Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu tổ hợp ống nano tio2 ag ứng dụng trong quang xúc tác (Trang 43 - 45)

Ngoài nước: Một số công bố gần đây của nhóm nghiên cứu Zhao và các cộng sự [88] đã tổng hợp thành công hạt nano bạc bằng phương pháp khử quang trên ống nano

TiO2được chế tạo từ phương pháp anod hóa có đường ống khoảng 130nm. Nghiên cứu

cũng báo cáo về tốc độ phân giải chậm ion Ag ra môi trường đối với các mẫu có Ag bám bên trong thành ống. Li và các cộng sự đã chế tạo thành công vật liệu nano

TiO2/Ag có cấu trúc lõi – vỏ - vệ tinh bằng phương pháp hóa khử với ứng dụng quang

xúc tác [43]. Bằng phương pháp hóa khử, nhóm nghiên cứu của Yang [85] đã chế tạo

thành công ống nano TiO2/Ag bằng chất khử diHPP.

Nổi bật trong hướng tổng hợp vật liệu TNTs/Ag bằng phương pháp khử quang có kết quả báo cáo của Zhao và các cộng sự [88], nhóm đã tổng hợp thành công vật liệu TNTs bằng phương pháp anod hóa trên đế titan, sau đó dùng phương pháp khử quang để tạo hạt nano Ag trên TNTs với mục đích ứng dụng trong kháng nhiễm trùng trong cấy ghép bộ phận cơ thể. Nghiên cứu của Tan và các cộng sự [79] kết hợp phương pháp khử quang với nguồn UVC 200W và dùng thêm sucrose đóng vai trò là chất giữ

lỗ trống và điều chỉnh pH còn 3.5 bằng acid perchloric. Vật liệu nano TiO2/Ag tạo

thành có dạng hạt cầu kích thước không đồng đều được ứng dụng phân hủy ion Selen. Trong nước: Hiện nay các tác giả trong nước đã có rất nhiều công trình nghiên

cứu riêng rẽ về tổng hợp vật liệu ống nano TiO2ứng dụng trong quang xúc tác bằng

[3]ứng dụng trong quang xúc tác, tổng hợp nano Ag và đặc tính khử khuẩn trên nền

sợi cotton[2]. Ở hướng nghiên cứu vật liệu tổ hợp TiO2/Ag có nghiên cứu của Huỳnh

Nguyễn Thanh Luận và các cộng sự [1] tổng hợp nano TiO2 và nano Ag bằng phương

pháp sol-gel ứng dụng trong diệt khuẩn. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu tổng hợp vật

liệu tổ hợp ống nano TiO2/Ag bằng phương pháp khử quang UVC hiện vẫn chưa có

nhóm nào công bố. Ưu điểm của phương pháp khử quang gồm: cấu trúc hệ phản ứng không phức tạp nên dễ mở rộng quy mô, không sử dụng hóa chất độc hại với môi trường nên không gián tiếp tạo ra thêm nguồn ô nhiễm trong quá trình nghiên cứu, chất dư trong phản ứng là những chất dễ xử lý, chi phí thấp nên có tầm quan trọng trong ứng dụng xử lý ô nhiễm môi trường, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.

CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu tổ hợp ống nano tio2 ag ứng dụng trong quang xúc tác (Trang 43 - 45)