Đánh giá quá trình tuyển mộ:

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng TMCP an bình chi nhánh huế (Trang 34 - 36)

1. Phân theo giới tính

2.2.1.3 Đánh giá quá trình tuyển mộ:

Kết thúc quá trình tuyển mộ, Ngân hàng tiến hành đánh giá các chỉ tiêu thu được về: số lượng hồ sơ nhận vào, chất lượng hồ sơ, hiệu quả chương trình quảng cáo tuyển mộ, tính công bằng của quá trình tuyển mộ,...

• Số lượng hồ sơ nhận được ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tuyển chọn ở giai đoạn sau. Con số này lớn hơn mức dự kiến làm tăng các chi phí cho hoạt động tuyển chọn, đồng thời ảnh hưởng tới khả năng đánh giá cũng như ra quyết định của Hội đồng tuyển chọn. Tuy nhiên, số lượng hồ sơ lớn thì Ngân hàng có cơ hội để chọn lựa được các ứng viên có chất lượng cao. Ngược lại, nếu lượng hồ sơ thấp hơn dự kiến thì mục tiêu tuyển mộ và tuyển chọn của Ngân hàng khó được đảm bảo. Số lượng hồ sơ thực tế nhận vào được ABBANK đánh giá là đạt kết quả tốt nếu có mức tăng hoặc giảm nằm trong khoảng +/-10 % con số kế hoạch. Số lượng hồ sơ liên quan tới chỉ tiêu “tỷ lệ sàng lọc”. Tỷ lệ sàng lọc cũng là một cơ sở để đánh giá kết quả của công tác tuyển mộ, tỷ lệ này thể hiện mục tiêu của tuyển dụng, kế hoạch chi phí tài chính mà Ngân hàng đưa ra....

• Chất lượng hồ sơ nhận được là khả năng hồ sơ có đầy đủ các loại giấy tờ mà Ngân hàng yêu cầu. Một hồ sơ đầy đủ thì phải bao gồm: Đơn xin việc theo mẫu của ABBANK, chứng nhận sức khỏe, lý lịch cá nhân, các giấy tờ chứng minh bằng cấp, chứng minh kinh nghiệm làm việc (nếu có). Hồ sơ không có thiếu sót đảm bảo cho quá trình tuyển chọn được tiến hành nhanh chóng. Hồ sơ thiếu sót ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tuyển chọn, gây trở ngại trong việc đánh giá ứng viên do không có đầy đủ cơ sở; nếu loại bỏ các hồ sơ này thì dễ dẫn tới hiện tượng ra quyết định sai. Muốn giữ lại các ứng viên này thì Ngân hàng phải tốn thêm các chi phí tài chính để thông báo và nhận bổ sung hồ sơ, các chi phí khác do sự chậm trễ của quá trình. Tại ABBANK, tỷ lệ hồ sơ thiếu sót thấp hơn 10% tổng số hồ sơ nhận vào thì có thể xem là chấp nhận được.

• Hiệu quả của các chương trình quảng cáo thể hiện trực tiếp ở số hồ sơ mà Ngân hàng nhận được. Số lượng hồ sơ nhận được lớn hơn con số dự kiến chứng tỏ chương trình truyền thông này có kết quả đạt cao hơn mong đợi, tuy nhiên, điều này không có nghĩa chương trình tuyển mộ này đạt hiệu quả cao.

• Tính công bằng của tất cả các cơ hội xin việc trong quá trình tuyển mộ thể hiện qua: Nếu là nguồn tuyển mộ bên trong Ngân hàng, ta xem xét quy định đánh giá thành tích nhân viên của Ngân hàng có rõ ràng hay không. Một khi có được chính sách đánh giá rõ ràng và được công khai thì tất cả nhân viên đều biết đến thành tích của nhau, do đó công tác tuyển mộ nhân lực bên trong tổ chức sẽ đảm bảo tính công bằng, không xảy ra hiện tượng mập mờ hoặc đánh giá theo cảm tính của các cá nhân khi đề cử ứng viên vào danh sách tuyển chọn.

Nếu là nguồn tuyển mộ bên ngoài, đó là thái độ hành động của cán bộ phụ trách chương trình tuyển mộ đối với tất cả các ứng viên.

• Chi phí tài chính cho quá trình tuyển mộlà yếu tố quan trọng để đánh giá tính hiệu quả và chất lượng của quá trình tuyển mộ. Chi phí này được ABBANK chấp nhận đạt nếu có mức tăng giảm nằm trong khoảng 10% chi phí dự kiến theo kế hoạch.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng TMCP an bình chi nhánh huế (Trang 34 - 36)