mức đầu tư đến 2 tỷ đồng sau khi có chủ trương đầu tư đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Bảng 3.8. Tổng hợp danh mục các công trình được đầu tư tại huyện và UBND xã
TT Tên đơn vị Số lượng
công trình
Tổng mức đầu
tư (tr.đồng) Ghi chú 1 UBND huyện (Ban quản lý
Dự án XDCB) 32 1.471.190 2 UBND xã, thị trấn (31 đơn vị) 98 230.408 Cộng: 82 1.702.198
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Thạch Hà
Từ bảng trên cho ta thấy huyện Thạch Hà là huyện rộng, có 31 xã, thị trấn tuy nhiên các công trình ở xã chiếm số lượng và khối lượng nhỏ, trung bình mỗi xã chỉ có 2 đến 3 công trình, giá trị khoảng 2 tỷ đồng mỗi xã. Còn lại các công trình lớn chủ yếu tập trung ở huyện với quy mô và giá trị lớn trên 45 tỷ đồng.
3.3.2. Công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu và tổ chức triển khai thực hiện đầu tư đầu tư
3.3.2.1. Đấu thầu và chỉ định thầu
Về đấu thầu:
- Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tổ chức thẩm định và phê duyệt kế hoạch đầu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, trừ các gói thầu của các dự án đã phân cấp cho Chủ tịch UBND cấp huyện.
- Chủ tịch UBND cấp huyện:
+ Cho phép đấu thầu hạn chế các gói thầu (theo các trường hợp quy định tại Điều 19, Luật Đấu thầu) của các dự án đã được phân cấp, ủy quyền phê duyệt.
+ Tổ chức thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu của các dự án đã được phân cấp, ủy quyền phê duyệt.
Chỉ định thầu:
- Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định kết quả chỉ định thầu các gói thầu do Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kết quả chỉ định thầu;
- Chủ tịch UBND cấp huyện tổ chức thẩm định và phê duyệt kết quả chỉ định thầu các gói thầu của các dự án đã được ủy quyền phê duyệt, trừ các gói thầu do chủ đầu tư phê duyệt kết quả chỉ định thầu;
- Chủ đầu tư phê duyệt kết quả chỉ định thầu gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới 500 triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp có giá gói thầu dưới 1 tỷ đồng đối với các dự án quy định tại khoản 1 và khoản 3 Luật Đấu thầu;
3.3.2.2. Tổ chức triển khai thực hiện dự án đầu tư:
Đã có nhiều chuyển biến, tiến bộ từ việc chỉ đạo đến đến tổ chức thực hiện, nhiều dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng và phát huy hiệu quả. Từ năm 2011-2013 huyện thành lập 15 ban quản lý dự án kiêm nhiệm, do vây hiệu quả quản lý không cao, đến cuối năm 2013, chia tách, giải thể, sát nhập lại 01 Ban để hoạt động có tính chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Đến nay cơ quan quản lý thực hiện đầu tư ở cấp huyện là Ban quản lý các dự án XDCB của huyện.
Công tác giám sát được quan tâm, ngoài việc kí kết hợp đồng kinh tế với các đơn vị tư vấn thực hiện giám sát thi công còn cử giám sát cộng đồng địa phương. Trong quá trình thi công thực hiện các yêu cầu của công tác quản lý kỹ thuật, đặc biệt là giám sát chất lượng công trình bước đầu đã được chấn chỉnh, nhất là trong việc nghiệm thu công việc và nghiệm thu giai đoạn thi công. UBND huyện luôn chỉ đạo, đôn đốc Ban quản lý dự án kiểm tra định kì, đột xuất các nhà thầu thi công. Các báo cáo nhật kí thi công và các biên bản nghiệm thu phải được báo cáo thường xuyên cho Ban.
quản lý.
Bảng 3.9. Danh sách các Ban quản lý
TT Đơn vị ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 UBND huyện Ban 15 15 01
2 UBND xã, thị trấn Ban 36 36 31
3 Đơn vị khác Ban 08 08 08
Tổng: 59 59 40
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Thạch Hà
Việc thành lập nhiều Ban quản lý tại huyện và cấp xã tồn tại trong thời gian dài, gây ra nhiều hệ lụy như đã phân tích ở trên, tuy nhiên đến năm 2013 thực hiện Nghị quyết 26 của HĐND tỉnh thì UBND huyện đã thực hiện nghiêm túc việc sát nhập các ban quản lý, còn ở xã thì mỗi xã, thị trấn cũng đang phải có 01 ban quản lý. Do vậy việc cần thiết chỉ thực hiện 01 Ban quản lý tập trung, chuyên nghiệp tại huyện là vấn đề hết sức cần thiết.