tố tụng và giữa cơ quan tiến hành tố tụng với các cơ quan liên quan
Trong quá trình tiến hành tố tụng, mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan liên quan có vị trí đặc biệt quan trọng góp phần đảm bảo thuận lợi cho quá trình giải quyết vụ án cũng như đảm bảo các quy định pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh.
Các cơ quan tiến hành tố tụng tuy có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau nhưng đều có mục đích chung là phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi phạm tội,người thực hiện hành vi phạm tội. Nên trong hoạt động có sự phối hợp giữa các cơ quan tố tụng là tất yếu, khách quan. Trong
giai đoạn điều tra, truy tố mối quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKSND đặc biệt quan trọng, không chỉ thể hiện trong việc làm sáng tỏ hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội mà còn thể hiện trong việc áp dụng các BPNC. Hoạt động của CQĐT, VKSND đều nhằm mục đích xử lý tội phạm theo đúng quy định pháp luật và đảm bảo quyền lợi của công dân mà pháp luật đã ghi nhận. Bên cạnh đó, việc VKSND thực hiện chức năng của mình cũng nhằm kiểm sát, giám sát các hành vi tố tụng, quyết định tố tụng của CQĐT, từ đó yêu cầu hủy bỏ các quyết định không có căn cứ, trái pháp luật của cán bộ điều tra, nhằm đảm bảo việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật trong giai đoạn điều tra, truy tố. Với ý nghĩa như vậy, việc tăng cường quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKSND là việc thường xuyên phải quan tâm và phải có cơ chế thực hiện, nhất là thông qua việc ban hành và thực hiện các quy chế phối hợp liên ngành.
Việc phối hợp giữa cơ quan tiến hành tố tụng với các cơ quan liên quan khác cũng rất quan trọng trong việc đảm bảo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng. Vì giữa các cơ quan này đã có sự thống nhất phương hướng đấu tranh phòng, chống, xử lý tội phạm nên sẽ thuận lợi trong quá trình giải quyết vụ án.
Ngoài ra, cần tăng cường các quy định về cơ chế bảo đảm thực hiện các quyền của người bị áp dụng BPNC nhất là tạm giữ, tạm giam, đặc biệt là nguyền được tự mình chứng minh cho sự vô tội của họ; quyền được tôn trọng và bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật; cụ thể như: cho phép người được thăm gặp bị can, bị cáo thường xuyên hơn; quy định những trường hợp tài liệu, chứng cứ không có giá trị chứng minh nếu như các cơ quan tiến hành tố tụng có vi phạm về thủ tục. Mặt khác cần có chế tài đối với những vi phạm tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng như: để quá hạn tạm giam, vi phạm về thời hạn điều tra, thời hạn truy tố và thời hạn xét xử; vi phạm về thẩm quyền điều tra.
KẾT LUẬN
Nhằm đảm bảo các hoạt động TTHS của CQĐT, VKSND được thuận lợi thì việc áp dụng các BPNC là cần thiết trong việc làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án, tạo điều kiện cho hoạt động điều tra, truy tố cũng như đảm bảo cho quá trình thi hành án sau này. Nhưng vấn đề cần quan tâm là làm sao để các BPNC này được áp dụng khi có đủ điều kiện, có căn cứ luật định, thực sự cần thiết và đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của công dân thì vai trò của VKSND đối với vấn đề này là rất quan trọng, cần quan tâm và phát huy hơn nữa. Hiến pháp và pháp luật đã quy định VKSND thực hiện hai chức năng là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Việc đảm bảo thực hiện hai chức năng này có hiệu quả, góp phần không nhỏ trong thực tiễn giải quyết vụ án hình sự nói chung, việc áp dụng các BPNC của các cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng đạt được hiệu quả và có ý nghĩa thực sự. Đồng thời đảm bảo được quyền lợi của người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Đây là những vấn đề rất quan trọng, cần quan tâm nâng cao hơn nữa để các quy định của pháp luật đi vào thực tiễn nhằm xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Để thực hiện được điều đó, các quy định pháp luật TTHS và liên quan, cũng như vấn đề về tổ chức hoạt động của VKSND phải hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động TTHS, hoạt động áp dụng các BPNC. Việc đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, của công luận và của nhân dân đối với hoạt động tư pháp [4] cần phải được quan tâm thực hiện thiết thực hơn.Và việc nâng cao năng lực, phẩm chất cán bộ làm công tác điều tra, truy tố cần được quan tâm đáp ứng yêu cầu cách cách tư pháp và thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Anh (2012), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Nxb Chính trị Quốc gia.
