CÔNG TY
3.3.1. Phân tích bảng cân đối kế toán
Khái quát về tình hình tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty Hình 3. 3. Tình hình tổng tài sản và tổng nguồn vốn năm 2011-2014
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH Tân Bình Phú 2011-2014
Nhìn vào hình 3.3, tổng tài sản và tổng nguồn vốn tăng từ năm 2011 đến 2014, trong đó năm 2012 tăng 10,87% so với năm 2011, năm 2013 tăng 23,96% so với năm 2012 và năm 2014 tăng 11,52% so với năm 2013 (xem chi tiết tại phụ lục 4). Nguyên nhân chủ yếu là do việc tăng tài sản ngắn hạn và nợ phải trả qua các năm. Vốn chủ sở hữu giảm nhẹ vào năm 2012, tăng nhẹ vào năm 2013 và tiếp tục tăng vào năm 2014.
Như vậy, từ năm 2011-2014 đều cho thấy việc tăng tổng tài sản và tổng nguồn vốn, đây có thể là một tín hiệu tốt cho công ty trong việc khôi phục và phát triển trở lại sau thời kì khó khăn của ngành chế biến gỗ nói riêng và nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, để làm rõ thêm nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thay đổi của tổng tài sản và tổng nguồn vốn và từng khoản mục trong tổng tài sản và tổng nguồn vốn thông qua việc tiến hành đi phân tích báo cáo tài chính công ty và phân tích tỷ số.
Phân tích biến động tài sản
Phân tích tình hình tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn tăng qua các năm 2011 đến 2014, lần lượt 13,99%; 39,99% và 13,09%. Tài sản ngắn hạn ảnh hưởng đến cơ cấu tổng tài sản của công ty (Xem chi tiết tại phụ lục 4 và 5). Để phân tích các yếu tố tác động đến việc tăng tài sản ngắn hạn qua
25.284 28.031 34.748 38.753 18.542 20.991 29.385 33.232 6.741 7.040 5.364 5.520 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 45.000 2011 2012 2013 2014 Tình hình tổng tài sản năm 2011-2014
Tổng tài sản Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn
25.284 28.031 34.748 38.753 19.905 22.810 29.150 32.591 5.379 5.221 5.598 6.161 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 45.000 2011 2012 2013 2014 Tình hình tổng nguồn vốn năm 2011 -2014
26 các năm, ta sẽ đi xem xét một số khoản mục trong tài sản ngắn hạn, thể hiện qua bảng sau:
Hình 3. 4. Các khoản mục trong tài sản ngắn hạn năm 2011-2014
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH Tân Bình Phú 2011-2014
Tiền và các khoản tương đương tiền: có sự biến động mạnh khi khoản mục này giảm mạnh đến 95,22% đạt 85 triệu đồng và chỉ chiếm 0,3% trong tổng tài sản vào năm 2012 do công ty tăng chi trả nguồn nguyên liệu, vật liệu mua trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài. Đồng thời giá nguyên vật liệu ngày càng tăng cũng khiến công ty phải chi trả nhiều hơn như chi phí lưu kho, bảo quản, chi phí thuê nhân viên. Năm 2013, tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh đến 3111,68% so với năm 2012 đạt 2.739 triệu đồng và chiếm 7,88% trong tổng tài sản, do công ty tăng cả tiền mặt lẫn tiền gửi ngân hàng, trong năm công ty có doanh thu tăng cũng như các chi phí khác cũng được công ty quản lý một cách hiệu quả. Đến năm 2014, khoản mục này tiếp tục tăng nhẹ ở mức 8,31% so với năm 2013 đạt 2.966 triệu đồng và chiếm 7,65% trong tổng tài sản cho thấy công ty làm ăn có hiệu quả và tiếp tục tăng cường cho hoạt động sản xuất kinh doanh và giúp công ty đảm bảo được khả năng thanh khoản của mình.
