Theo một số nghiên cứu, RNM tại VQG Xuân Thủy đang bị tác động của BĐKH, đặc biệt khoảng 10 trở lại đây, các hiện tượng này nhìn thấy rõ rệt:
- Nước biển dâng: Theo kết qủa phỏng vấn, hàng năm mực nước ở đây tăng khoảng 10cm, thậm chí đến 30cm vào những đợt triều cường (so sánh một số bảng thủy triều qua các năm tại khu vực Hòn Dáu, phỏng vấn những ngư dân nuôi trồng và KTTS thủ công). Biểu hiện là thời gian ngập triều muộn hơn nhưng lâu hơn trong ngày.
- Mưa ít và lượng mưa giảm trong những năm gần đây (lấy từ kết quả phỏng vấn và số liệu của Trung tâm Khí tượng). Điều này dẫn đến là độ mặn trong khu vực tăng lên theo mùa. Theo quy luật thì tháng 4 thường có nước nguồn về, giúp cho độ mặn giảm và các loài sinh vật phát triển, đặc biệt là nhuyễn thể. Tuy nhiên, thời gian gần đây (theo kết quả phỏng vấn) thì số lần mưa ít và giảm về số lượng nên độ mặn cao, các loài nhuyễn thể sinh trưởng và phát triển chậm. Nhìn rõ nhất là loài ngao trắng (ngao Bến Tre). Từ năm 2010 đến nay lượng ngao giống tự nhiên giảm hẳn, và năm 2013 không thấy xuất hiện. Trước đây, ngao trắng được nuôi chỉ trong vòng 12 đến 15 tháng là có thể xuất ngao thương phẩm, nhưng do độ mặn cao nên đã giảm phát
70
triển của loài này. Khoảng 5 năm trở lại đây thường phải từ 18 đến 14 tháng, cá biệt có những bãi nuôi bị ngập sâu thì phải 30 tháng mới đạt đủ kích cỡ ngao thương phẩm.
- Một số vùng đất bồi cao, trồng cây phi lao rất phát triển. Nhưng 10 năm trở lại đây lại bị ngập sâu khi nước triều dâng (một phần diện tích rừng phi lao trồng trên Cồn Lu bị chết, khoảng 1ha, trong khi phi lao chỉ sống ở vùng đất cao, không chịu ngập nước). Đặc biệt, có khoảng 0,5ha RNM bị vùi sâu trong nước biển và chết (CNM chỉ chịu được thời gian ngập nước nhất định, nếu bị ngập nước thời gian dài hoặc cạn quá lâu thì chết).
- Loài cây bần chua vẫn được người dân địa phương gọi là “cây xanh” bởi lý do là xanh lá quanh năm. Tuy nhiên sau đợt rét đậm dài ngày năm 2008 đã bị chết hoặc rụng lá hàng loạt. Điều này chứng tỏ BĐKH trong khu vực đã ảnh hưởng tới thích nghi của HST,...Một phần diện tích rừng đước vòi cũng bị chết.
- Chim di cư: Số lượng giảm, tập tính thay đổi và thời gian di cư thay đổi như: đến muộn và đi sớm (do thời gian nắng nóng kéo dài). Một số loài (loài Cà kheo) trước đây xuất hiện thì không còn bão nhưng từ 2005, mặc dù loài này di cư nhiều về nhưng vẫn bị bão.Bãi kiếm ăn bị thu h p do nước biển dâng cao.
-Thủy sản: nhiều loài bị suy giảm mạnh về số lượng và hầu như không xuất hiện (như Vọp – một loài nhuyễn thể)
- Ngao giống tự nhiên: từ 2010 đến nay không thấy xuất hiện
3.7.4. Xu hướng BĐKH và nước biển dâng
Phân tích dữ liệu khí hậu những năm 1970 cho thấy tại vùng ven biển Nam Định, bao gồm VQGXuân Thủy, nhiệt độ tăng 0,013oC/năm và lượng mưa giảm xuống mức 4,145mm/năm. Nhiệt độ tăng và lượng mưa giảm có thể tạo nên hiện tượng hạn hán, do đó giảm hiệu suất và ĐDSH. Một số loài rất nhạy cảm với sự tăng nồng độ muối trong nước do khô hạn gây ra.