2. Lê Thị Kim Âu (2011), “Biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm và một số kiến nghị tiếp tục hoàn thiện biện pháp này theo tinh thần cải cách tư pháp”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (4), tr.10-13.
3. Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011), Báo cáo chính trị.
4. Bộ chính trị Ban Chấp hành hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết 08 ngày 02/01/2002, về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới.
5. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết 49 ngày 02/6/2005, về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
6. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2010),
Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010, về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra theo Nghị quyết 49- NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
7. Bộ Tư pháp – Bộ Công an – Bộ Quốc phòng – Bộ Tài chính – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư liên tịch số 17/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 14 tháng 11 năm 2013 Hướng dẫn về việc đặt tiền để bảo đảm theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật tố tụng hình sự.
8. Bộ luật TTHS Liên bang Nga năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2006). 9. Nguyễn Đình Bình (2008), “Một số ý kiến về việc hoàn thiện các quy
định về các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự”, Tạp chí kiểm sát, (5), tr.27-29,33.
10. Nguyễn Mai Bộ (1997), Những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia.
11. Mai Bộ, Nguyễn Sỹ Đại (2002), Tìm hiểu pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam: Những biện pháp ngăn chặn và khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, Nxb Chính trị Quốc gia.
12. Nguyễn Văn Điệp (2005), Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.
13. Trần Văn Độ (2012), “Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về biện pháp tạm giam”, Tạp chí kiểm sát, (21), tr.37-45.
14. Đỗ Văn Đương (2012), “Chế định kiểm sát viên trong Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi) đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”,
Thông tin khoa học kiểm sát, (5,6), tr.74-85.
15. Lê Thị Tuyết Hoa (2008), “Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự”, Tạp chí kiểm sát, (18&20), tr.60-65.
16. Phạm Việt Hưng (2010), “Cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú”, Tạp chí kiểm sát, (7), tr.33-35.
17. Trần Minh Hưởng (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự ở Việt Nam, Nxb Lao Động.
18. Nguyễn Thị Mai (2005), “Tình trạng tạm giữ, tạm giam bị can, bị cáo khi đã hết thời hạn tạm giam, tạm giữ, trách nhiệm thuộc về ai ?”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (7), tr.14-19.
19. Đoàn Tấn Minh (2009), “Áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (7), tr.2-9.
21. Vũ Trọng Phúc (2010), Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội. 22. Dương Văn Phùng (2012), “Tăng cường trách nhiệm thực hành quyền
công tố trong việc quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn”, Tạp chí kiểm sát, (16), tr.29-34.
23. Hoàng Việt Quang (2011), “Cần thay đổi biện pháp ngăn chặn “cấm đi khỏi nơi cư trú” bằng biện pháp “trình diện”, Tạp chí kiểm sát, (17), tr.32-33. 24. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp 1992
(sửa đổi bổ sung năm 2013).
25. Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960.
26. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981.
27. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988.
28. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992.
29. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002.
30. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
31. Nguyễn Tiến Sơn (2012), Mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia.
32. Nguyễn Huy Tài (2013),“Vai trò của Kiểm sát viên trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự”, Tạp chí kiểm sát, (14), tr.23-26.
33. Trịnh Văn Thanh (2000), Áp dụng biện pháp ngăn chặn trong điều tra vụ án hình sự của lực lượng cảnh sát nhân dân, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân.
34. Trịnh Văn Thanh (2001), Hệ thống biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng của lực lượng cảnh sát nhân dân, Nxb Công an nhân dân.
35. Trịnh Văn Thanh (2005), Tìm hiểu quá trình phát triển của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về những biện pháp ngăn chặn, Nxb Công an nhân dân. 36. Hoàng Minh Thành (2010), “Bàn về sự chế ước và quan hệ phối hợp
giữa Viện kiểm sát nhân dân với Cơ quan cảnh sát điều tra các cấp”, Tạp chí kiểm sát, (15), tr.10-14.
