PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY QUA CÁC TỶ SỐ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH CTY TNHH tân BÌNH PHÚ (Trang 45 - 54)

TỶ SỐ TÀI CHÍNH

3.4.1. Phân tích tỷ số thanh toán

Khả năng thanh toán của công ty được đánh giá trên quy mô và khả năng luân chuyển tài sản ngắn hạn và được thể hiện thông qua các tỷ số thanh toán dưới đây:

Hình 3. 8. Các tỷ số thanh toán giai đoạn 2011-2014

Nguồn: Tính toán của sinh viên

Tỷ số thanh toán ngắn hạn

Nhìn vào bảng trên ta thấy, tỷ số thanh toán ngắn hạn tăng dần qua các năm 2011 đến 2014 và lớn hơn 1 vào năm 2013, tuy vậy con số này vẫn chưa đảm bảo được mức an toàn (lớn hơn 1.5). Năm 2011 và 2012, tỷ số này nhỏ hơn một cho thấy công ty đang

0,00 0,20 0,40 0,60 0,80 1,00 1,20 2011 2013 2014

Tỷ số thanh toán giai đoạn 2011-2014

37 trong tình trạng mất cân bằng về cơ cấu tài chính, rủi ro thanh toán và khả năng không trả đúng nợ đáo hạn cao do trong hai năm này nợ ngắn hạn lớn hơn so với tài sản ngắn hạn, công ty sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn. Tuy nhiên đến năm 2013 và năm 2014, tỷ số thanh toán ngắn hạn của công ty đã lớn hơn 1. Đây là một dấu hiệu tích cực, công ty có khả năng trả được nợ và dần tạo uy tín đối với nhà cung cấp. Điều này chứng tỏ qua việc tài sản ngắn hạn tăng nhanh hơn và lớn hơn so với nợ ngắn hạn.

Tỷ số thanh toán nhanh

Tỷ số thanh toán nhanh của công ty biến động tăng giảm qua các năm, cụ thể năm 2012 tỷ số thanh toán nhanh giảm so với năm 2011 và đến năm 2013 tỷ số này lại tăng lên, đây cũng cho thấy dấu hiệu tốt của công ty. Đến năm 2014, tỷ số này đã giảm nhẹ do lượng hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác cũng như nợ ngắn hạn tăng nhanh so với tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn. Tuy vậy nhìn chung, tỷ số thanh toán nhanh của công ty qua các năm đều nhỏ hơn 1, cho thấy công ty khó có khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn. Đồng thời, tỷ số thanh toán nhanh lại nhỏ hơn so với tỷ số thanh toán ngắn hạn, tài sản ngắn hạn của công ty phụ thuộc nhiều vào lượng hàng tồn kho. Điều này đã được thể hiện trong bảng cân đối kế toán, khi lượng hàng tồn kho chiếm tỷ lệ cao trong tài sản ngắn hạn và trong tổng tài sản. Trong các năm tiếp theo, công ty cần quản lý tốt hơn lượng hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác nhằm đảm bảo được khả năng thanh toán cho công ty.

Tỷ số thanh toán bằng tiền

Tỷ số thanh toán bằng tiền của công ty qua các năm cũng thay đổi tăng giảm qua các năm. Năm 2012, tỷ số thanh toán bằng tiền giảm một cách rõ rệt và sau đó tăng nhanh trở lại vào năm 2013, sau đó giảm nhẹ vào năm 2014. Điều này cho thấy sự biến động mạnh về tiền và các khoản tương đương tiền chứng tỏ công ty trong năm 2012 có bắt đầu sự đầu tư nhiều vào sản xuất kinh doanh. Đến năm 2013, công ty thu được tiền mặt từ doanh thu và các khoản nợ của khách hàng ở các kì trước. Năm 2014, tỷ số này giảm nhẹ nhưng không đáng kể, một phần do công ty có thể chi tiền cho các hoạt động thu mua nguyên vật liệu. Tuy nhiên, tỷ số thanh toán bằng tiền qua các năm đều rất nhỏ, nhỏ hơn 0,5 rất nhiều. Do đó, khả năng thanh toán tiền mặt của công ty là rất chậm, ảnh hưởng đến uy tín của công ty trước các nhà cung cấp và nhà đầu tư. Công ty cần tăng lượng tiền và các khoản tương đương tiền để đảm bảo được khả năng thanh khoản của mình trong các trường hợp bất ngờ xảy ra nhằm đảm bảo được hoạt động và tạo được uy tín cho khách hàng cũng như nhà cung cấp.

