Yêu cầu từ thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Vai trò của viện kiểm sát trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra, truy tố thực tiễn trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 75 - 78)

Trong những năm qua, công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Việc áp dụng BPNC trong hoạt động TTHS, nhất là trong giai đoạn điều tra, truy tố đã tạo điều kiện thuận lợi đáng kể cho hoạt động điều tra, truy tố của

CQĐT và VKSND, cũng như đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo pháp chế và quan trọng nhất đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về BPNC đã nảy sinh một số khó khăn, vướng mắc, bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện nay.

Thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự thời gian qua trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua đã có những sai phạm nhất định trong áp dụng các BPNC. Việc không tuân thủ các quy định pháp luật và các nguyên tắc trong áp dụng BPNC vẫn diễn ra. Điều đó dẫn đến trường hợp áp dụng BPNC khi chưa đến mức cần thiết và có trường hợp lại không áp dụng khi có đầy đủ các căn cứ cần thiết làm bỏ lọt tội phạm, gây khó khăn cho các hoạt động TTHS, đặc biệt là giai đoạn điều tra ban đầu.

Trong các BPNC đã nêu thì ba biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam có nhiều vi phạm nhất. Là ba biện pháp được áp dụng rất nhiều, chiếm tỷ lệ cao hơn so với các biện pháp khác. Dường như việc áp dụng các biện pháp này đem lại khá nhiều thuận lợi các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là CQĐT. Nó như là bước bắt đầu cho quá trình TTHS, và việc bắt được hay tạm giữ, tạm giam được đối tượng là đầu mối rất quan trọng trong quá trình điều tra vụ án. Chính vì vậy mà cơ quan tiến hành tố tụng không có lý do gì mà không áp dụng, mặc dù căn cứ áp dụng còn “non”. Điều đó có thể xâm hại nghiêm trọng đến quyền tự do, quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của con người.

Hiện tượng bắt, giam giữ người vì không có lệnh bắt, không tôn trọng quy định pháp luật vẫn xảy ra, thậm chí có trường hợp tạm giữ không đúng đối tượng, ví dụ như trường hợp có tính chất ít nghiêm trọng hay tạm giữ cả những người bị bắt có nơi cư trú rõ ràng và không có hành động, biểu hiện sẽ cản trở việc điều tra. Chính việc nhận thức không đầy đủ về tính chất, vai trò và tầm

quan trọng của các BPNC đó mà dẫn đến việc vi phạm các quy định pháp luật, giảm uy tín của CQĐT và các cơ quan tiến hành tố tụng khác, xâm hại đến quyền con người, lợi ích hợp pháp của công dân. Nhưng cũng có những trường hợp mà CQĐT buộc phải áp dụng các biện pháp đó, mục đích không hẳn là nhằm phục vụ hoạt động điều tra mà vì bị can, ví dụ như: vì muốn áp dụng biện pháp tạm giam để “bảo vệ” bị can tránh khỏi việc bị trả thù của các đối tượng khác khi việc bảo vệ bị can đang chưa có cơ chế thực hiện.

Thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự cũng cho thấy ngoài các BPNC: bắt, tạm giữ, tạm giam thì các BPNC còn lại, đặc biệt là biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú góp phần tạo thuận lợi đáng kế cho hoạt động điều tra, truy tố của CQĐT, VKSND. Khi áp dụng biện pháp này, CQĐT, VKSND cũng cân nhắc kỹ các điều kiện, căn cứ áp dụng, từ đó tạo tâm lý yên tâm cho những người tiến hành tố tụng tập trung cho hoạt động điều tra, truy tố của mình. Khi cần thiết có thể triệu tập bị can đến phục vụ cho tiến trình tố tụng. Việc áp dụng các biện pháp ít nghiêm khắc hơn này cũng phần nào cho thấy nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước trong giải quyết trong TTHS. Nó cũng tạo sự yên tâm, tin tưởng của người bị áp dụng và góp phần giáo dục ý thức pháp luật cho họ.

Các BPNC này được pháp luật TTHS ghi nhận từ rất lâu nhưng lại không đáp ứng được thực tiễn hiện nay. Việc áp dụng hạn chế các biện pháp này một phần gây gánh nặng cho việc áp dụng các biện pháp khác. Nếu thực sự việc áp dụng có hiệu quả thì sẽ đem lại rất nhiều thuận lợi cho hoạt động TTHS, cũng như việc bảo đảm quyền lợi của công dân.

Chính vì các yêu cầu trên cần thiết phải sửa đổi các quy định của pháp luật TTHS để có hành lang pháp lý áp dụng một các có hiệu quả các quy định của pháp luật TTHS về các BPNC. Đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp cũng như bảo đảm pháp chế Xã hội Chủ nghĩa, bảo đảm các quyền con người,

Một phần của tài liệu Vai trò của viện kiểm sát trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra, truy tố thực tiễn trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)