GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÌNH HÌNH TÀ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH CTY TNHH tân BÌNH PHÚ (Trang 66 - 69)

TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY

Sau khi nghiên cứu và phân tích, đưa ra nhận xét về tình hình của công ty, cho thấy công ty có những điểm mạnh cần phát huy thêm và những hạn chế cần khắc phục. Sau đây, tôi xin đưa ra một số giải pháp giúp cải thiện tình hình tài chính của công ty cho những năm tiếp theo.

4.2.1. Tăng cường khả năng thanh toán

Công ty cần xem xét lại cơ cấu tài chính, lưu ý đến cơ cấu nợ vay trong tổng nguồn vốn bởi hiện công ty đang có tỷ lệ nợ vay cao và dễ gây ra rủi ro. Công ty cần hạ mức vay nợ của mình, đồng thời nên tăng lượng vốn chủ sở hữu để đảm bảo khả năng thanh toán, mức vay nợ an toàn thường ở mức gần bằng với trung bình của ngành (khoảng 50% trong cơ cấu nguồn vốn). Công ty đảm bảo được việc giảm trả nợ gốc và tăng lợi nhuận. Công ty cần tăng tài sản ngắn hạn, trong đó cần tăng tiền và các khoản tương đương tiền như tăng lượng tiền gửi ngân hàng của công ty để vừa thu được lãi tiền gửi, vừa đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản chi trả cho hoạt động sản xuất kinh doanh giúp hạn chế được rủi ro giữ tiền mặt và rủi ro về thanh khoản.

Đối với các khoản phải thu cũng như hàng tồn kho cần đảm bảo tỷ lệ hợp lý trong tổng tài sản. Hàng tồn kho hiện nay của công ty còn khá cao, cần giảm lượng sản phẩm tồn kho. Công ty nên đẩy mạnh hoạt động bán hàng, tăng doanh thu và giảm được lượng sản phẩm tồn kho. Tăng cường hoàn thành các sản phẩm còn đang sản xuất dở dang để vừa tăng tiêu thụ sản phẩm, vừa hạn chế được các chi phí phát sinh trong quá trình bảo quản các sản phẩm còn dở dang. Khoản phải thu, vòng quay khoản phải thu hiện nay của công ty là hợp lý, cần giữ tỷ lệ này ổn định trong các năm tiếp theo. Tuy vậy, công ty cũng có thể tăng vòng quay khoản phải thu bằng các hình thức như thực hiện chiết khấu thanh toán cho khách hàng, khuyến khích khách hàng trả tiền sớm; yêu cầu khách hàng đặt cọc trước khi thực hiện việc giao hàng; phân chia các khách hàng thanh toán nhanh, đúng hẹn và khách hàng thanh toán chậm, hay nợ để có những chính sách bán hàng phù hợp với từng loại khách hàng.

58

4.2.2. Xây dựng cơ cấu tài chính hợp lý

Công ty cần giảm khoản nợ vay ngắn hạn và tăng nợ vay dài hạn và vốn chủ sở hữu bằng một số biện pháp sau:

Đối với vốn chủ sở hữu, công ty cần sử dụng linh hoạt tiết kiệm nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các quỹ trích lập nhưng chưa sử dụng đến như quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi. Sử dụng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trong trường hợp công ty làm ăn có hiệu quả đạt được lợi nhuận sau khi trả được các khoản lãi vay. Công ty có thể sử dụng các khoản phải trả khác chưa đến hạn thanh toán như nợ lương cán bộ công nhân viên, nợ thuế, phải trả các đơn vị nội bộ… Đây là hình thức tài trợ miễn phí vì công ty sử dụng không phải trả lãi cho đến ngày thanh toán. Tuy nhiên, khi sử dụng các khoản này cần lưu ý đến giới hạn cho phép của nó vì công ty chỉ có thể trì hoãn nộp thuế trong một thời gian nhất định, còn nếu chậm trễ trả lương cho công nhân sẽ làm suy giảm tinh thần làm việc của họ. Các khoản nợ tích lũy và nguồn tài trợ tự động, phụ thuộc vào quy mô kinh doanh của công ty tại từng thời điểm, chúng tự phát thay đổi cùng với hoạt động kinh doanh của công ty. Khi công ty thu hẹp sản xuất, các khoản này sẽ giảm theo, ngược lại chúng sẽ tự động tăng lên khi sản xuất mở rộng.