Các khoản phải thu: Chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng tài sản, chủ yếu là khoản phải thu khách hàng1. Các khoản phải thu giảm dần từ năm 2011 đến 2014, trong đó khoản phải thu năm 2012 giảm 21,31% so với năm 2011 đạt 3.504 triệu đồng. Trong đó giảm mạnh là khoản trả trước cho người bán (giảm 91,58%) và các khoản phải thu khác (giảm 94,89%); khoản phải thu cũng chiếm tỷ lệ nhỏ dần trong tổng tài sản qua các năm. Giai đoạn 2011-2012, tình hình kinh tế trong nước và ngành chế biến gỗ khó khăn buộc công ty tăng thu nợ của khách hàng ở các kỳ trước và hạn chế việc trả trước cho nhà cung cấp nhằm chiếm dụng vốn và chi trả cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Năm 2013, khoản phải thu giảm nhẹ khoảng 0,29% so với năm 2012 đạt 3.494 triệu đồng, do
1Xem chi tiết ở phần phụ lục 4 và 5
1.783 85 2.739 2.966 4.452 3.504 3.494 3.206 11.041 16.379 22.456 26.288 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 2011 2012 2013 2014
Các khoản mục trong tài sản ngắn hạn năm 2011-2014
27 có sự tăng mạnh của trả trước cho người bán (tăng 5012,9%) và các khoản phải thu khác. Như vậy, công ty đã dần tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh, có đủ khả năng chi trả cho nhà cung cấp. Đến năm 2014, các khoản phải thu giảm 8,24% so với năm 2013 đạt 3.206 triệu đồng, trong đó phải thu khách hàng giảm 8,96% nhưng phải trả người bán cũng như các khoản phải thu khác tăng so với năm 2013, công ty đã dần thu hồi lại được các khoản nợ từ khách hàng, đảm bảo được uy tín đối với cả khách hàng và nhà cung cấp và khả năng thanh toán cho công ty.
Hàng tồn kho: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản nằm trong khoảng từ 45% đến 70% qua các năm 2011-20142. Hàng tồn kho đều tăng mạnh qua các năm: năm 2012 hàng tồn kho tăng 48,34% so với năm 2011 đạt 16.379 triệu đồng do công ty tăng lượng nguyên liệu, vật liệu (tăng 50,12%) nhằm tăng sản xuất. Do vậy, chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang và thành phẩm và sản phẩm tồn kho trong kho tăng lên so với năm 20113. Năm 2013, hàng tồn kho tăng lên 37,11% so với năm 2012 đạt 22.456 triệu đồng do lượng nguyên vật liệu tăng 57,01% và công cụ dụng cụ tăng 57,11%. Trong khi, chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang và thành phẩm lại giảm. Như vậy, năm 2013, công ty tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn so với năm 2013 đúng theo như dự đoán của công ty vào năm 2012. Đến năm 2014, hàng tồn kho tiếp tục tăng 17,06% so với năm 2013 đạt 26.288 triệu đồng, chủ yếu là nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất kinh doanh. Hàng hóa, thành phẩm trong kho không cao so với các năm trước, lượng hàng tiêu thụ của công ty tăng hơn so với năm 2013. Đây là tín hiệu tốt cho thấy tình hình kinh tế cũng như ngành chế biến gỗ nói chung và của công ty nói riêng đang từng bước phát triển trở lại.
Phân tích tình hình tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn qua các năm 2011-2014 có sự thay đổi: năm 2012 tăng 4,44% so với năm 2011 đạt 7.040 triệu đồng, năm 2013, tài sản dài hạn giảm đi 23,81% so với năm 2012 đạt 5.364 triệu đồng. Đến năm 2014, tài sản dài hạn đã tăng nhẹ trở lại ở mức 2,92% so với năm 2013. Nguyên nhân của sự thay đổi tài sản dài hạn chủ yếu là do:
Tài sản cố định: Chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản chủ yếu là tài sản cố định hữu hình. Năm 2012, tăng gần 4% so với năm 2011 do công ty đầu tư tài sản cố định hữu hình và tài sản dài hạn khác như nhà cửa, vật kiến trúc, mua sắm máy móc thiết bị, mở thêm kho nhằm cất giữ hàng hóa, thành phẩm; phương tiện vận tải. Tài sản cố định vô hình tuy tăng mạnh nhưng vẫn không đủ để làm tăng nhanh tài sản dài hạn. Năm 2013, tài sản cố định giảm 23,40% so với năm 2012 do công ty thanh lý một số máy móc, thiết bị hư hỏng và lỗi thời, nhà kho cũng được giảm tải đi và thay thế bằng các phân xưởng sản xuất nhằm tăng cường sản xuất kinh doanh. Năm 2014, tài sản dài hạn tăng lên do công ty tăng mua một số trang thiết bị máy móc cho nhà xưởng, đầu tư
2 Xem chi tiết ở phần phụ lục 4 và 5
3Có thể do thành phẩm làm ra không tiêu thụ được hoặc công ty đang trong quá trình tăng quy mô sản xuất kinh doanh và dự đoán tình hình kinh tế sẽ ổn định trở lại do đó bắt đầu lưu trữ nguyên vật liệu, thành phẩm để chuẩn bị cho năm tiếp theo.
