tế cao hơn loài ngao Bến Tre.

- Lập bản đồ kỹ thuật số (GIS) bằng công nghệ định vị toàn cầu (GPS) làm công cụ quản lý tài nguyên.

- Tiếp tục tham gia các mạng lưới quốc tế về bảo tồn thiên nhiên nhằm quảng bá hình ảnh của VQG Xuân Thủy ra thế giới, thu hút khách du lịch, trao đổi học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin tư liệu, học tập và đào tạo cán bộ nhằm nâng cao nghiệp vụ và năng lực quản lý.

- Ban quản lý VQG Xuân Thuỷ phối hợp với Dự án JICA-NBDS và các dự án quốc tế khác trong xây dựng Bộ chỉ thị ĐDSH, các hướng dẫn thực hiện quan trắcĐDSH; tham gia các lớp đào tạo, tập huấn và tiến tới sử dụng bộ chỉ thịđể thực hiện quan trắc ĐDSHở vùng ĐNN của VQG Xuân Thuỷ.

3.8.4.7. Xây dựng các mô hình định hướng sử dụng hợp lý HST ĐNN ở VQG Xuân Thủy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Tiêu chí xây dựng mô hình

- Hướng tới phát triển bền vững: PTBV (môi trường, KT-XH) gắn liền bảo đảm an ninh, quốc phòng, phát huy thế mạnh tiềm năng của bãi triều trên cơ sở khai thác hợp lý, bảo vệ và duy trì chất lượng môi trường, duy trì và phục hồi các HST, ĐDSH, ngăn ngừa phòng chống thiên tai và giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích sử dụng.

77

- Đảm bảo hiệu quả kinh tế: Sử dụng bãi triều phải đạt được hiệu quả kinh tế nhờ khai thác, sử dụng một cách hợp lý và áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, tránh tổn thất tài nguyên, tránh và hạn chế các rủi ro xuất hiện trong quá trình sử dụngdo thiên tai hoặc các sự cố môi trường. Hiệu quả kinh tế chỉ đảm bảo khi khai thác và chuyển đổi các giá trị sử dụng gián tiếp của tài nguyên thành lợi ích kinh tế.

- Phù hợp với quy hoạch tổng thể vùng: Quy hoạch tổng thể cũng tạo dựng nên khung phát triển vĩ mô cho vùng, thí dụ cả vùng cửa sông châu thổ Bắc Bộ và thường đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Vì vậy, một mô hình sử dụng các HST ĐNN ở khu vực VQG Xuân Thủy, ngoài căn cứ vào yếu tố đặc thù, lợi thế khách quan, cũng cần xem xét đến tính phù hợp với quy hoạch tổng thể vùng.

- Đảm bảo phát triển đa ngành và giảm thiểu mẫu thuẫn lợi ích sử dụng: Sử dụng tiềm năng bãi triều cho phát triển đa ngành là nhu cầu thực tiễn, bảo tồn các giá trị tự nhiên và phát triển KT-XH. Theo đó, giữa các hành động phát triển du lịch và thuỷ sản, lâm nghiệp có thể phát sinh mâu thuẫn lợi ích sử dụng trong khi bảo tồn tự nhiên là hành động hỗ trợ trực tiếp phát triển thủy sản, lâm nghiệm và du lịch, và các hoạt động an ninh, quốc phòng đảm bảo sự tồn tại của tất cả.

b) Định hướng sử dụng hợp lý các kiểu HST đất ngập nước ở VQG Xuân Thủy

Sử dụng hợp lý HST ĐNN của khu vực VQG Xuân Thủy trên cơ sở tham khảo mô hình sử dụng vùng triều cửa sông châu thổ Việt Nam trong Chuyên khảo Biển Đông, Tập IV-Sinh vật và sinh thái biển (2009).

