Đầu tư XDCB và quản lý ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 25 - 29)

1.2.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò đầu tư XDCB

Khái niệm

Đầu tư XDCB là một bộ phận của đầu tư phát triển là việc bỏ ra các nguồn lực trong lĩnh vực XDCB (từ khảo sát quy hoạch đầu tư, thiết kế và sử dụng cho đến khi lắp đặt thiết bị hoàn thiện việc tạo ra cơ sở vật chất) nhằm tạo ra sản phẩm của ngành XDCB.

Như vậy, đầu tư XDCB là một bộ phận của hoạt động đầu tư, là việc sử dụng vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản, là những hoạt động với chức năng tạo ra cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đường, đê, cầu, cảng, trường, trạm...) cho nền kinh tế thông qua các hình thức xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hóa hoặc khôi phục các hạ tầng.

Đặc điểm

- Đầu tư XDCB đòi hỏi một số lượng vốn lao động, vật tư lớn. Nguồn vốn này nằm khê đọng trong suốt quá trình đầu tư nên cần đảm bảo cho công trình hoàn thành trong thời gian ngắn chống lãng phí nguồn lực.

- Đầu tư XDCB phải trải qua một thời gian lao động rất dài mới có thể đưa vào sử dụng, thời gian hoàn vốn lâu vì sản phẩm sản phẩm XDCB mang

tính chất đơn chiếc và tổng hợp. Các thành quả đầu tư xây dựng cơ bản có giá trị sử dụng lâu dài, có khi hàng trăm, hàng nghìn năm, thậm chí tồn tại vĩnh viễn như Tượng Nữ thần tự do ở Mỹ, Kim tự tháp cổ Ai Cập….

- Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời gian đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài…nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường cao. Rủi ro đầu tư do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan từ phía các nhà đầu tư quản lý kém, chất lượng không đạt yêu cầu. Bên cạnh đó nguyên nhân khách quan như giá nguyên liệu tăng, giá bán sản phẩm giảm, công suất sản xuất không đạt công suất thiết kế…

- Các thành quả của hoạt động đầu tư XDCB là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng cho nên các điều kiện về địa lý, địa hình có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư, cũng như việc phát huy kết quả đầu tư. Vì vậy, cần được bố trí hợp lý địa điểm xây dựng đảm bảo các yêu cầu về an ninh quốc phòng, phải phù hợp với kế hoạch, quy hoạch bố trí tại nơi có điều kiện thuận lợi, để khai thác lợi thế so sánh của vùng, quốc gia, đồng thời phải đảm bảo được sự phát triển cân đối của vùng lãnh thổ.

- Hoạt động đầu tư XDCB rất phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.

Vì vậy, khi tiến hành hoạt động này, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong quản lý quá trình đầu tư, bên cạnh đó phải quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia đầu tư, tuy nhiên vẫn phải được tính tập trung dân chủ trong quá trình thực hiện đầu tư.

Đầu tư xây dựng cơ bản có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật cho xã hội, làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân mỗi nước, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước.

1.2.2.2. Khái niệm, vai trò của quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN

nước có thẩm quyền, có liên quan trong quản lý hoạt động đầu tư XDCB. Nội dung của quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN được thể hiện ở các khía cạnh: Quy định cơ cấu đầu tư và đối tượng thụ hưởng; huy động vốn đầu tư; quy hoạch và kế hoạch hóa đầu tư; lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư; tổ chức thực hiện đầu tư; lập dự toán và giải ngân vốn đầu tư; thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn; thanh quyết toán vốn đầu tư; tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý; chế độ báo cáo tình hình thực hiện và đánh giá kết quả,

hiệu quả đầu tư; xử lý vi phạm trong quá trình quản lý.

