CHÍNH
Ngoài việc quản lý tài chính, công ty cũng cần tăng cường có những biện pháp nhằm quản lý rủi ro tài chính trong công ty, giúp công ty có thể hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện các rủi ro mà công ty phải đối mặt được giảm thiểu ở mức thấp nhất. Dưới đây là một số giải pháp nhằm giúp công ty nâng cao được hiệu quả quản lý rủi ro tài chính như sau:
4.3.1. Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tài chính
Rủi ro giá cả thành phẩm
Công ty cần tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu giá cả hợp lý và có chất lượng, mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư thêm nhiều trang thiết bị, máy móc hiện đại trong sản xuất, thay thế dần máy móc cũ, lỗi thời. Nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động và xây dựng thương hiệu. Chính những điều này sẽ giúp công ty có được vị thế vững trên thị trường và được nhiều khách hàng chú ý đến. Ngoài ra, công ty cũng cần kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyển về việc xem xét các khoản thuế, phí và lệ phí cho ngành chế biến gỗ. Từ đó giúp giá cả của sản phẩm công ty làm ra được đảm bảo, tạo được uy tín đối với khách hàng và ít chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi giá cả từ các công ty cùng ngành hay từ thị trường.
Rủi ro lãi suất
Trong quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh công ty cần xem xét đến yếu tố thay đổi lãi suất, cần có các mô hình phân tích định lượng để nhìn nhận được tác động của yếu tố lãi suất đến sự thay đổi chiến lược kinh doanh của công ty. Có thể thấy, công ty cần đào tạo đội ngũ kế toán tài chính trong việc nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tài chính cho công ty.
61 Công ty cần thể hiện rõ năng lực tài chính vững vàng và chiến lược kinh doanh hiệu quả nhằm thu hút sự tin tưởng từ các ngân hàng trong trường hợp công ty có nhu cầu vay nợ, giúp công ty đảm bảo được nguồn vay nợ ổn định từ phía ngân hàng trong điều kiện kinh tế khó khăn cho tất cả các công ty, doanh nghiệp trên thị trường.
Rủi ro tỷ giá
Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, công ty trước hết nên kịp thời nắm bắt và tìm hiểu, phân tích nguyên nhân biến động tỷ giá. Trên cơ sở đó lựa chọn các giải pháp quản lý rủi ro tỷ giá phù hợp, hạn chế đến mức thấp nhất tác động từ biến động tỷ giá, phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng ổn định, bền vững của mình. Một số biện pháp công ty có thể thực hiện như sau:
Lập quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá
Theo cách làm này, khi công ty kiếm được phần lãi từ chênh lệch tỷ giá thực hiện, công ty sẽ trích một phần lãi này đưa vào quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá. Điều này giúp công ty hạn chế được các tổn thất ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh khi tỷ giá biến động theo hướng bất lợi cho công ty. Để thực hiện được cách này cần đảm bảo việc quản lý quỹ để quỹ không sử dụng vào việc khác.
4.3.2. Đa dạng hóa các công cụ phòng ngừa rủi ro
Sử dụng thị trường tiền tệ
Sử dụng thị trường tiền tệ để tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá là cách thức vận dụng kết hợp các giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối với các giao dịch vay và cho cho vay trên thị trường tiền tệ để cố định các khoản phải thu hoặc phải trả sao cho chúng khỏi lệ thuộc vào sự biến động tỷ giá.
Như vậy bằng các giao dịch vay mượn và mua bán trên thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối, doanh nghiệp biết chắc được mình sẽ thu được bao nhiêu VND từ hợp đồng xuất khẩu, do đó, tránh được rủi ro sự biến động của tỷ giá. Tuy nhiên, hiệu quả của công cụ này phụ thuộc nhiều vào khả năng chi trả đúng hạn của khách hàng.
Sử dụng các công cụ phái sinh trên thị trường tiền tệ
Hiện nay ngân hàng nhà nước Việt Nam cho phép áp dụng các công cụ phái sinh trên thị trường tiền tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, các công cụ phái sinh như: giao dịch giao ngay (Spot), hợp đồng kỳ hạn (Forward contract), hợp đồng hoán đổi (Swap contract) và hợp đồng kỳ hạn (Option contract). Là một công ty có nguồn thu chi ngoại tệ nhỏ và chưa có kế hoạch ổn định hiện thời, công ty nên sử dụng giao dịch giao ngay. Nếu trường hợp, công ty có kế hoạch ổn định nhưng có ít kinh nghiệm về biến động tỷ giá, công ty có thể sử dụng hợp đồng kỳ hạn nhằm hạn chế được rủi ro biến động tỷ giá. Với hợp đồng hoán đổi và hợp đồng quyền chọn, công ty cần xem xét kĩ trước khi sử dụng hai loại hợp đồng này.
62