28 cho sản xuất kinh doanh, đồng thời tài sản cố định vô hình cũng tăng lên do công ty trang bị thêm phần mềm hiện đại cho việc quản lý. Có thể thấy, công ty đang dần tăng cường đầu tư cả về năng suất lẫn chất lượng quản lý để nhằm tăng cường hoạt động kinh doanh ra ngoài thị trường và giữ vững được vị thế trước các đối thủ cạnh tranh.
Phân tích biến động nguồn vốn
Phân tích tình hình nợ phải trả
Tình hình nợ phải trả giai đoạn 2011-2014 như sau: năm 2012 tăng 14,60% so với năm 2011, tăng 27,79% vào năm 2013 và tiếp tục tăng vào năm 2014 ở mức 11,81% (Xem chi tiết ở phụ lục 4 và 5). Việc tăng nợ phải trả vào năm 2011 đến 2014 chủ yếu phụ thuộc vào sự thay đổi của nợ ngắn hạn và nợ dài hạn được thể hiện qua biểu đồ sau:
Hình 3. 5. Các khoản mục trong nợ phải trả năm 2011-2014
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH Tân Bình Phú 2011-2014
Nợ ngắn hạn4: chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng trong tổng tài sản trong đó chủ yếu là vay nợ ngắn hạn và phải trả người bán. Nợ ngắn hạn tăng dần từ năm 2011 đến năm 2014, trong đó tăng 9,34% vào năm 2012 đạt 21.316 triệu đồng, tăng 29,95% vào năm 2013 đạt 27.700 triệu đồng và tăng 11,89% vào năm 2014 đạt 30.995 triệu đồng. Nợ ngắn hạn tăng cho thấy công ty đang dần thay đổi cơ cấu nguồn vốn, đồng thời vì giai đoạn 2011-2012 vẫn là giai đoạn khó khăn và lãi suất đầu năm 2011 cao nên công ty vẫn còn e ngại trong việc đi vay các khoản nợ dài hạn mà tập trung vào các khoản nợ ngắn hạn nhằm duy trì tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Các khoản mục trong nợ ngắn hạn ảnh hưởng đến nợ ngắn hạn như sau:
Vay và nợ ngắn hạn: giảm 5,82% vào năm 2012 và tăng trở lại vào năm 2013 – tăng 32,68% đạt 16.789 triệu đồng và tiếp tục tăng 12,31% đạt 18.855 triệu đồng vào năm 2014. Năm 2012, công ty giảm vay nợ ngắn hạn ở một số ngân hàng như
4Xem chi tiết ở phần phụ lục 4 và 5
19.905 22.810 29.150 32.591 19.495 21.316 27.700 30.995 409 1.494 1.450 1.957 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 2011 2012 2013 2014 Tình hình nợ phải trả năm 2011-2014 Nợ phải trả Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn
29 Vietcombank, Đông Á và cũng giảm vay đối tượng khác. Khi tình hình kinh tế và ngành được công ty đang dần ổn định và phát triển trong năm 2013 và 2014, công ty lúc này mới tăng lượng vay và nợ ngắn hạn của ngân hàng Đông Á, vay đối tượng khác với đồng nội tệ, ngoài ra công ty còn vay ngoại tệ của Vietcombank nhằm chi trả cho nguyên vật liệu nhập khẩu, tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, với lượng vay và nợ ngắn hạn của công ty trong các năm qua đều tăng lên có thể khiến công ty giảm khả năng thanh toán khi chủ nợ yêu cầu thanh toán với số lượng lớn.
Phải trả người bán: Năm 2012 tăng mạnh ở mức 57,65% so với năm 2011 đạt 7.738 triệu đồng, tăng nhẹ ở mức 6,75% đạt 8.260 triệu đồng vào năm 2013 và tăng 9,61% đạt 9.053 triệu đồng vào năm 2014. Có thể thấy, qua các năm, phải trả người bán đều tăng, chứng tỏ công ty đã tăng cường việc chiếm dụng vốn nhằm tập trung cho việc sản xuất kinh doanh và mua nguyên vật liệu, đảm bảo cho việc cung ứng nguồn vốn cho việc sản xuất sản phẩm và hoạt động thương mại.