Việc quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách đều được thể hiện ở các dự án đầu tư. Nguồn vốn đầu tư nhà nước trong quá trình thực hiện dự án đầu tư thường được vận động, thực hiện theo sơ đồ tại hình 1.1:

Hình 1.1: Sự vận động của nguồn vốn NS trong quá trình đầu tư

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Nguồn vốn đầu tư từ NSNN được vận động qua các giai đoạn sau: - Thẩm định, xét duyệt và quyết định đầu tư:

Đây là giai đoạn tiền đề để làm cơ sở cho việc thực hiện các nội dung sau này, là nội dung chính để xác định chủ thể (Chủ đầu tư) là ai, bao nhiêu, như thế nào, nguồn ngân sách ở đâu, quy mô đầu tư ra sao, giá trị bao nhiêu, thời gian thực hiện,... Là căn cứ để cấp vốn đầu tư và triển khai các bước tiếp theo.

- Giai đoạn tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị thi công: Chủ đầu tư: đơn vị

hưởng thụ vốn đầu tư Nhà nước:

Cấp vốn

Đơn vị thi công: đơn vị sử dụng nguồn vốn thực hiện dự án đầu tư

Đơn vị tiếp nhận quản lý khai thác dự án

Để nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách, thì việc tổ chức thực hiện lựa chọn nhà thầu, đơn vị thi công phải tuân thủ theo Luật Đấu thầu. Tạo được môi trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng công khai và minh bạch. Nhằm tìm được nhà thầu thi công có đủ năng lực kinh nghiệm thực hiện công việc đáp ứng yêu cầu với giá cạnh tranh nhất.

- Giai đoạn tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực hiện dự án:

Sản phẩm xây dựng công trình cơ bản được tạo ra trong thời gian dài và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải được cấp ra một cách liên tục. Do đó để quản lý tốt nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực hiện dự án đòi hỏi phải tổ chức, quản lý, kiểm tra giám sát thường xuyên, liên tục xuyên suất quá trình triển khai thực hiện dự án. Thường xuyên bám sát nhằm bảo đảm các mốc cấp phát vốn sát với khối lượng thực tế hoàn thành và đúng giá dự toán được duyệt.

- Nguyên tắc quản lý đầu tư từ nguồn vốn NSNN:

Vốn đầu tư từ NSNN có ý nghĩa rất quan trọng. Nguồn vốn này là tài sản của dân mà nhà nước là đại điện chủ sở hữu. Do vậy việc quản lý vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách phải theo nguyên tắc quản lý sau:

+ Tập trung dân chủ: Tập trung thống nhất trên cơ sở mở rộng dân chủ. Việc tập trung thống nhất ở đây là tuân thủ nghiêm chỉnh các nguyên tắc và quy trình quản lý NSNN do cơ quan nhà nước cấp trên thống nhất ban hành. Các chế độ cấp phát, thanh quyết toán, hoàn trả,... phải thống nhất theo quy định của nhà nước. Dân chủ được thể hiện qua các đơn vị, đối tượng, các cơ sở chủ động sáng kiến, đề xuất dự án, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đơn vị mình. Dân chủ trong việc phát hiện ra tiêu cực của các cá nhân, tập thể trong việc có liên quan đến việc sử dụng nguồn vốn NSNN.

+ Công khai, minh bạch: Phải công khai, minh bạch trong các khâu của cơ chế quản lý vốn đầu tư từ nguồn vốn NSNN. Đảm bảo cơ chế “dân biết, dân làm, dân giám sát và kiểm tra” trong quản lý.

+ Triệt để, dứt điểm: Việc cấp phát vốn phải thực hiện dứt điểm theo từng công trình, dự án. Việc này sẽ giúp cho các dự án, công trình sử dụng nguồn vốn nhà nước sớm được đưa vào sử dụng khai thác sử dụng và vốn nhà nước sẽ nhanh chóng phát huy hiệu quả trong việc phát triển kinh tế.

+ Tập trung, trọng điểm trọng tâm: Do nguồn vốn NSNN là có hạn vì vậy khi đầu tư cần có trọng tâm, trọng điểm, không nên đầu tư tràn lan, dẫn đến đầu tư không hiệu quả. Cần phải ưu tiên cho các công trình, dự án phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

- Thực hiện quyết toán NSNN:

Cần bảo đảm quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ, từ đó đảm bảo tính thống nhất của nền tài chính quốc gia. Dựa trên sự thống nhất nay tạo điều kiện cho các địa phương phát huy tính sáng tạo trong quản lý điều hành ngân sách, thực hiện tốt các nhiệm vụ, các chức năng theo luật định.

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)