Đa dạng chim

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn vườn quốc gia xuân thủy, tỉnh nam định (Trang 54 - 56)

VQG Xuân Thuỷ là vùng ĐNN có khu hệ chim khá phong phú. Đến nay ở VQG Xuân Thuỷ đã thống kê được 222 loài chim thuộc 42 họ của 12 bộ. Trong đó, có 90 loài đã ghi nhận được trong các đợt khảo sát tháng 12/2012 và tháng 7/2013; 166 loài chim di cư (chiếm 75,45% tổng số loài chim); 51 loài chim định cư (23,18%) và 3 loài chim lang thang (1,36%). Thành phần loài chim ở VQG Xuân Thuỷ biến động theo mùa: Mùa đông xuân (từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau) là mùa chim di cư từ phương bắc tới, trong khi mùa hè thu (từ tháng 4-9 hàng năm) chỉ ghi nhận được các loài chim định cư.

52

Về độ phong phú của các loài chim ở VQG Xuân Thuỷ thấy có 108 loài phổ biến (chiếm 49,09% tổng số loài), 89 loài không phổ biến (40,45%) và 23 loài hiếm gặp (10,45%). Trong số các loài sinh vật quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ở VQG Xuân Thuỷ, nhóm chim được chú ý bảo tồn nhiều hơn cả, đặc biệt là nhóm chim nước di cư. Có hai dòng di cư chính theo trục Bắc Nam và ngược lại: vào mùa đông, chim di cư tránh rét từ phương Bắc xuống trú đông, vào dịp hè thu các loài di cư tránh nóng từ phương Nam lên như các loài Giang Sen, Bồ Nông,…từ miền Nam Việt Nam và Campuchia đã chọn VQG Xuân Thuỷ làm nơi tránh nóng.

Trong số 222 loài chim của VQG Xuân Thuỷ, có 9 loài bị đe dọa tuyệt chủng ở quy mô toàn cầu, được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007): 3 loài ở bậc EN (Nguy cấp), 5 loài ở bậc VU (Sẽ nguy cấp) và 1 loài ở bậc DD (Thiếu dẫn liệu). Có 14 loài được ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (2012): 2 loài ở bậc CR (Rất nguy cấp), 2 loài ở bậc EN (Nguy cấp), 4 loài ở bậc VU (Sẽ nguy cấp) và 6 loài ở bậc NT (Sắp bị đe doạ). Có 2 loài được ghi trong Nghị định 160/2013/NĐ-CP: Nghiêm cấm khai thác sử dụng (Bảng 3.10).

Bảng 3. 10: Các loài chim quý, hiếm có giá trị bảo tồn ở VQG Xuân Thuỷ [12], [28]

TT Tên khoa học Tên Việt Nam SĐVN,

2007

IUCN, 2012

NĐ 160/2013/ NĐ-CP 1 Anas falcata Vịt lưỡi liềm NT

2 Aythya baeri Vịt đầu đen DD CR 3 Limosa limosa Choắt mỏ thẳng đuôi đen NT 4 Tringa guttifer Choắt lớn mỏ vàng EN EN 5 Limnodromus

semipalmatus Choắt chân màng lớn NT

6 Eurynorhynchus

pygmeus Rẽ mỏ thìa CR

7 Larus saundersi Mòng bể mỏ ngắn VU VU

8 Egretta ulophotes Cò trắng trung quốc VU VU x 9 Threskiornis

melanocephalus Cò quắm đầu đen VU NT

10 Platalea minor Cò thìa EN EN x 11 Pelecanus

philippensis Bồ nông chân xám EN NT

12 Mycteria

leucocephala Cò lạo ấn độ VU NT

13 Pitta nympha Đuôi cụt bụng đỏ VU VU 14 Emberiza aureola Sẻ đồng ngực vàng VU

Tổng số 9 14

Trong số các loài động vật quý, hiếm ưu tiên bảo tồn, loài Cò mỏ thìa là đối tượng được nhiều nhà khoa học cũng như khách du lịch sinh thái (vào mùa chim di cư) quan tâm nghiên cứu nhiều nhất. Hai loài chim nước di cư (Cò mỏ thìa và Rẽ mỏ thìa)

53

rất hiếm gặp tại các vùng ven biển khác lại dễ dàng bắt gặp ở VQG Xuân Thuỷ trong những năm gần đây.

Diễn biến số lượng cá thể loài Cò mỏ thìa ở VQG Xuân Thuỷ vào mùa di cư từ năm 1994 tới 2013 được trình bày ở hình 3.3. Theo đó số lượng cá thể của loài Còmỏ thìa xuất hiện hàng năm ở VQG Xuân Thuỷ dao động khác nhau.

Ngoài ra, có một số dẫn liệu chung về số lượng cá thể của các loài chim di cư từ phương bắc tới VQG Xuân Thuỷ vào mùa Đông vào các năm 1994, 1996 và 2010 (Bảng 3.11).

Bảng 3. 11: Diễn biến số lượng cá thể (con) các loài chim di cư hàng năm ở VQG XuânThuỷ [28]

Năm 1994 1996 2010

20.000 con 33.000 30.000-40.000

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn vườn quốc gia xuân thủy, tỉnh nam định (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)