Đối với các khoản vay dài hạn: Nguồn từ các tổ chức tài chính tín dụng như ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc bổ sung vốn kịp thời cho các doanh nghiệp. Thực tế trong qua năm qua công ty đã rất thành công trong việc huy động các khoản nợ ngắn hạn, trong khi đó công ty đang cần những nguồn tài trợ có thời gian dài để đầu tư cho tài sản cố định. Vì vậy công ty nên giảm nợ ngắn hạn, thay bằng nợ dài hạn, mặc dù các khoản vay dài hạn chịu các khoản chi phí lớn hơn nên có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty nhưng xét về mục tiêu lâu dài thì đó là điều cần thiết. Ưu điểm của các khoản vay dài hạn là những giao dịch vay mượn này tương đối linh hoạt, người cho vay có thể thiết lập lịch trả nợ phù hợp với dòng tiền thu nhập của người vay, cũng như bản thân công ty cũng có thời gian để thực hiện kế hoạch trả tiền vay ngắn hạn. Trong thời gian tới để huy động được nguồn tài trợ này nhằm đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn của công ty, biện pháp quan trọng nhất là phải tính toán, lựa chọn, thiết lập các phương án kinh doanh cũng như phương án đầu tư có tính khả thi cao. Đồng thời phải lựa chọn cơ cấu sản phẩm hợp lý để sản xuất sao cho công ty vừa đảm bảo được chi phí sản xuất, lãi vay ngân hàng và vẫn có lãi.

4.2.3. Gia tăng doanh thu

Công ty cần có các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ triển lãm, hội chợ về đồ gỗ, quảng bá sản phẩm. Tham gia vào các hiệp hội về gỗ để đưa sản phẩm của công ty tiếp xúc gần hơn với khách hàng trong và ngoài nước nhằm tăng doanh thu bán hàng cho công ty. Việc thực hiện tăng doanh thu bằng giảm giá hàng bán cần xem xét kỹ bởi tuy tăng doanh thu nhưng có thể làm khách hàng nghĩ đến chất lượng của công ty kém chất lượng nên để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm. Công ty cần hạn chế

59 việc giảm giá hàng bán, chỉ nên thực hiện trong trường hợp công ty rơi vào tình trạng suy thoái và lợi nhuận thấp có thể âm và không đủ khả năng chi trả cho chủ nợ. Công ty cần lập ra các kế hoạch, chiến lược cụ thể trong việc tìm kiếm khách hàng trong và ngoài nước và giữ chân các khách hàng lâu năm bằng những biện pháp như sau:

- Thành lập cửa hàng trưng bày nội thất trong tỉnh Phú Yên hoặc tỉnh Bình Định nhằm giới thiệu sản phẩm mới do công ty nằm trong khu vực tỉnh Phú Yên và tiếp giáp với tỉnh Bình Định.

- Tham gia hội chợ triển lãm hàng hóa hằng năm của các tỉnh gần khu vực của công ty, hội chợ triển lãm ở các quốc gia mạnh về tiêu thụ đồ gỗ nội thất, ngoại thất như Hoa Kỳ, Trung Quốc, khu vực ASEAN, khu vực Châu Âu

- Thực hiện chiến lược chiết khấu thương mại cho các khách hàng kí kết hợp đồng lớn, chiết khấu thanh toán cho các hợp đồng trả trước hạn.