3.4.2. Phân tích tỷ số hoạt động

Để xác định được hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tổng tài sản, tài sản cố định và khả năng chiếm dụng vốn của công ty Tân Bình Phú ảnh hưởng đến doanh thu của công ty, tiến hành đi phân tích các tỷ số hoạt động sau:

38

Bảng 3. 3. Các tỷ số hoạt động năm 2011-2014

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014

Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 2,82 1,89 1,51 1,43 Số ngày tồn kho bình quân (ngày) 127,56 190,60 238,93 251,80 Vòng quay khoản phải thu (vòng) 11,51 7,36 9,38 11,64 Số ngày thu tiền bình quân (ngày) 31,27 48,91 38,39 30,92 Vòng quay tài sản cố định (vòng) 5,77 4,31 5,37 7,23

Vòng quay tài sản (vòng) 1,45 1,1 1,05 1,06

Nguồn: Tính toán của sinh viên

Vòng quay tồn kho

Nhìn vào bảng trên ta thấy, vòng quay hàng tồn kho của công ty giảm dần qua các năm 2011 đến 2014 cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho ngày càng giảm do tồn kho bình quân của công ty ngày càng tăng. Công ty đang tăng dự trữ các yếu tố sản xuất nhằm sản xuất sản phẩm, việc tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của công ty giảm sút, tồn đọng sản phẩm còn nhiều trong năm 2012. Giá vốn hàng bán tuy có giảm vào năm 2012 nhưng đã tăng trở lại vào năm 2013 và năm 2014, tuy nhiên tốc độ tăng của giá vốn hàng bán không nhanh bằng tồn kho bình quân, chứng tỏ năng lực quản trị hàng tồn kho của công ty còn chưa tốt. Do đó, công ty cần tổ chức và đưa ra kế hoạch quản lý tốt hơn cho các năm tiếp theo. Ngoài ra, giai đoạn 2011 đến 2014 cũng là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, ngành chế biến gỗ nói chung và công ty nói riêng. Vòng quay hàng tồn kho của công ty được đánh giá là thấp so với ngành và các công ty khác.

Số ngày tồn kho bình quân

Số ngày tồn kho bình quân của công ty tăng dần qua các năm 2011 đến 2014, nguyên nhân là do vòng quay hàng tồn kho của công ty qua các năm cũng giảm tương ứng. Số ngày tồn kho tăng lên cho thấy công ty đang khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa, thành phẩm thể hiện qua doanh thu giảm vào năm 2012, tuy nhiên đến năm 2013 và năm 2014, công ty tăng lượng nguyên vật liệu khiến hàng tồn kho của công ty trong năm này tăng lên.

Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay khoản phải thu của công ty giảm vào năm 2012 và tăng trở lại vào năm 2013 và năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu thuần giảm mạnh vào năm 2012 trong khi phải thu bình quân lại tăng. Vòng quay khoản phải thu của công ty nhìn chung còn thấp, đặc biệt là vào năm 2011 và 2012, công ty chưa thu hồi được nợ, phải kéo dài thời gian bán chịu, việc này có thể làm ảnh hưởng không tốt tới dòng tiền và suy

39 giảm khả năng thanh toán của công ty trong trường hợp khách hàng nợ nhiều trong thời gian dài. Tuy nhiên đến năm 2013 và năm 2014, vòng quay khoản phải thu tăng dần lên do doanh thu thuần tăng lên và phải thu bình quân giảm đi, chứng tỏ công ty đang bắt đầu thu hồi được nợ và ít bị chiếm dụng vốn hơn. Đây là tín hiệu khả quan cho thấy công ty đang trong đà phục hồi trở lại.

Số ngày thu tiền bình quân

Số ngày thu tiền bình quân của công ty trong các năm như sau, năm 2012 tăng so với năm 2011 và năm 2013 và năm 2014 giảm so với năm 2012, nguyên nhân là do sự thay đổi của vòng quay khoản phải thu. Khi nhận xét kỳ thu tiền bình quân của công ty cần so sánh với kỳ thu tiền khách hàng thực tế tại công ty để so sánh. Nếu kỳ thu tiền bình quân lớn hơn so với kỳ thu tiền khách hàng thực tế chứng tỏ việc thu hồi khoản phải thu chậm. Nếu xét thấy kỳ thu tiền bình quân nhỏ hơn so với kỳ thu tiền thực tế chứng tỏ việc thu hồi nợ đạt trước kế hoạch và cũng chứng minh được tình hình tài chính của công ty đang dần phát triển trở lại.

