Hoàn thiện kế toán chi phí

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thế giới số trần anh1 (Trang 82 - 84)

- Chính sách bảo hành: Nhằm đem lại sự hài lòng cho khách hàng sau khi mua sản phẩm tại Trần Anh, công ty đưa ra chính sách bảo hành đối với tất cả các

3.3.2 Hoàn thiện kế toán chi phí

- Về việc ghi nhận chi phí:

+ Như đã phân tích ở trên, hiện tại tất cả các khoản phát sinh liên quan đến việc giao hàng cho khách theo chính sách giao hàng miễn phí đều được kế toán phản ánh vào TK 811 – Chi phí khác. Do đó để hợp lý và phản ánh đúng bản chất kinh tế của nghiệp vụ thì các chi phí phát sinh từ hoạt động giao hàng cho khách kế toán cần phản ánh vào TK 641 – Chi phí bán hàng. Điều này sẽ giúp cho việc phản ánh đúng bản chất nghiệp vụ kinh tế cũng như xác định kết quả được chi tiết hơn, đồng thời cũng giúp cho công tác quản lý được hiệu quả hơn.

+ Khi trả lương cho cán bộ công nhân viên công ty cần phải tiến hành phân biệt và tách bạch giữa lương của nhân viên bán hàng với lương của nhân viên quản lý. Tuy nhiên việc hạch toán lương và các khoản trích theo lương của các trưởng bộ phận ngành hàng của công ty vào tài khoản chi phí quản lý Doanh nghiệp là không đúng với chế độ. Công ty cần hạch toán vào chi phí bán hàng, như vậy sẽ phù hợp với bản chất nội dung nghiệp vụ kinh tế và đúng với chế độ kế toán hiện hành.

- Về phương pháp kế toán:

+ Về hạch toán chi phí liên quan đến chính sách khuyến mại: Như đã nói ở trên việc hạch toán chi phí quà tặng cho khách hàng khi khách hàng đến thăm quan hoặc mua hàng tại siêu thị vào chi phí bán hàng, điều này không phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Theo thông tư 200/2014 TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì khi phát sinh các chi phí quà tặng cho khách hàng khi khách hàng đến Trần Anh và được nhận quà tặng mà không cần phải mua hàng thì giá trị chi phí quà tặng này được hạch toán vào chi phí bán hàng, kế toán ghi Nợ cho TK – Chi phí bán hàng đồng thời ghi Có cho TK – Hàng hóa. Còn những chi phí quà tặng mà khách hàng được nhận khi khách hàng đến và mua hàng tại hệ thống siêu thị Trần Anh thì công ty cần phải hạch toán giá trị các chi phí quà tặng đó vào giá vốn hàng bán, kế toán ghi Nợ cho TK – Giá vốn hàng bán đồng thời ghi Có cho TK – Hàng hóa. Như vậy sẽ phù hợp với bản chất nội dung nghiệp vụ kinh tế và phù hợp với chế độ kế toán hiện hành.

+Về kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi: Như đã nói ở trên hoạt động tiêu thụ của công ty chủ yếu là thu tiền trực tiếp thông qua hệ thống bán hàng ở các siêu

thị tuy nhiên hoạt động bán buôn với phương thức trả tiền chậm cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ. Bên cạnh đó việc thu tiền hàng gặp khó khăn và tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến việc giảm doanh thu của doanh nghiệp. Vì vậy, công ty nên tính toán khoản nợ có khả năng khó đòi, tính toán lập dự phòng để đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ. Khi lập dự phòng phải thu khó đòi phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, nội dung từng khoản nợ, số tiền phải thu của đơn vị nợ hoặc người nợ trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi. Phải có đầy đủ chứng từ gốc, giấy xác nhận của đơn vị nợ, người nợ về số tiền nợ chưa thanh toán như là các hợp đồng kinh tế, các kế ước về vay nợ, các bản thanh lý về hợp đồng, các giấy cam kết nợ để có căn cứ lập các bảng kê phải thu khó đòi. Mức lập dự phòng đối với nợ phải thu khó đòi phải tuân theo quy định của chế độ tài chính doanh nghiệp. Mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi được trích lập với những khoản nợ đã quá hạn thanh toán hoặc những khoản nợ chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức nợ đã bị phá sản, đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn hoặc đã chết, bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án.

- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm. + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. + 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

Mức lập dự phòng tối đa không vượt quá 20% tổng dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 và được tính theo công thức sau:

Mức dự phòng phải

thu khó đòi = Số nợ phải thu khó đòi ×

% trích lập dự phòng theo quy định

Như vậy căn cứ vào số nợ quá hạn của công ty tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2014 thì số tiền cần trích lập dự phòng là: 100.030.557 x 30% = 30.009.167 đồng.

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC thì khoản dự phòng phải thu khó đòi được hạch toán vào TK 229 – “Dự phòng tổn thất tài sản”.

Bên nợ:

- Hoàn nhập chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hon số dự phòng đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết.

- Bù đắp giá trị khoản đầu tư vào đơn vị khác khi có quyết định dùng số dự phòng đã lập để bù đắp số tổn thất xảy ra.

- Bù đắp phần giá trị đã được lập dự phòng của khoản nợ không thể thu hồi được phải xóa sổ.

Bên có:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thế giới số trần anh1 (Trang 82 - 84)