Khảo sát đặc tính quang xúc tác của vật liệu TNTs, TNTs/Ag và TiO

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu tổ hợp ống nano tio2 ag ứng dụng trong quang xúc tác (Trang 65 - 67)

thương mại

Kết quả từ hình 3.10 cho thấy dung dịch MB chứa mẫu bột TNTs/Ag 24h có độ

phân hủy MB cao nhất, vượt trội so với mẫu TNTs và TiO2 thương mại; điều này

chứng minh rằng kim loại Ag lắng đọng lên TNTs đã cải thiện đáng kể đặc tính quang xúc tác của TNTs. Kết quả này được lý giải bởi mật độ xốp và diện tích hiệu dụng bề mặt của vật liệu TNTs/Ag cao hơn TNTs khi có các hạt Ag bám trên bề mặt TNTs, đồng thời sự thay đổi cấu trúc vùng năng lượngđã cải thiện tính chất quang xúc tác. Ag bám lên TNTs đã giúp tăng cường khả năng hấp thụ photon và hình thành exicton,

đồng thời giảm độ tái hợp cặp điện tử lỗ trống, từ đó nâng cao đặc tính xúc tác phân hủy MB [25, 33].

Khả năng quang xúc tác của TNTs/Ag còn được giải thích theo một nghiên cứu mới đây của Yang và các cộng sự [85]. Khi ánh sáng chiếu vào, tinh thể Ag sẽ sinh ra các điện trường trên bề mặt chúng ở các tần số plasmon, điều này làm sinh ra các điện tử chuyển tiếp giữa vùng dẫn và vùng hóa trị. Sau đó, các điện tử sẽ tương tác với oxi

hấp thụ và tạo thành ·O2, chính ·O2 gây ra phản ứng oxi hóa với MB. Bên cạnh đó,

mẫu TNTs có khả năng quang xúc tác mạnh hơn TiO2 thương mại. Điều này được lý

giải bởi TNTs có diện tích bề mặt đặc trưng cao vượt trội so với TiO2, đồng thời cấu

trúc ống nano TiO2 có ưu điểm là độ tái hợp thấp do điện tử và lỗ trống dễ dàng

khuếch tán ra bề mặt ống và bị bẫy tại bề mặt [86].

Hình 3. 10Độ hấp thụ của các dung dịch MB, và TiO2 thương mại, TNTs, TNTs/Ag

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu tổ hợp ống nano tio2 ag ứng dụng trong quang xúc tác (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)