Vòng quay tài sản cố định

Vòng quay tài sản cố định năm 2012 giảm so với năm 2011 và tăng vào năm 2013 và tiếp tục tăng ở năm 2014. Nguyên nhân là do doanh thu thuần giảm vào năm 2012, tăng vào năm 2013 và năm 2014, trong khi tài sản cố định bình quân lại tăng vào năm 2012, giảm dần vào năm 2013 và năm 2014. Năm 2012, công ty tăng mua tài sản cố định như thiết bị máy móc sản xuất; vì là những thiết bị, máy móc mới nên chưa được khấu hao, do vậy giá trị của tài sản cố định tăng lên cũng một phần khiến vòng quay tài sản cố định giảm. Đến năm 2013, công ty có thanh lý một số máy móc đã cũ và lỗi thời và không đầu tư thêm vào tài sản cố định. Sang năm 2014, công ty tuy có tăng đầu tư thêm một số tài sản cố định nhưng không nhiều bằng năm 2012 do vậy tài sản cố định bình quân giảm trong khi doanh thu tăng đã giúp vòng quay tài sản cố định tăng so với năm 2013. Vòng quay tài sản cố định cho thấy 1 đồng tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất của công ty sẽ tạo ra số đồng doanh thu vào các năm 2011, 2012, 2013, 2014 tương ứng lần lượt là 5,77; 4,31; 5,37, 7,23 đồng. Có thể thấy tỷ số này được đánh giá là khá tốt.

Vòng quay tài sản

Vòng quay tài sản của công ty giảm dần từ 2011 đến 2014 do doanh thu thuần giảm vào năm 2012, tăng vào năm 2013 và năm 2014. Tuy nhiên, tài sản bình quân lại tăng dần vào các năm và tốc độ tăng của tài sản bình quân tăng mạnh hơn so với doanh thu thuần, cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản trong sản xuất kinh doanh để tạo ra doanh thu của công ty đang ngày càng thấp. Khả năng sinh lời còn chưa cao, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chưa thực sự đạt hiệu quả.

40

3.4.3. Phân tích tỷ số về cơ cấu tài chính

Hình 3. 9. Các tỷ số về cơ cấu tài chính năm 2011-2014

Nguồn: Tính toán của tác giả

Tỷ số nợ

Tỷ số nợ của công ty từ năm 2011 đến 2014 ngày càng tăng và chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản. Từ năm 2011 đến năm 2014, nợ phải trả và tổng tài sản đều tăng nhưng nợ phải trả tăng mạnh hơn so với tổng tài sản. Với tỷ lệ cao (lớn hơn tỷ lệ nợ bình quân là 60%), công ty sẽ khó vay thêm nợ vì chủ nợ thường thích công ty có tỷ số nợ thấp để chứng tỏ công ty có khả năng trả nợ cao nên khó thu hút các nhà đầu tư vì nhà đầu tư e ngại trường hợp công ty rơi vào tình trạng phá sản và phải thanh lý tài sản.

Tỷ số tự tài trợ

Tỷ số tự tài trợ của công ty giảm dần qua các năm từ 2011 đến 2014, trong đó vốn chủ sở hữu giảm vào năm 2012 và tăng trở lại vào năm 2013 và năm 2014. Tổng tài sản tăng dần qua các năm cho thấy công ty giảm bớt việc sử dụng vốn chủ sở hữu và đồng thời tăng cường sử dụng đòn bẩy tài chính. Với việc làm này, công ty đang tự tạo động lực trả nợ nhằm đưa ra những kế hoạch tốt hơn trong việc phát triển sản xuất kinh doanh.

Tỷ số trang trải lãi vay

Tỷ số trang trải lãi vay của công ty tăng dần qua các năm 2011 đến 2014, nguyên nhân là do lợi nhuận trước thuế tăng dần trong khi lãi vay giảm dần. Tỷ số này tăng lên cho thấy dấu hiệu tích cực của công ty trong việc sử dụng lợi nhuận để đảm bảo chi trả lãi vay nhưng con số này vẫn còn thấp. Công ty cần có những biện pháp sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn để đảm bảo khả năng trang trải lãi vay.

Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính

Việc sử dụng đòn bẩy tài chính giúp công ty giúp công ty tăng hiệu quả sử dụng vốn vay trong đầu tư sản xuất nhằm gia tăng lợi nhuận và giúp công ty giảm được chi phí thuế khi sử dụng nợ vay. Tuy nhiên, sử dụng vốn vay không hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh của công ty có thể biến đòn bẩy tài chính trở thành mối nguy hại và ảnh

0,00% 20,00% 40,00% 60,00% 80,00% 100,00% 120,00% 140,00% 160,00% 2011 2013 2014

Tỷ số cơ cấu tài chính giai đoạn 2011-2014

41 hưởng xấu đến hoạt động của công ty. Chính vì vậy, với công ty có lượng vốn vay nhiều như công ty Tân Bình Phú cần tiến hành phân tích khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty liệu có đem lại hiệu quả thông qua các vấn đề cần quan tâm như sau:

Bảng 3. 4. Các chỉ tiêu liên quan đến đòn bẩy tài chính

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014

ROA 0,26% 0,35% 1,08% 1,38%

Hệ số đòn bẩy tài chính (lần) 5,01 5,03 5,80 6,25

ROE 7 1,28% 1,78% 6,25% 8,65%

Nguồn: Tính toán của tác giả

Nhìn vào bảng trên, ta thấy được tác động của đòn bẩy tài chính lên ROE, việc sử dụng đòn bẩy tài chính càng hiệu quả sẽ giúp tăng ROE, chứng tỏ trong các năm qua, công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hiệu quả. Tuy không tăng cao so với trung bình ngành nhưng xét về tính tích cực, công ty cũng đã biết khai thác tốt đòn bẩy tài chính công ty. ROA và ROE đều tăng trong các năm cho thấy lợi nhuận sau thuế của công ty tạo ra ngày càng tăng so với năm trước đó.

Thêm vào đó, việc sử dụng nợ vay sẽ có tác động đến lợi nhuận của công ty và hiệu quả của sử dụng vốn chủ sở hữu trong việc gia tăng lợi nhuận. Để làm rõ vấn đề này, tiến hành phân tích mối quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT), chi phí lãi vay, suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) thông qua bảng sau:

7ROE = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔

𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑥 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

42

Bảng 3. 5. Mối quan hệ giữa EBIT, chi phí lãi vay và ROE

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014

EBIT 2.242 2.023 2.007 2.131

Chi phí lãi vay 2.160 1.922 1.621 1.458

Lợi nhuận ròng 65 88 386 662

Vốn chủ sở hữu 5.379 5.221 5.598 6.161

ROE 1,28% 1,78% 6,25% 8,65%

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty TNHH Tân Bình Phú

Nhìn vào bảng trên có thể thấy lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) của công ty giảm dần qua các năm từ 2011 đến 2013 và tăng nhẹ trở lại vào năm 2014 do chi phí lãi vay của công ty giảm dần qua các năm và giảm mạnh hơn so với EBIT. Do đó lợi nhuận ròng của công ty tăng dần qua các năm và tăng mạnh nhất vào năm 2014. Tuy nhiên vốn chủ sở hữu năm 2012 giảm so với năm 2011 do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm, một phần khiến ROE tăng hơn so với năm 2011. Năm 2013, vốn chủ sở hữu tăng lên so với năm 2012 chủ yếu do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng cao, kết hợp với sự gia tăng của lợi nhuận ròng và suy giảm của chi phí lãi vay đã khiến ROE trong năm 2013 tăng lên đáng kể so với năm 2012. Đến năm 2014, vốn chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế đều tăng, chi phí lãi vay giảm dần qua các năm, điều này khiến ROE vẫn tiếp tục tăng trong các năm gần đây. Như vậy, có thể thấy EBIT của công ty phụ thuộc nhiều vào chi phí lãi vay, do đó khi chi phí lãi vay giảm sẽ khiến lợi nhuận ròng tăng dẫn đến

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH CTY TNHH tân BÌNH PHÚ (Trang 45 - 54)