Áp dụng mô hình quản trị hàng tồn kho vào công tác quản trị hàng tồn kho nhập khẩu của công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Quản trị hàng tồn kho của Công ty Cổ Phần Đầu Tư HS Golf Việt Nam (Trang 40 - 44)

Đơn vị tính: trđ

3.2.1.Áp dụng mô hình quản trị hàng tồn kho vào công tác quản trị hàng tồn kho nhập khẩu của công ty

hàng tồn kho nhập khẩu của công ty

Qua tìm hiểu thực tế công tác quản trị hàng tồn kho của công ty em nhận thấy công ty chưa áp dụng mô hình quản trị hàng tồn kho nào. Công ty tiến hành mua hàng hóa dựa trên kế hoạch đã định vào đầu kỳ kinh doanh, các quyết định này chủ yếu dựa trên các đơn đặt hàng của đối tác và khách hàng, và qua kinh nghiệm của nhà quản trị. Do đó công tác quản trị hàng tồn kho chưa thực sự hiệu quả và rất có thể dẫn đến những rủi ro không thể lường trước trong tương lai. Do vậy việc áp dụng các mô hình quản trị hàng tồn kho là một điều thật sự cần thiết. Khi áp dụng các mô hình này giúp công ty có những dự báo chính xác về:

- Khi nào thì tiến hành đặt hàng ?

- Đặt hàng lượng bao nhiêu thì chi phí là thấp nhất ?

Mô hình đặt hàng hiệu quả (EOQ)

Với phương pháp quản trị hàng tồn kho này giúp công ty xác định được lượng đặt hàng tối ưu. Phương pháp này giúp công ty đảm bảo được quá trình sản xuất diễn ra thông suốt, có đủ lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường nhưng vẫn đảm bảo được việc tiết kiệm chi phí. Để áp dụng mô hình này ta giả định rằng:

- Số lượng hàng mỗi lần cung cấp là Q.

- Nhu cầu phải được biết trước và không đổi.

- Phải biết khoảng thời gian đặt hàng đến khi nhận được hàng và thời gian này không thay đổi.

- Lượng hàng trong mỗi đơn hàng được thực hiện trong một chuyến hàng và được thực hiện trong một thời điểm đã định.

- Chỉ tính đến 2 loại chi phí là chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho.

- Sự thiếu hụt hàng hóa hoàn toàn không xảy ra nếu đơn hàng được thực hiện.

Phân tích mô hình đặt hàng hiệu quả EOQ bỏ qua các chi phí cơ hội như chi phí gián đoạn sản xuất, chi phí do hết hàng…Để xác định EOQ chúng ta sẽ tối thiểu hóa chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản.

Tổng chi phí tồn kho = Tổng chi phí đặt hàng + tổng chi phí bảo quản Theo mô hình này thì ta có lượng đặt hàng hiệu quả là:

EOQ = C

P D. . 2

EOQ: là số lượng đặt hàng hiệu quả. D: Tổng nhu cầu số lượng một sản phẩm. P: Chi phí cho mỗi lần đặt hàng.

C: Chi phí bảo quản trên một đơn vị hàng tồn kho.

Áp dụng thực tế vào công ty.

Năm 2015, Công ty dự kiến sẽ nhập khẩu khoảng 5000 sản phẩm mỗi tháng ( 60.000 sản phẩm/năm). Chi phí cho mỗi lần đặt hàng của công ty là 475.000 VND. Chi phí lưu kho của mỗi đơn vị hàng tồn kho là : 36.500 VND.

Vậy lượng đặt hàng tối ưu của công ty là:

EOQ = 2 x 60.000 x 475.00036.500 = 1250 sản phẩm Như vậy công ty sẽ đặt hàng mức 1250 sản phẩm mỗi lần.

Khi sử dụng phương pháp này công ty sẽ đảm bảo được lượng hàng tồn kho dự trữ thường xuyên đảm bảo cho quá trình kinh doanh không bị gián đoạn. Công ty có thể xác định được khối lượng hàng hóa mỗi lần đặt hàng là tối ưu nhất dựa trên giả định về số lượng tồn kho dự trữ.

Mô hình cung cấp đúng lúc hay dự trữ bằng không (JIT)

Công ty Cổ Phần Đầu Tư HS Golf Việt Nam đóng vai trò là một nhà phân phối các thiết bị thể thao của các thương hiệu lớn như Chervo, Nike, Footjoy, Fidra... Công ty nhập khẩu các mặt hàng này chủ yếu từ Nhật Bản, Mỹ, châu Âu, Trung Quốc và phân phối lại cho thị trường trong nước. Do các mặt hàng này là những mặt hàng có giá trị lớn nên đòi hỏi có phải sự tính toán sao cho phù hợp lượng hàng dự trữ hợp lý, tránh dự trữ nhiều gây tồn kho và tồn đọng về vốn, nhưng tránh dự trữ quá ít gây ra những thiệt hại cho công ty. Vì vậy việc áp dụng một mô hình quản trị hàng tồn kho là một điều rất cần thiết. Nó giúp công ty tăng hiệu quả kinh doanh của mình, tiết kiệm được chi phí. Mặc dù mới thành lập từ năm 2010 nhưng công ty đã, đang và sẽ xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung ứng trong cũng như ngoài nước. Vì vậy việc áp dụng mô hình cung cấp đúng lúc (JIT) là rất phù hợp với điều kiện thực tế của công ty. Khi áp dụng mô hình này công ty có thể giảm được nhều các loại chi phí như: chi phí lưu kho, chi phí bảo quản… Mô hình JIT giúp doanh nghiệp có thể dành ra một khoản ngân quỹ sử dụng cho các lĩnh vực đầu tư mới, tận dụng được diện tích kho bãi để kinh doanh dịch vụ tăng thêm thu nhập.

Bên cạnh những lợi ích của mô hình này thì việc áp dụng mô hình này cũng có một số nhược điểm. Nó làm tăng các loại chi phí như chi phí từ việc giao hàng đối với nhà cung cấp, đôi khi gặp phải những rủi ro do việc nhà cung cấp không kịp thời cung cấp hàng hóa, khi đó công ty sẽ thiếu hụt hàng hóa giao cho khách hàng gây mất uy tín của công ty. Để giảm bớt những rủi ro này công ty cần thiết

lập các kế hoạch và phương án kinh doanh chặt chẽ, linh động trong quyết định đặt mặt hàng nhập khẩu của công ty. Bên cạnh đó công ty vẫn cần dữ trữ một khối lượng sản phẩm nhất định đề phòng rủi ro khi xảy ra.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Quản trị hàng tồn kho của Công ty Cổ Phần Đầu Tư HS Golf Việt Nam (Trang 40 - 44)