4.2.4. Quản lý hiệu quả chi phí

Chi phí sản xuất trực tiếp: Công ty cần tìm nguồn nguyên vật liệu có chi phí thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Công ty có thể liên kết với các công ty hoặc địa phương liên quan về trồng rừng tại Việt Nam, có vị trí gần tại công ty để hạn chế các chi phí vận chuyển. Hiện này có các địa phương ở Nam Trung Bộ như Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Trị và Tây Nguyên như Gia Lai, Đắc Lắc,… có thực hiện trồng rừng sản xuất nhằm tăng nguồn thu nhập cho người dân và cho tỉnh. Trong đó có tăng cường trồng cây cao su, vừa cung cấp nguồn gỗ sản xuất, vừa cung cấp mủ cao su cho hoạt động sản xuất khác. Có các công ty như công ty cổ phần gỗ Quảng Trị chuyên về trồng rừng cao su và chế biến gỗ cũng là đối tượng thích hợp để công ty có thể hợp tác. Công ty nên bổ sung thêm trong danh mục nguyên vật liệu gỗ các loại gỗ có chi phí thấp, được tiêu dùng nhiều như gỗ cao su… và sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với từng loại gỗ, vừa tạo được sản phẩm mới, vừa giúp giảm chi phí nguyên vật liệu cho công ty. Ngoài ra, đối với những nguyên vật liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài, cần kết hợp với các công ty cùng ngành, hiệp hội ngành chế biến gỗ để kiến nghị với nhà nước trong việc giảm thuế suất xuất, nhập khẩu, giảm chi phí cho các công ty trong ngành.

Chi phí lãi vay: chi phí lãi vay của công ty khá cao, làm giảm lợi nhuận thuần của công ty, chính vì thế việc giảm nợ vay cũng như tìm nguồn vay với mức lãi suất phù hợp sẽ giúp công ty gia tăng lợi nhuận. Hiện nay, các ngân hàng đang giảm lãi suất cho vay, đây cũng là nguồn vay nợ dài hạn thích hợp. Với việc đi vay các đối tượng khác, cần xem xét kĩ hơn về đối tượng, nếu đối tượng là người thân thì việc vay vốn ngắn hạn sẽ phù hợp; nếu đối tượng cho vay là các tổ chức tín dụng khác cần đảm bảo việc vay nợ đúng quy trình để giảm thiểu rủi ro khi đi vay.

Các chi phí khác: công ty cần quản lý chi phí khác như chi phí lưu kho, chi phí quản lý kho bãi, chi phí bảo quản nguyên vật liệu, máy móc thiết bị sản xuất… một cách thích hợp. Giám sát chặt chẽ hơn trong việc thu chi, cần có bộ phận quản lý các chi phí,

60 so sánh và phân tích ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài tác động đến chi phí để lập ra kế hoạch quản lý chi phí một cách hiệu quả. Đồng thời nên xem xét kĩ vấn đề thuê máy móc hay mua máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất, đưa ra phương án phù hợp cho việc sản xuất kinh doanh của công ty.

4.2.5. Quản lý khoản phải trả

Công ty nên có những chính sách hợp lý trong việc quản lý khoản phải trả, nợ phải trả. Đối với các khoản phải trả nhà cung cấp, công ty có thể thực hiện tăng chiếm dụng vốn của nhà cung cấp nhưng vẫn phải đảm bảo trả tiền đúng hạn như yêu cầu của nhà cung cấp để đảm bảo uy tín cho công ty. Ngoài ra, xem xét kỹ thời gian thanh toán nợ cho nhà cung cấp để nhận được chiết khấu thanh toán. Đối với khoản nợ vay cần trả đúng hạn, đảm bảo thực hiện đầy đủ và chính xác trên hợp đồng để không gây tổn thất cho hai bên và giữ chữ tín trước người cho vay.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH CTY TNHH tân BÌNH PHÚ (Trang 66 - 69)