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước: giảm dần qua các năm, năm 2012 giảm 36,3% so với 2011 đạt 20 triệu đồng, chủ yếu là giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, thuế xuất nhập khẩu lại tăng do trong năm 2012, công ty tăng cường mua nguyên vật liệu từ nước ngoài. Đến năm 2013, thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm mạnh 80,54% so với năm 2012 đạt 4 triệu đồng; năm 2014 giảm 33,09% so với năm 2013 đạt 3 triệu đồng nguyên nhân là do thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất, nhập khẩu đều giảm. Nhà nước có những chính sách ưu đãi đối với công ty của một số ngành sản xuất kinh doanh, trong đó có ngành chế biến gỗ.
Phải trả người lao động: Năm 2012 giảm 29% so với năm 2011 đạt 629 triệu đồng do tình hình hoạt động kinh doanh khó khăn nên công ty phải giảm lượng nhân công lao động và nhân viên quản lý và chi trả các khoản tiền lương còn thiếu. Năm 2013 và năm 2014, tình hình hoạt động của công ty khả quan hơn, công ty tăng cường lực lượng lao động và tận dụng nguồn tiền lương chưa tới hạn trả nhằm tăng sản xuất, kinh doanh do đó khoản phải trả người lao động năm 2013 đã tăng lên 11,46% so với năm 2012 đạt 702 triệu đồng và năm 2014 tăng 13,02% đạt 793 triệu đồng so với năm 2013.
Nợ dài hạn: Năm 2012 tăng 265,09% so với năm 2011 đạt 1.494 triệu đồng chủ yếu là do các khoản vay và nợ dài hạn trong năm tăng lên. Qua năm 2012, công ty đã bắt đầu vay các đối tượng khác, chủ yếu là huy động nguồn vốn từ bạn bè và người thân trong gia đình để mua tài sản cố định phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Năm 2013, nợ dài hạn giảm nhẹ 2,96% so với năm 2012 đạt 1.450 triệu đồng, trong năm công ty tăng vay ngân hàng do lãi suất cho vay lúc này thấp và ổn định nhưng vì giảm việc đi vay từ các đối tượng khác - nguồn vay chủ yếu của công ty, do đó nợ dài hạn giảm đi so với năm 2012. Đến năm 2014, vay và nợ dài hạn tăng 10,12% so với năm 2013 đạt 1.597 triệu đồng, do công ty tăng cường mua sắm các tài sản cố định phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý. Tuy vậy, việc tăng vay nợ dài hạn ngày càng cao có thể khiến công ty rơi vào tình trạng không có khả năng thanh toán nếu tình hình doanh thu của công ty không đủ chi trả cho nguồn vay nợ này.
30
Phân tích tình hình vốn chủ sở hữu
Hình 3. 6. Các khoản mục trong vốn chủ sở hữu năm 2011-2014
ĐVT: Đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH Tân Bình Phú 2011-2014
Vốn đầu tư của chủ sở hữu: chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn nhưng tỷ lệ này giảm dần qua các năm5. Khoản mục này không thay đổi qua các năm 2011-2014 cho thấy chủ sở hữu không rút vốn và vẫn đảm bảo việc sản xuất kinh doanh cho công ty. Tuy nhiên giai đoạn này là giai đoạn khó khăn cho cả nền kinh tế và cho ngành chế biến gỗ nên việc tăng vốn chủ sở hữu vẫn còn đang xem xét do sự e ngại về rủi ro của chủ sở hữu.
Quỹ dự phòng tài chính: Năm 2012 tăng 40,81% so với năm 2011 đạt 65 triệu đồng, năm 2013 tăng 103,6% so với năm 2012 đạt 133 triệu đồng và năm 2014 tăng 92,19% so với năm 2013 đạt 255 triệu đồng. Trong giai đoạn này, công ty tăng cường trích lập quỹ dự phòng tài chính nhằm đảm bảo việc bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: Giảm 57,37% đạt 137 triệu đồng vào năm 2012 do doanh thu giảm so với năm 2011 bao gồm doanh thu từ hoạt động bán hàng và