Giai đoạn từ năm 1988 đến trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Vai trò của viện kiểm sát trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra, truy tố thực tiễn trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 30 - 34)

sự năm 2003

Sự ra đời của BLTTHS năm 1988 đánh dấu bước phát triển của khoa học luật TTHS, của ngành luật TTHS và kĩ thuật lập pháp TTHS ở nước ta. So với pháp luật TTHS trước đây, Bộ luật TTHS năm 1988 chứa đựng nhiều điểm mới cả về kĩ thuật lập pháp và nội dung của các chế định, quy định về trình tự, thủ tục, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Điều 23 BLTTHS năm 1988 quy định:

Viện kiểm sát có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Trong các giai đoạn của tố tụng hình sự, Viện kiểm sát có trách nhiệm áp dụng những biện pháp do Bộ luật này quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào. Một số quy định cụ thể trong BLTTHS 1988 thể hiện vai trò của VKSND: Trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, VKSND có quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật, bảo đảm việc khởi tố vụ án hình sự có căn cứ và hợp pháp. Nếu quyết định khởi tố của cơ quan điều tra, đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan và cơ quan Kiểm lâm không có căn cứ thì VKSND ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố đó; nếu quyết định không khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan đó không có căn cứ, thì VKSND huỷ bỏ quyết định đó và ra quyết định khởi tố vụ án. Trường hợp quyết định khởi tố của TA không có căn cứ thì VKSND kháng nghị lên TA cấp trên.

Trong giai đoạn điều tra, truy tố, Điều 141, Điều 142 BLTTHS năm 1988 quy định khá chi tiết nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND đối với việc điều tra và sau khi kết thúc điều tra, như: VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố, bảo đảm việc điều tra được khách quan, toàn diện và đầy đủ. VKSND phải kịp thời phát hiện những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra và đề ra biện pháp khắc phục; truy tố bị can trước TA bằng bản cáo trạng; trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án;...

Về các BPNC thì BLTTHS năm 1988 đã dành một chương quy định về vấn đề này (Chương V). So với những quy định pháp luật trước đây thì BLTTHS năm 1988 có một số quy định mới sau: - Bổ sung một số BPNC mới: cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm; - Không quy định biện pháp tạm tha, tha mà sử dụng thuật ngữ trả lại tự do với ý nghĩa “không giam giữ nữa”; - Bổ sung chế định thay đổi, hủy bỏ

tính chất nghiêm khắc như bắt, tạm giữ, tạm giam giữa giai đoạn trước đây và hiện nay đã có những thay đổi sâu sắc, thể hiện sự đổi mới về nhận thức, tư duy pháp lý. Những quy định về BPNC trong BLTTHS năm 1988 đã trở thành công cụ quan trọng cho các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự [35, tr.80].

BLTTHS năm 1988 đã trải qua 03 lần sửa đổi vào năm 1990, năm 1993 và năm 2000. Qua các lần sửa đổi, quy định của pháp luật TTHS đã dần hoàn thiện hơn phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội. Ví dụ: mở rộng về thầm quyền áp dụng biện pháp bắt người; chỉ cho phép bắt khẩn cấp khi chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;... Đối với các BPNC, vai trò của VKSND thể hiện riêng đối với từng biện pháp:

Về biện pháp bắt người: Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam; trường hợp việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam do Trưởng công an, Phó trưởng công an cấp huyện, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra cấp tỉnh ra lệnh thì phải được VKSND cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành; Trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho VKSND cùng cấp bằng văn bản để xét phê chuẩn; VKSND có chức năng kiểm sát việc áp dụng các biện pháp bắt của chủ thể có thẩm quyền [27, Điều 62].

Đối với biện pháp tạm giữ, tạm giam: VKSND có quyền quyết định huỷ bỏ lệnh tạm giữ và trả tự do ngay cho người bị tạm giữ nếu xét thấy việc tạm giữ không cần thiết và có quyền phê chuẩn việc gia hạn tạm giữ. Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND có quyền áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị cáo; lệnh tạm giam của Trưởng công an, Phó trưởng công an cấp huyện, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra cấp tỉnh phải được VKSND cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành; việc gia hạn tạm giam trong những trường hợp luật định do VKSND quyết định [27, Điều 68, Điều 70].

bảo đảm đối với bị can, bị cáo là người nước ngoài [27, Điều 76],… BLTTHS năm 1988 cũng có quy định chung về việc hủy bỏ hoặc thay thế BPNC, theo đó VKSND huỷ bỏ BPNC khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng một BPNC khác; đối với những BPNC do VKSND phê chuẩn thì việc huỷ bỏ hoặc thay thế phải do VKSND quyết định.

BLTTHS năm 1988 (qua các lần sửa đổi) đã có nhiều quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng nói chung, các BPNC nói riêng. Tuy nhiên các quy định này còn có những bất cập, chưa phân định được rõ ràng, cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các chức danh tố tụng. Ví dụ như: chưa quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng, Phó viện trưởng VKSND khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động TTHS; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động TTHS. Chưa quy định rõ chủ thể có quyền áp dụng BPNC, có những đối tượng chưa được điều chỉnh áp dụng BPNC,... nên chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Nhưng đây là Bộ luật đầu tiên pháp điển hoá các quy định của pháp luật trước đó về trình tự, thủ tục tố tụng đối với việc giải quyết vụ án hình sự; về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của các cơ quan tiến hành tố tụng; về quyền, nghĩa vụ tố tụng của những người tham gia tố tụng. Góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ chế độ Xã hội Chủ nghĩa, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích của công dân.

Chương 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

HIỆN HÀNH VỀ VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ĐỐI VỚI VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TRONG

GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA, TRUY TỐ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Vai trò của viện kiểm sát trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra, truy tố thực tiễn trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 30 - 34)