37. Bùi Quang Thạch (2013), “Những vướng mắc, bất cập từ các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và những kiến nghị sửa đổi, bổ sung”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (5), tr.17-22.
38. Lê Hữu Thể (2005), Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
39. Nguyễn Duy Thuân (1999), Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự. Những vấn đề về lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân.
40. Trần Quang Tiệp (2004), Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia.
41. Từ điển tiếng Việt (2013), Nxb Từ điển bách khoa.
42. Trường đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp.
43. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2011).
44. Viện khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2013), Thông tin khoa học kiểm sát, (5,6).
45. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2000), Kỷ yếu Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam 1960-2000, Nxb Chính trị Quốc gia - Hà Nội.
46. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2006), Sổ tay kiểm sát viên hình sự, tập 1. 47. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Tổng kết 50 năm công tác kiểm
sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, tháng 3 năm 2010.
48. Trịnh Tiến Việt (2004), “Một số điểm mới về những biện pháp ngăn chặn trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003”, Tạp chí Tòa án nhân dân,
(8), tr.15-18.
49. Võ Khánh Vinh (2004), Bình luận khoa học bộ luật tố tụng hình sự,
Nxb Công an nhân dân.
50. Nguyễn Hồng Vinh (2013), “Hoàn thiện pháp luật hiện hành để tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, Tạp chí kiểm sát, (1), tr.35-37.
PHỤ LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tổng số đối tượng bị áp dụng các BPNC từ năm 2009 đến năm 2013 trên địa bàn thành phố Hà Nội
Năm Bắt người Tạm giữ Tạm giam Biện pháp khác
2009 8.361 8.891 5.229 3.915
2010 10.846 10.522 4.491 3.918
2011 11.495 12.329 6.317 4.649
2012 11.117 11.714 4.852 4.001
2013 9.841 10.808 5.513 3.723
Bảng 2.2. Số lượng người bị bắt từ năm 2009 đến năm 2013 trên địa bàn thành phố Hà Nội Năm Tổng số người bị bắt Số bị can đã bị khởi tố Tỷ lệ (%) 2009 8.361 7.704 92 2010 10.846 9.542 88 2011 11.495 11.246 98 2012 11.117 10.594 95 2013` 9.841 8.984 91
Bảng 2.3. Tổng số đối tượng bị tạm giữ trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2009 đến năm 2013 Năm Tổng tạm giữ (đối tượng) Số bị can đã bị khởi tố Tỷ lệ (%) 2009 8.891 8.194 92 2010 10.522 10.224 97 2011 12.329 12.015 97 2012 11.714 11.459 98 2013 10.808 9.804 91
Bảng 2.4. Tổng số đối tượng được trả tự do sau khi bị tạm giữ trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2009 đến năm 2013
Năm Tổng tạm giữ (đối tượng) Số người được trả tự do 2009 8.361 187 2010 10.522 209 2011 12.329 329 2012 11.714 174 2013 10.808 337
Bảng 2.5. Tổng số đối tượng bị tạm giam trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2009 đến năm 2013 Năm Số bị can bị tạm giam Tổng số bị can bị khởi tố Tỷ lệ (%) 2009 5.229 14.043 37 2010 4.491 14.433 31 2011 6.317 17.209 37 2012 4.852 16.267 30 2013 5.513 15.384 36
Bảng 2.6. Tổng số đối tượng bị áp dụng BPNC cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm chuyển từ biện pháp tạm giữ
trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2009 đến năm 2013
Năm Tạm giữ Chuyển áp dụng BPNC khác Tỷ lệ (%) 2009 8.891 2.231 25 2010 10.522 2.972 28 2011 12.329 3.622 29 2012 11.714 3.185 27 2013 10.808 2.777 26
Bảng 2.7. Tổng số đối tượng bị áp dụng BPNC cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm chuyển từ biện pháp tạm
giam trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2009 đến năm 2013
Năm Tạm giam Chuyển áp dụng BPNC khác Tỷ lệ (%) 2009 5.229 964 18 2010 4.491 946 21 2011 6.317 1.027 16 2012 4.852 816 17 2013 5.513 946 17
Nguồn cung cấp số liệu: Phòng Thống kê tội phạm - Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội)