Những bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý đầu tư XDCB từ nguồn

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 45)

vốn NSNN của các địa phương trên

- Tăng cường phân cấp đầu tư gắn với ràng buộc trách nhiệm về rủi ro đầu tư để hạn chế đầu tư tràn lan hoặc quy mô quá lớn vượt khả năng cân đối vốn đầu tư;

- Phân định rõ giữa Nhà nước và doanh nghiệp để kiện toàn chức năng điều tiết vĩ mô của Nhà nước và giảm tải bao cấp của Nhà nước đối với doanh nghiệp;

- Hoàn thiện thể chế phải đảm bảo tính đồng bộ và có tầm chiến lược lâu dài, hạn chế bớt những điều chỉnh mang tính sự vụ, cục bộ và xử lý tình thế trong một thời gian ngắn;

- Xây dựng đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng ở các địa phương phải giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân theo quan điểm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”;

- Chi tiết và công khai hóa các quy trình xử lý các công đoạn của quá trình đầu tư để thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính và năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương;

- Nâng cao vai trò tiên phong của cán bộ chủ chốt với tinh thần “dám làm dám chịu trách nhiệm” và sẵn sàng đối thoại trực tiếp với công dân.

Tóm tắt chương 1

Chương 1 đã hệ thống các lý luận liên quan đến nguồn vốn NSNN, quản lý đầu tư XDCB. So sánh các lý luận với các quy định của nhà nước, đồng thời kết hợp với thực tiễn của một số đơn vị để đưa ra các nhận định, đánh giá về công tác quản lý đầu tư XDCB. Từ đó làm cơ sở lý luận và tiền đề cho việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá các nội dung ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

2.1.1. Dữ liệu nghiên cứu

- Dữ liệu sơ cấp: Tự điều tra, phỏng vấn: Điều tra tại các Sở, ngành cấp tỉnh, phòng, ban, đơn vị liên quan của huyện, UBND xã và đơn vị thụ hưởng dự án. Phỏng vấn các cán bộ quản lý ĐTXDCB tại huyện, cán bộ quản lý, theo dõi, tham gia trực tiếp công trình xây dựng; Nhóm đối tượng thụ hưởng công trình XDCB (UBND các xã, thị trấn, một số cá nhân đại diện cho nhân

dân, người hưởng lợi).

- Dữ liệu thứ cấp được lấy từ từ các báo cáo công tác tài liệu thống kê hàng năm, bao gồm: các chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết đầu tư phát triển của Nhà nước và của tỉnh, hyện; báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện hàng năm, các cuộc điều tra khảo sát, bài báo và công trình nghiên cứu, số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh, UBND huyện Thạch Hà, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Ban Quản lý các dự án XDCB của huyện và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, thông tin từ các Website và các tài liệu thứ cấp khác.

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng mô hình SWOT:

- Mô hình phân tích SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc lập kế hoạch đầu tư XDCB, đảm bảo tính minh bạch, thực hiện trách nhiệm của Chủ đầu tư của các dự án, đảm bảo sự tham gia của người dân trong việc tổ chức thực hiện việc quản lý dự án đấu tư XDCB trên địa bàn huyện Thạch Hà.

- Mô hình SWOT được mô tả như sau:

S W

Cơ hội Thách thức

O T

Hình 2.1. Mô hình SWOT

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Trong mô hình trên, “S” và “W” là các yếu tố từ bên trong của tổ chức,

“O” và “T” là các vấn đề bên ngoài tác động tới tổ chức, cụ thể:

S: Strength: Điểm mạnh, là những tố chất nổi trội xác thực và rõ ràng. W: Weakness: Điểm yếu, điểm khuyết; có thể cải thiện điều gì? công việc nào mình làm tồi nhất? cần tránh làm gì? phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy.

O: Opportunity: Cơ hội, thời cơ, là những sự việc bên ngoài không thể kiểm soát được, chúng có thể là những đòn bẩy tiềm năng mang lại nhiều cơ hội thành công; cơ hội tốt đang ở đâu? xu hướng đáng quan tâm nào mình đã biết? cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp.