Đất bồi được liên tục mở rộng ra phía biển, diễn thế HST chuyển từ HST bãi bồi, vùng triều có RNM hoặc không có RNM thành đầm/bãi NTTS và sau đó thành HST đồng ruộng. Vậy mô hình chiến lược sử dụng HST là quỹ đất dự phòng quốc gia cho khai thác đất nông nghiệp và mở rộng lãnh thổ. Mô hình định hướng khai thác sử dụng hợp lý các vùng triều cửa sông châu thổ hiện nay là khai thác, sử dụng tổng hợp và bảo vệ HST cho đến khi diễn thế có ưu thế cửa sông và chuyển thành HST đầm/bãi NTTS và sau cùng là HST nông nghiệp và khu dân cư.

Có thể xem giai đoạn bãi triều có RNM được nổi cao do bồi tụ và ít được lưu thông nước có thể được chuyển đổi thành đầm nuôi tôm/thủy sản với mô hình thân thiện với môi trường: có các ao cấp nước vào và xử lý nước thải ra từ đầm nuôi.

Không tiến hành khai hoang nông nghiệp diện tích đất bồi thuộc các bãi triều cao phát triển RNM, chỉ khi nào đất bồi bãi triều được nổi cao ít ngập mặn, được ngọt

78

hoá bởi nước sông, có sinh vật chỉ thị cho HST nước ngọt mới tiến hành khai thác làm đất nông nghiệp.

Bảo tồn và KTTS tự nhiên, có sự kiểm soát về kích thước con khai thác, thời vụ và số lượng khai thác. Phải lấy bảo tồn HST là trọng tâm của mô hình sử dụng, bảo vệ chiếc nôi nuôi dưỡng và phát triển nguồn giống tôm, cua, cá nhỏ cho khu vực.

Xây dựng các cơ sở NTTS có diện tích thích hợp, đầu tư hoàn toàn con giống và thức ăn công nghiệp đồng thời có hệ thống thu gom và xử lý nước thải từ nuôi.

Trồng mới và phục hồi RNM tạo ra các vùng đất bồi mới lấn nhanh ra biển, tạo thành vành đai bảo vệ đê và HST đồng ruộng và bảo vệ môi trường.

Xác định các khu vực quan trọng là nơi cư trú, kiếm mồi của các loài chim nước di cư, bãi đẻ của các loài hải sản có giá trị kinh tế ở vùng triều.

Thực hiện các biện pháp để tăng cường lưu thông nước ở bãi triều vùng nuôi tại Cồn Lu như đề trong “Quy hoạch khu nuôi ngao quảng canh tại phân khu phục hồi sinh thái VQG Xuân Thuỷ đến năm 2018”: Cải tạo, đào các kênh/lạch lưu thông nước giữa sông Vọp và vùng nước ven bờ ngoài của Cồn Lu.

Xây dựng quy trình kỹ thuật hướng dẫn nuôi ngao quảng canh tại khu vực VQG Xuân Thuỷ theo hướng thân thiện với môi trường.

79

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Nghiên cứu mô tả khả năng định lượng tính dễ tổn thương trước BĐKH của HST RNM bằng việc phân tích các yếu tố khí hậu tác động lên RNM, thay đổi trong phân bố không gian, nhận thức và sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ và bảo tồn RNM.

Diện tích RNM ở VQG Xuân Thủy đã tăng khoảng 600ha trong giai đoạn 1995 – 2010. Tốc độ trầm tích là 10,4mm/năm, cao hơn mực NBD 1,9mm/năm. Thêm vào đó, VQG Xuân Thủy có cơ chế quản lý tốt với sự tham gia của nhiều bên liên quan, bao gồm các cộng đồng dân cư sống trong vùng đệm trong việc bảo vệ và phát triển RNM. Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng RNM ở VQG Xuân Thủy ít bị tổn thương trước BĐKH.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tính dễ tổn thương trước BĐKH của RNM ở VQG Xuân Thủy có thể tăng lên trong tương lai do các dự án tái trồng rừng trong khu vực sẽ bị giảm trong khi việc mở rộng tự nhiên của RNM bị giới hạn do đê biển và NTTS, cũng như hiện tượng xói lở bờ biển.

