Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2009-2011:

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng TMCP an bình chi nhánh huế (Trang 29 - 31)

1. Phân theo giới tính

2.1.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2009-2011:

Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, ta nghiên cứu bảng 2, kết quả hoạt động kinh doanh của ABBANK – Huế qua các năm 2009 – 2011 cho bên dưới.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, cùng với việc phát triển về quy mô địa điểm thì lợi nhuận của Chi nhánh luôn gia tăng ở mức cao qua các năm. Cụ thể: Năm 2009, lợi nhuận đạt 1.757 triệu Đồng thì sang năm 2010 con số này tăng lên 2.608 triệu Đồng, tăng 851 triệu Đồng (tương ứng tăng 48,43%). Năm 2011 tiếp tục ghi nhận sự thành

công lớn khi lợi nhuận đạt 3.825 triệu Đồng, tăng 1.217 triệu Đồng so với năm 2010 (tương ứng tăng 46,66%). Bỏ qua các tác động của kinh tế vĩ mô, có thể nói đây là những con số tăng trưởng khả quan, hứa hẹn sự phát triển ngày càng vững chắc của ABBANK – Chi nhánh Huế.

Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ABBANK – Chi nhánh Huế

Đơn vị tính: Triệu Đồng

Chỉ tiêu

2009 2010 2011 So sánh

Giá trị Giá trị Giá trị 2010/2009 2011/2010

+/- % +/- %

I. Thu nhập 10.524 16.154 26.250 5.630 53,50 10.096 62,50

II. Chi phí 8.767 13.546 22.425 4.779 54,51 8.879 65,55

1. Chi phí cho hoạt động

nhân sự 1.157 1.826 4.022 669 57,82 2.196 120,26 2. Chi phí khác 7.610 11.720 18.403 4.110 54,01 6.683 57,02

III. Lợi nhuận 1.757 2.608 3.825 851 48,43 1.217 46,66

(Nguồn: Phòng Kế toán - DVKH ABBANK Huế)

Tuy nhiên, một vấn đề mà ABBANK Huế cần quan tâm để có thể nâng cao hơn nữa mức lợi nhuận cũng như hiệu quả hoạt động của Ngân hàng đó là Chi phí cho hoạt động nhân sự. Năm 2009, chi phí này là 1.157 triệu Đồng thì qua năm 2010 đã tăng lên 1.826 triệu Đồng (tăng 57,82%). Đáng chú ý hơn khi đến năm 2011, con số này đạt 4.022 triệu Đồng, tăng 2.196 triệu Đồng so với năm 2010 (tương ứng tăng 120,26%).

Sự gia tăng ở mức cao của chi phí này được tạo thành bởi nhiều nguyên nhân: đó là sự tăng thêm về số lao động qua các năm (chi phí lương thưởng nhân viên gia tăng), sự gia tăng về chi phí đào tạo nhân viên (đặc biệt đối với nhân viên mới) và sự tăng cao của chi phí giành cho công tác tuyển dụng,...

Cụ thể hơn về vấn đề này, ta xem xét bảng số liệu tổng hợp phân chia chi phí theo các hoạt động nhân sự ở bảng dưới đây:

Bảng 3: Các loại chi phí cho hoạt động nhân sự

(Đơn vị tính: Triệu Đồng)

Loại chi phí

2009 2010 2011 So sánh

Giá trị Giá trị Giá trị 2010/2009 2011/2010

+/- % +/- %

1. Tuyển dụng 102 180 477 60 50,00 297 165,00 2. Đào tạo và Phát triển 135 216 625 81 60,00 409 189,35 3. Thù lao và Phúc lợi 920 1.430 2.920 510 55,43 1.490 104,20

Tổng chi phí 1.157 1.826 4.022 669 57,82 2.196 120,26

(Nguồn: Phòng Hành chính – Tống hợp ABBANK Huế)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy:

• Thù lao và Phúc lợi là loại chi phí lớn nhất trong cơ cấu các loại chi phí nhân sự. Chi phí này tăng qua các năm là do sự tăng lên của quy mô lao động cũng như sự tăng lên về mức lương và các chế độ phúc lợi cho nhân viên.

• Chi phí tuyển dụng và đào tạo có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2011 với mức tăng: 165,00 % đối với hoạt động Tuyển dụng và 189,35% đối với hoạt động Đào tạo – Phát triển nhân lực.

Như vậy quản trị tốt hoạt động nhân sự, tuyển dụng được những nhân viên giỏi kỹ năng nghiệp vụ, rõ ràng ABBANK Huế sẽ đạt được những thành công hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của mình nhờ vào hiệu quả công việc của đội ngũ nhân viên và nhờ cắt giảm bớt các chi phí về tuyển dụng, đào tạo.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng TMCP an bình chi nhánh huế (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w