T: Threat: Mối đe dọa, thách thức (các trở ngại), là những yếu tố gây ra các tác động tiêu cực cho sự nghiệp, mức độ ảnh hưởng của chúng còn tùy thuộc vào những hành động ứng biến, nó bao gồm: những trở ngại đang phải.

Phương pháp này để tìm ra các điểm mạnh điểm yếu của việc tổ chức thực hiện, quản lý các dự án đầu tư, làm rõ hiệu quả quản lý, kết quả đạt được; thông qua các hoạt động này sẽ cho chúng ta biết cách phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế, đồng thời nắm bắt cơ hội, đưa ra cách

thức vượt qua trở ngại trong việc đảm bảo tính kế hoạch, tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của tổ chức, cá nhân trong quá trình tổ chức thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn huyện Thạch Hà.

Phương pháp phân tích, so sánh: phân tích tương quan giữa các yếu tố liên quan đến đề tài, so sánh số liệu giữa các năm nhằm đánh giá cho việc đề xuất các giải pháp.

2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm:

Huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh 2.2.2. Thời gian:

Từ 2011 đến 2013

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Với những phân tích ở trên tác giả nêu được phương pháp và cách thức tiếp cận các vấn đề để có định hướng nghiên cứu theo các cơ sở lý luận đã được nêu.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN THẠCH HÀ

3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Thạch Hà Thạch Hà

Hình 3.1. Bản đồ hiện trạng kinh tế - xã hội huyện Thạch Hà.

3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. 3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thạch Hà là một huyện của tỉnh Hà Tĩnh, nằm bao quanh thành phố Hà Tĩnh, tỉnh lỵ của tỉnh, có địa hình chia cắt thành hai phần: 10 xã biển ngang nằm về phía Đông TP Hà Tĩnh; 1 thị trấn và 20 xã còn lại nằm phía Bắc và

Tây-Bắc của TP Hà Tĩnh; cách Thủ đô Hà Nội khoảng 350km; cách thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) 45 km theo quốc lộ 1A về hướng Tây Bắc. Thạch Hà có diện tích tự nhiên là 354,53 km2, được giới hạn bởi tọa độ địa lý trong khoảng từ 18010 đến 18029 độ vĩ Bắc và 105038 đến 106002 độ kinh Đông.

Phía Tây Bắc giáp huyện Can Lộc;

Phía Đông Bắc giáp huyện Lộc Hà và biển Đông;

Phía Nam giáp huyện Cẩm Xuyên và thành phố Hà Tĩnh; Phía Tây giáp huyện Hương Khê;

Phía Đông Nam giáp biển Đông;

Huyện hiện có 31 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 01 thị trấn (TT Thạch Hà) và 30 xã, với 224 thôn xóm và 11 khối phố.

Vị trí địa lý của Thạch Hà có nhiều thuận lợi cho sự lưu thông, trao đổi

hàng hóa và phát triển dịch vụ: thứ nhất, là huyện trọng điểm phát triển công nghiệp do trên địa bàn huyện có mỏ sắt Thạch Khê; thứ hai, là huyện bao

quanh trung tâm tỉnh lỵ Hà Tĩnh, có đường Quốc lộ 1A chạy ngang qua.

3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên

Thạch Hà có xu hướng thấp dần từ Tây Nam sang Đông, bị chia cắt bởi 3 hệ thống sông: Nghèn, Rào Cái và sông Cày nên hình thành ba vùng địa hình khá rõ rệt: vùng đồng bằng, vùng bán sơn địa và vùng ven biển.

- Vùng đồi núi bán sơn địa nằm ở phía Tây của huyện, gồm các xã: Nam Hương, Bắc Sơn, Thạch Xuân, Thạch Điền, Thạch Ngọc.

- Vùng đồng bằng nằm ở trung tâm huyện gồm phần lớn các xã trong huyện, địa hình cũng thấp dần theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, độ cao trung bình 1 - 5m so với mặt biển, địa hình tương đối bằng phẳng, rải rác có những quả đồi thấp nhô lên giữa vùng đồng bằng.

- Vùng ven biển bao gồm các xã: Thạch Văn, Thạch Hội, Thạch Trị, Thạch Lạc, Thạch Khê, Thạch Đỉnh, Thạch Hải và Thạch Bàn.