Phân tích số liệu mực nước biển cho thấy mực nước biển tại VQG Xuân Thủy tăng khoảng 1,9mm/năm. Mực NBD là hệ quả của nhiều hiện tượng tự nhiên như do nước biển giãn nở nhiệt, tan băng trên đất liền, đất phù sa bãi bồi bị tháo khô nước,… Cùng với nồng độ muối trong nước tăng lên, mực nước biển tăng cũng đe dọa lớn đến sự tăng trưởng, phát triển và phân bố, cũng như tăng tính dễ tổn thương của RNM.
Do những thay đổi nhiệt độ mà lượng mưa và mực nước biển đã thay đổi và các kịch bản biến đổi đã được dự báo. Vùng ven biển Nam Định, bao gồm VQG Xuân
71
Thủy có thể bị tác động nặng nề, do đó sẽ đe dọa sự tồn tại và phát triển của HST RNM. RNM không còn có khả năng phát triển và mở rộng về phía biển, trong khi về lý thuyết, hiện tượng đất lấn biển có thể xảy ra. Tuy nhiên, xây dựng đê biển và NTTS có thể ngăn ngừa hiện tượng đất lấn biển. Do đó, BĐKH là yếu tố tác động đến RNM, cũng là một trong những nguyên nhân sẽ gây ra tính dễ tổn thương cao và khả năng ứng phó thấp với BĐKH của RNM ở VQG Xuân Thủy.
3.7.5. Tốc độ trầm tích
Tốc độ trầm tích đo tại VQG Xuân Thủy từ tháng 11/2013 đến tháng 8/2014 ở mức trung bình là 10,4mm/năm. Tuy nhiên, tốc độ này khác biệt lớn theo mùa và theo địa phương. Vào mùa khô, tốc độ trầm tích là 13,2mm/năm, cao hơn mức 8,8mm/năm vào mùa mưa. Kết quả này có thể giải thích do vào mùa mưa khu vực này bị các đợt sóng mạnh do gió mùa hoặc bão nhiệt đới gây ra khiến hiện tượng xói mòn tăng cao và giảm trầm tích. Mặt khác, VQG Xuân Thủy nằm ở cửa phía nam sông Hồng (cừa Ba Lạt), do đó vào mùa mưa trầm tích sẽ bị dòng nước xiết cuốn trôi về phía nam.
Kết quả thu được phù hợp với kết quả của các tác giả khác như Hanh và Tuan, Van Santen et al [6], những người đã nghiên cứu tại cùng một địa điểm, và theo quan sát về vai trò của RNM trong việc tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự lắng đọng các chất hữu cơ và vô cơ.
Tốc độ trầm tích được lựa chọn như là một trong những tiêu chuẩn đánh giá tính dễ tổn thương trước BĐKH của RNM bởi vì cả tốc độ trầm tích và tốc độ NBD đều hạn chế mức triều dâng, do đó tác động đến sự phân bố, tăng trưởng và phát triển của RNM. Tại VQG Xuân Thủy, tốc độ trầm tích cao hơn tốc độ NBD (10,4mm/năm và 1,9mm/năm). Kết quả này cho thấy RNM ở VQG Xuân Thủy an toàn với mực NBD. Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả tính của Alongi [29].
3.7.6. Nhận thức và sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn RNM
Kết quả phỏng vấn 100 người(bao gồm người dân và nhà quản lý…) ở khu vựcVQG Xuân Thủy cho thấy, tại đây có cơ chế bảo vệ và quản lý tốt với các hoạt động giám sát và bảo vệ RNM thường xuyên và nghiêm túc. Phần lớn (90%) người được phỏng vấn nắm rõ vai trò của RNM và những lợi ích trực tiếp mà nó mang lại, do đó họ có ý thức bảo vệ rừng và tham gia tích cực vào việc bảo vệ và phát triển rừng.
Tuy nhiên, bảo vệ và phát triển RNM vẫn chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt là tình trạng phá rừng bừa bãi vẫn diễn ra do thiếu hiểu biết về RNM của một số ít người
72
dân. Thêm vào đó, các biên liên quan như Đội quản lý, UBND xã, hội phụ nữ, hội thanh niên xã,…đã chủ động phối hợp với các tổ chức khác trong việc bảo vệ và phát triển RNM. Tuy nhiên sự phối hợp chưa thực sự hiệu quả.
Kết quả trên khẳng định tầm quan trọng của sự tham gia của cộng đồng với sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền và các tổ chức địa phương trong việc phát triển và bảo vệ RNM trong bối cảnh BĐKH.