1. Phân theo giới tính
2.3.1.1.2 Hiệu quả của chương trình quảng cáo tuyển dụng:
Hiệu quả của chương trình quảng cáo tuyển dụng thể hiện qua số lượng hồ sơ ứng viên mà Ngân hàng nhận được so với kế hoạch đặt ra.
Có thể đánh giá rằng các chương trình quảng cáo tuyển dụng của ABBANK Huế tỏ ra có hiệu quả lớn hơn dự kiến trong việc thu hút người xin việc ứng tuyển các vị trí nhân viên. Xét về số lượng hồ sơ nhận được, hiệu quả chương trình truyền thông này ngày càng vượt xa các chỉ tiêu kế hoạch mà Ngân hàng dự kiến bởi mức độ phát triển nhanh và mạnh của công nghệ, các thông tin về tuyển dụng của ABBANK được nhiều đơn vị khác truyền tiếp trên các phương tiện, đặc biệt là trên các trang mạng xã hội, các website chuyên ngành Ngân hàng, website về nhân sự,...
Tuy nhiên, Chi nhánh cần quan tâm hơn đến việc tuyển mộ người xin việc cho các vị trí chức danh quản lý như Phó Giám đốc hoặc Phó phòng. Theo các hình thức mà ABBANK đang áp dụng thì số lượng người xin việc nộp hồ sơ ứng tuyển các vị trí này chưa đủ so với mục tiêu đặt ra của công tác tuyển mộ (đặc biệt là vị trí Phó Giám đốc với mức giảm tới 30,00% so với kế hoạch), do đó khó đảm bảo chất lượng cho quá trình tuyển chọn và lựa chọn được ứng viên đáp ứng yêu cầu. Trong khi đó, chi phí để tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng được một cán bộ quản lý cao hơn rất nhiều so với một nhân viên và nếu xảy ra rủi ro đối với lao động là cán bộ quản lý như bỏ việc, ra quyết định sai hoặc không hoàn thành công việc thì thiệt hại là rất lớn. Thực tế này đòi hỏi ABBANK Huế cần xem xét và điều chỉnh lại phương pháp tuyển mộ hợp lý hơn khi tuyển dụng các chức danh này, nhằm thu hút được người xin việc có chất lượng cao, tạo tiền đề để Ngân hàng có thể tuyển chọn được cán bộ quản lý làm việc có hiệu quả.