Thạch Hà là một huyện có khí hậu đặc trưng của khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của loại khí hậu giao thoa, chuyển tiếp giữa hai miền Bắc - Nam, có gió mùa Tây Nam vào mùa khô và gió mùa Đông Bắc về mùa mưa. Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 23,5 - 250C, chênh lệch nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông khá lớn (trung bình mùa hè là 29 - 380C, mùa đông từ 13 - 160C).

3.1.2. Hạ tầng kỹ thuật 3.1.2.1. Về giao thông 3.1.2.1. Về giao thông

Thạch Hà chỉ có loại hình vận tải chính là đường bộ bên cạnh đó có hệ thống đường sông và giao thông ven biển. Đường quốc lộ: trên địa bàn huyện có tuyến đường quốc lộ 1A đi qua, với tổng chiều dài 23,31 km bao gồm Quốc lộ 1A và đường tránh thành phố Hà Tĩnh đi qua địa bàn huyện. Thạch Hà có 07 tuyến tỉnh lộ đi qua địa bàn, đó là: tỉnh lộ 2, 3, 7, 17, 21, và tỉnh lộ 19/5 với tổng chiều dài là 80,15km.

3.1.2.2. Về thủy lợi

Toàn huyện có 75 trạm bơm với công suất trên 40.000m3/h, 18 hồ đập nhỏ đã được sửa chữa đảm bảo nhu cầu tưới cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Hệ thống sông Nghèn, sông Rào Cái, sông Cày đón nhận nguồn nước mưa của phần lớn các suối trên địa bàn huyện chảy theo hệ thống sông thoát ra Biển Đông, là hệ thống quan trọng trong cấp nguồn và tạo nguồn nước cho sản xuất, nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt và hoạt động giao thông đường thủy trên địa bàn huyện.

3.1.2.3. Về cấp điện

Huyện Thạch Hà hiện đang sử dụng lưới điện quốc gia. Mạng điện hạ

thế đã vươn tới tất cả các khu vực trên địa bàn huyện.

Nguồn điện của Thạch Hà được sử dụng từ nguồn điện chung của tỉnh, các đường dây 220kV và 110kV đi qua và đến huyện được vận hành tốt, ổn định. Đường dây và trạm 110 kV Thạch Kênh công suất 2x63MVA.

3.1.2.4. Về Mạng lưới giao thông liên lạc

Thạch Hà có 01 Trung tâm viễn thông, 01 bưu điện trung tâm tại thị trấn Thạch Hà và hầu hết tại các xã đều có các điểm bưu điện văn hóa xã, 100% số xã có cáp điện thoại di động liên lạc trực tiếp đến mọi nơi. Nhìn chung, hệ thống thông tin liên lạc tương đối đầy đủ và đang được hiện đại hóa, có thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.2.5. Công trình trụ sở cơ quan, công cộng

Các khu cơ quan hành chính chủ yếu được xây dựng dọc theo đường quốc lộ 1A. Hiện tại, các công trình trụ sở Ủy ban nhân dân, Huyện ủy đã được hoàn thành và đang chuẩn bị đưa vào sử dụng, bên cạnh Trụ sở làm việc của HĐND - UBND đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư. Đầu tư xây dựng mới nơi làm việc của UBND huyện sẽ đảm bảo tạo nên một bộ mặt mới và những thay đổi lớn của huyện Thạch Hà trong thời gian tới.

3.1.2.6. Hệ thống công trình y tế

Hệ thống y tế được phủ kín các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Trên địa bàn huyện có 1 bệnh viện huyện, 31 trạm y tế xã, 1 phòng khám đa khoa khu vực, 1 trung tâm y tế dự phòng. Hiện nay, đang thực hiện dự án Nâng cấp Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Hà với tổng mức đầu tư lên đến 37 tỷ đồng. Số xã đạt chuẩn về y tế năm 2010 là 27/31 xã đạt 87,09%.

3.1.2.7. Hệ thống công trình văn hóa

Thực hiện phong trào “Toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới”, toàn huyện có 235 xóm, khối phố trong đó có 206 xóm, khối phố có Hội quán. Hội quán là phòng truyền thống của mỗi xóm, khối phố; trong Hội quán được trang trí khá đầy đủ để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt xóm, khối phố. Hầu hết các trung tâm xóm, khối phố đều có sân bóng chuyền phục vụ hoạt động thể dục - thể thao và các cuộc thi đấu, giao lưu giữa các xóm, khối phố.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 12 di tích cấp Quốc gia và 13 di tích cấp tỉnh. Công tác bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa được quan tâm, năm 2012 có 27 di tích được tu bổ, tôn tạo với giá trị đầu tư xấp xỉ 36 tỷ đồng, như các dự án:

Tu bổ, tôn tạo Đền Nen xã Thạch Tiến; tu sửa Mộ và Đền thờ Trương Quốc Dụng; tôn tạo Đền Lê Khôi…

3.1.2.8. Hệ thống công trình giáo dục

Trong thời gian qua hệ thống công trình giáo dục đã có nhiều chuyển biến về quy mô cũng như chất lượng. Hệ thống cơ sở vật chất được thực hiện thông qua việc huy động hiệu quả các nguồn lực xây dựng trường chuẩn quốc gia. Năm học 2010 -2011 toàn huyện có 32 trường mầm non, đã có 14 trường công nhân là trường chuẩn Quốc gia; 32 trường Tiểu học, có 18 trường đạt chuẩn Quốc gia mức 02; 16 trường Trung học cơ sở, có 9 trường đạt chuẩn Quốc gia. Bên cạnh đó, chất lượng phòng học được cải thiện, các trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập cũng được các trường chú ý.

3.1.2.9. Công trình thương mại, du lịch

Trên địa bàn chưa có trung tâm thương mại, nhưng hệ thống chợ là đầu mối giao lưu buôn bán ở các xã khá phát triển. Hệ thống chợ đã và đang được đầu tư về diện tích và cơ sở vật chất phù hợp với việc trao đổi hàng hóa ở các địa phương. Hệ thống các khách sạn, nhà nghỉ được xây dựng tập trung tại các khu vực có cảnh đẹp phục vụ cho nghỉ dưỡng của khách tham quan như: Bãi tắm biển Thạch Hải, Khu du lịch Quỳnh Viên…Việc nâng cao cơ sở vật chất cần phải được chú trọng hơn để thu hút khách du lịch trong tương lai.

3.1.2.10. Về Nhà ở dân cư

Các công trình nhà ở trên địa bàn huyện được xây dựng phát triển khá nhanh, nhiều nhà được kiên cố xây dựng. Nhà ở chủ yếu phát triển mạnh ở trung tâm Thị trấn và các trung tâm của xã, và được dàn trải trên địa bàn của xã. Các công trình nhà ở của các đối tượng chính sách, hàng năm được đầu tư và xây dựng theo quyết định của UBND huyện và các xã trực thuộc.

3.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội 3.1.3.1. Dân số - lao động 3.1.3.1. Dân số - lao động

Thạch Hà có quy mô dân số tăng đều, nhìn vào bảng ta thấy tình hình dân số của huyện có biến động trong giai đoạn 2012 -2013, năm 2011 là

129.137 người, sang năm 2012 đạt 129.411 người, tăng 0,2% so với năm 2011. Năm 2013 dân số của huyện đạt 130.295 người, tăng 884 người tương ứng tăng 0,68% so với năm 2012.

Số lao động trong độ tuổi tính từ 15 đến 60 tuổi chiếm đến 63% vào năm 2013, để đạt được thành tích đó trong những năm qua huyện đã triển khai quyết liệt công tác lao động nghề, mở các lớp lao động nghề ngắn hạn cho các lao động nông thôn. Tỉ lệ hộ nghèo được giảm đáng kể qua các năm, năm 2010 thì tỉ lệ hộ nghèo chiếm đến 16,3% nhưng đến năm 2012 thì tỉ lệ hộ nghèo còn 9,76% và dự tính đến năm 2015 thì tỉ lệ hộ nghèo xuống dưới 5%, đây là một con số đáng mừng trong việc đảm bảo an sinh đời sống của người dân.

Bảng 3.1: Dân số trung bình của Huyện Thạch Hà giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) 2012/2011 2013/2012

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)