Điều kiện tự nhiên và đa dạng thành phần loài sinh vật trong các kiểu HST ĐNN ven biển của VQG Xuân Thủy đã trở thành tài nguyên quý giá và quan trọng ở góc độ khoa học, là nguồn lợi cung cấp thực phẩm cho người dân địa phương và xuất khẩu, nguồn nguyên liệu cho các nhu cầu sử dụng, là nơi hấp dẫn các du khách ở khắp nơi trong nước và trên thế giới tới tham quan.

Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, đặc biệt là quá trình bồi tích mạnh mẽ của vùng cửa sông Hồng cho thấy khu vực này đã và đang có những biến động rất rõ nét về đường bờ theo thời gian, tác động rõ rệt tới diễn thế sinh thái ở vùng ĐNN của VQG Xuân Thuỷ, đặc biệt là diễn thế RNM theo đặc điểm diễn thế bãi bồi cửa sông.

Những áp lực tác động tới ĐDSH của VQG Xuân Thủy đã được nhận diện, chủ yếu là từ hoạt động của con người ở các xã vùng đệm trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, đó là:

- Khai thác quá mức và trái phép tài nguyên sinh vật; thiếu các quy hoạch cụ thể khi cải tạo, xây dựng các đầm nuôi tôm quảng canh ở vùng lõi, phát triển nuôi ngao với mật độ nuôi cao ở phân khu phục hồi sinh thái phía đuôi Cồn Lu; phát triển

80 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nuôi thuần loài ngao Bến Tre để loài này phát triển thành quần thể đã lấnát các loài ngao dầu và ngao vân bảnđịa cùng giốngMeretrix;

- Dân số vùngđệm tăng nhanh cũng như còn có những bất cập trong quản lý bảo tồn ĐDSH ở VQG Xuân Thủy: thiếu các cơ chế, chính sách phù hợp, còn có những hạn chế về nguồn lực bao gồm năng lực, kỹ thuật, tài chính, tổ chức nhân lực;

- Một số khu vực sông Trà và sông Vọp có biểu hiện ô nhiễm hữu cơ do nguồn thải từ khu vực nuôi tôm ở Cồn Vạng và Cồn Lu; một số khu vực trên sông Vọp và cuối Cồn lu có dấu hiêu ô nhiễm dầu từ các tàu máy chở cát cung cấp cho các bãi nuôi ngao, vạng và các máy xúc cải tạo bãi nuôi.

Ban Quản lý VQG Xuân Thủy cũng như các cấp chính quyển ở địa phương đã có những hành động đáp ứng nhằm bảo tồn hiệu quả ĐDSH như tăng cường các hoạt động thực thi pháp luật; Tuyên truyền và nâng cao nhận thức cộng đồng; Xây dựng các mô hình sinh kế khai thác sử dụng bền vững tài nguyên; kịp thời đưa ra các văn bản mang tính pháp quy cũng như những hương ước quy định sử dụng hợp lý tài nguyên; tăng cường tìm kiếm các nguồn tài chính để hoạt động bảo tồn và nâng cáo trình độ chuyên môn và quản lý bảo tồn.

Trên cở sở xác định được cơ hội và thách thức, luận văn đã đề xuất các giải pháp và nhiệm vụ ưu tiên trong thời gian tới để quản lý bảo tồn hiệu quả các giá trị ĐDSH của VQG Xuân Thủy, gồm: Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý; Giải pháp về chính sách, thể chế, thực thi luật pháp; Giải pháp về tài chính, đầu tư; Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn và chia sẻ lợi ích; Giải pháp về quy hoạch phát triển; Giải pháp về khoa học và công nghệ và hợp tác quốc tế; Xây dựng các mô hình sử dụng hợp lý HST ĐNN.

2. Kiến nghị

- Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của HST RNM nói chung và ở VQG Xuân Thủy nói riêng là vấn đề mới và khó, trước hết là hạn chế về nguồn thông tin-dữ liệu đầu vào theo yêu cầu của phương pháp. Do đó, cần phải đầu tư hơn nữa cho BQL VQG để triển khai thu thập, cập nhật số liệu một cách liên tục và chính xác.

- Tiếp tục đầu tư để đánh giá định lượng lượng hơn tính dễ bị tổn thương của

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn vườn quốc gia xuân thủy, tỉnh nam định (Trang 77)